7 19 22

Người bệnh gút kiêng ăn gì? 9 thực phẩm này không nên ăn

bệnh gút kiêng ăn gì

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau đớn khi nồng độ axit uric trong máu cao khiến các tinh thể hình thành và tích tụ trong và xung quanh khớp xương. Người bị gút không chỉ chịu những cơn đau đớn mà còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, bài viết dưới đây Ocany sẽ gợi ý đến bạn những loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu bệnh gút kiêng ăn gì nhé!

Bệnh gout là gì?

Nhiều người phải chịu cơn đau đớn về xương khớp nhưng vì không đi khám bác sĩ nên không biết bệnh gút là gì và bệnh gút kiêng ăn gì. Bệnh gút là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở các khớp. Gần một nửa số trường hợp bệnh nhân bị gút xảy ra ở ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.

Bệnh gút là tình trạng các khớp xương bị sưng và đau buốt

Bệnh gút là tình trạng các khớp xương bị sưng và đau buốt

Nguyên nhân gây bệnh gút

Trước khi muốn biết bệnh gút kiêng ăn gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh gút. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gút là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Cơ thể tạo ra nhiều axit uric trong quá trình phân hủy purin. Đây là những hợp chất hóa học có nhiều trong thịt, gia cầm và hải sản.

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu qua thận. Nếu cơ thể của một người tạo ra quá nhiều axit uric hoặc không bài tiết đủ thì chất này có thể tích tụ và hình thành các tinh thể hình kim. Chúng gây ra tình trạng viêm, đau ở khớp và các mô xung quanh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gút.

  • Tuổi tác: Bệnh gút phổ biến hơn ở người lớn tuổi và rất hiếm gặp ở trẻ em.
  • Giới tính: Ở những người dưới 65 tuổi, bệnh gút xảy ra ở nam giới nhiều gấp 4 lần so với nữ giới. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở những người trên 65 tuổi xuống còn ba lần.
  • Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gút có thể làm tăng cơ hội phát triển bệnh của một người.
  • Lối sống không lành mạnh: Uống rượu cản trở việc loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, khi uống rượu bia sẽ có xu hướng ăn những món ăn có chứa nhiều purin nên cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
  • Tiếp xúc nhiều với chì: Nếu có thể thường xuyên tiếp xúc nhiều với chì thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Chúng bao gồm một số thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.
  • Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì, tích tụ nhiều mỡ ở nội tạng có khả năng gián tiếp gây ra bệnh gút.
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn những người trẻ

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn những người trẻ

Ngoài ra, suy thận và các tình trạng khác của thận có thể làm giảm khả năng loại bỏ chất thải của cơ thể, dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao, gây ra bệnh gút. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý sức khỏe và chế độ ăn của mình để phòng tránh bệnh gút. Để biết bệnh gout nên ăn gì, bệnh gút kiêng gì… bạn hãy cùng Ocany theo dõi ở nội dung tiếp theo nhé!

👉 Bị mụn ở cằm là dấu hiệu của bệnh gì? Đừng chủ quan

👉 Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh báo nguy cơ bệnh

👉 Dấu hiệu của bệnh táo bón nặng nguy hiểm không nên bỏ qua

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân gút?

Bệnh gút kiêng ăn gì trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm khi có một số dấu hiệu đau buốt ở các phần khớp. Vậy, chế độ ăn có ảnh hưởng như thế nào đối với những người bị gút?

Sự lắng đọng axit uric hoặc tinh thể muối urat gây viêm nhiễm tại các khớp, gây nên bệnh gút. Sự dư thừa các tinh thể này chủ yếu là do chế độ ăn nhiều purin. Ngoài ra, khi bạn uống nhiều bia, rượu sẽ làm tăng lactate trong máu và làm giảm khả năng đào thải axit uric qua thận, dần dân gây nên bệnh gút.

Thói quen sinh hoạt và cách ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh gút

Thói quen sinh hoạt và cách ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh gút

Điều này cho thấy chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh gút. Do đó, bạn phải thật quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mỗi bữa ăn để từ đó chọn ra những loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Nội dung tiếp theo dưới đây Ocany sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc “bệnh gút kiêng ăn gì?”.

Bệnh gút kiêng ăn gì?

Thực phẩm giàu purin và nhiều đường fructose là thực phẩm mà người bệnh gút nên tránh để kiểm soát nồng độ axit uric. Cụ thể, bạn nên tránh những loại thực phẩm phổ biến sau đây:

Thịt Đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thỏ… chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Cụ thể, thịt đỏ có nhiều đạm, vitamin E, B6, B12, hàm lượng đạm rất cao sẽ dẫn đến tăng axit uric trong máu, gây ra bệnh gút.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nhiều năng lượng từ thịt. Bạn nên duy trì việc sử dụng thịt đỏ với lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100g/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ thật kỹ, chế biến dưới dạng luộc, om hoặc hấp sẽ tốt hơn nướng, chiên.

Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh gút

Thịt bò là một trong những loại thịt đỏ gây ảnh hưởng xấu đến bệnh gút

Nội tạng động vật

Bệnh gút kiêng ăn gì? Nội tạng động vật (gan, cật, tim…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), cholesterol… Tuy đây là những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gút không nên ăn. Vì nội tạng chứa nhiều nhân purin, đây là chất làm tăng axit uric trong máu, khiến bệnh đau nhức nhiều hơn.

👉 Bị ho kiêng ăn gì mau khỏi? 10 thực phẩm nên kiêng khi ho 

👉 Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì giúp mau khỏe?

👉 Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh

Thịt gà tây

Thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như khoáng chất, axit amin, vitamin nhóm B, sắt, phốt pho… Thịt gà cũng chứa nhân purin nên người bệnh gút nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg. Với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và tránh được tình trạng tăng purin trong máu.

Thịt ngỗng

Thịt ngỗng cũng là một trong những loại thịt có chứa nhiều purin nên người bị gút không nên ăn.

Hải sản

Bệnh gút kiêng ăn gì? Hải sản như các loại cá ngừ, cá trích, sò, hàu, ốc… chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng trong đó cũng có chứa nhiều purin. Hải sản cũng có chứa nhiều đạm nên bệnh nhân gút nên hạn chế ăn quá nhiều.

Người bị gút được khuyến cáo không nên ăn nhiều hải sản

Người bị gút được khuyến cáo không nên ăn nhiều hải sản

Rượu, bia, nước ngọt có ga

Hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích, đồ uống có nhiều đường như nước trái cây đóng lon, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc hạn chế bia rượu và nước có gas cũng giúp bạn tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, gan, thận

Thực phẩm nhiều fructose

Các loại thực phẩm có chứa nhiều fructose có thể kể đến là táo, nho, lê, mật ong, siro chứa fructose… Người bị bệnh gút nên kiêng những loại thực phẩm này để tránh tình trạng đau nhức nặng hơn.

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (thịt xông khói, xúc xích, nem chua, lạp xưởng,…) hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout. Bạn nên sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Các loại rau có hàm lượng purin cao

Bị gút kiêng ăn gì? Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin và rau xanh cho cơ thể nhưng cần tránh dùng nhiều rau và các loại đậu có hàm lượng purin cao. Một số loại đậu và rau chứa nhiều nhân purin như đậu lăng, đậu xanh, đậu đen, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu trắng, cải xoăn, su hào….

Su hào là một trong những loại thực phẩm mà người bệnh gút cần hạn chế ăn

Su hào là một trong những loại thực phẩm mà người bệnh gút cần hạn chế ăn

Bệnh gút nên ăn gì?

Ngoài việc biết bệnh gút kiêng ăn gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm bệnh gút nên ăn gì để từ đó xây dựng thực đơn phù hợp. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị bệnh gút nên ăn:

Hoa quả

Những loại trái cây như dâu tây, sơ ri, táo,… đều tốt cho người bệnh gút vì cung cấp nhiều vitamin. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn nhiều anh đào giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nồng độ axit uric trong cơ thể người bệnh. Bởi trong quả anh đào có chứa hàm lượng vitamin C, beta carotene và chất chống oxy hóa rất cao.

👉 Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?

👉 Bụng yếu nên uống gì? Ăn gì và kiêng gì tốt cho hệ tiêu hóa?

👉 Người bị sốt nên ăn gì để nhanh khỏi, hồi phục sức khỏe? 

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C hỗ trợ rất tốt trong việc giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu, kháng viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Bạn nên ăn các loại quả hơi chua như: ổi, dứa và những loại rau giàu vitamin như ớt chuông, súp lơ…

Người bị gút cần bổ sung lượng vitamin C vừa đủ

Người bị gút cần bổ sung lượng vitamin C vừa đủ

Lưu ý, bạn không nên dùng vitamin C liều cao như các loại chanh, bưởi… để tránh gây tăng oxalat niệu, buồn nôn, ợ chua. Nếu dùng thường xuyên các loại quả này trong thời gian dài sẽ tạo sỏi, giảm đào thải acid uric.

Thịt Trắng

Các loại thịt trắng như cá sông, ức gàcó chứa hàm lượng đạm cao và rất ít purin nên rất phù hợp với người bị gút. Các loại thịt như cá lóc, cá diêu ​​hồng, cá rô, ức gà có tác dụng chống kết tủa axit uric. Để đảm bảo dinh dưỡng, bạn nên sử dụng hàm lượng thịt trắng 110 – 170g/ngày.

Dầu oliu, dầu thực vật

Dầu ôliu và các loại dầu thực vật chứa nhiều chất béo tốt, giúp chống viêm khớp, giảm sưng đau, giảm axit uric. Bạn có thể sử dụng cho một số món ăn như salad để hấp thu tối đa dưỡng chất, tránh chế biến ở nhiệt độ cao.

👉 Bị tiêu chảy nên ăn gì? 11 thực phẩm giúp mau lấy lại sức 

👉 Táo bón nên ăn gì? 26 thực phẩm giúp trị táo bón cực hay

👉 Trào ngược dạ dày nên ăn gì giúp giảm đau, mau khỏi bệnh 

Trứng

Trứng chứa rất ít purin mà lại cung cấp nhiều canxi cho xương nên người bệnh có thể dùng thay thế trong các bữa ăn mà vẫn đảm bảo hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết.

Trứng là loại thực phẩm mà người bị gút nên ăn

Trứng là loại thực phẩm mà người bị gút nên ăn

Sữa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai, bơ, kem tươi, sữa chua, váng sữa,… giúp giảm nồng độ acid uric huyết thanh trong máu. Vì vậy, sữa là một loại thực phẩm nằm trong danh sách gợi ý khi được hỏi bệnh gút nên ăn gì.

Cà phê

Cà phê chứa nhiều hợp chất bao gồm khoáng chất, polyphenol và cafein. Cà phê có thể làm giảm nồng độ axit uric bằng cách tăng tốc độ bài tiết axit uric của cơ thể. Cà phê cũng cạnh tranh với enzyme phân hủy purin trong cơ thể, làm giảm tốc độ tạo ra axit uric. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng cà phê ở lượng phù hợp khoảng 1 ly mỗi ngày, không nên lạm dụng.

👉 Uống cà phê mỗi ngày có tốt không? Lợi ích và tác hại của cà phê

👉 9 tác hại của cà phê gây tàn phá cơ thể có thể bạn chưa biết 

Trà xanh

Bệnh nhân gút cần giảm nồng độ axit uric trong máu thì có thể sử dụng ngay trà xanh. Trà xanh được pha đúng cách và uống với lượng vừa đủ mỗi ngày giúp đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.

Rau củ

Các loại rau rất tốt cho bệnh nhân đang điều trị bệnh gút, nên bổ sung các loại rau trong bữa ăn hàng ngày như súp lơ xanh, cải bó xôi, khoai tây, đậu Hà Lan, cà tím, nấm,…

Ngũ cốc nguyên hạt

Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… chứa nhiều chất xơ có tác dụng ức chế tình trạng các khớp bị sưng tấy do bệnh gút gây ra.

Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe của người bị gút

Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe của người bị gút

Các loại thảo mộc và gia vị

Ngoài thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục, một số loại thảo mộc có thể giúp bạn giảm đáng kể cơn đau và khó chịu do bệnh gút gây ra. Chẳng hạn như gừng, cây móng quỷ, rễ cây ngưu bàng, cây kế sữa… là những loại thảo mộc mà bạn có thể tìm hiểu để sử dụng cho bệnh nhân bị gút.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước không chỉ tốt cho người bệnh gút mà còn có lợi cho mọi người. Bạn hãy nạp đủ cho cơ thể 2 – 2,5l nước khoảng mỗi ngày nhé!

Bổ sung nước ion kiềm

Uống đủ nước để axit uric được đào thải qua thận. Bạn có thể uống khoảng 60% lượng nước lọc (1-1,2 lít mỗi ngày) và 40% còn lại (400-500ml) có thể sử dụng nước điện giải ion kiềm Ocany để giảm lượng tinh thể muối urat kết tủa ở thận, tránh tình trạng bệnh thận tiến triển thành bệnh gút.

Nước ion kiềm Ocany hỗ trợ tốt cho thận, làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút

Nước ion kiềm Ocany hỗ trợ tốt cho thận, làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút

👉 Nước ion kiềm là gì? 11 lợi ích cực tốt đã được chứng nhận

👉 #1 Nước ion kiềm đóng chai có tốt cho sức khỏe không? 

👉 Nước ion kiềm mua ở đâu chính hãng, giá tốt? 

Kết luận

Như vậy, với nội dung bài viết trên Ocany đã cùng bạn tìm hiểu bệnh gút kiêng ăn gì và nên ăn gì. Thông qua những chia sẻ trên, Ocany hy vọng bạn đã chọn ra được một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút để xây dựng thực đơn cho bữa ăn. Ocany chúc bạn và người thân đang gặp phải tình trạng bệnh gút sẽ sớm cải thiện tình trạng sức khỏe của mình và nhanh chóng khỏe mạnh nhé!

Rate this post
Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.