Thận nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng đặc biệt của thận

thận nằm ở đâu

Thận là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng nhưng không phải ai cũng biết chính xác vị trí của chúng trong cơ thể. Để biết chính xác thận nằm ở đâu và vai trò của thận quan trọng như thế nào đối với cơ thể, bạn hãy cùng Ocany theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Thận nằm ở đâu?

Thận là cơ quan có tính chắc và đặc, nằm hai bên cột sống sau màng bụng, mỗi bên một quả, có hình dáng giống hạt đậu. Ở mép ngoài của thận thì phình ra, ở giữa là lõm. Đó là nơi các dây thần kinh, mạch máu và niệu quản của thận đi vào. Cửa thận trái cao bằng eo thứ nhất. Cửa thận phải cao ngang đốt sống thắt lưng thứ 2. Cửa thận cách đường trung đòn sau lưng khoảng 5cm.

Thận được gắn vào thành bụng sau, được bao bọc bởi màng bụng phía trước. Do đó, thận được coi là một cơ quan nằm ngoài màng bụng. Vị trí thận nằm ở đâu của mỗi người sẽ có chút khác nhau. Thông thường thận của nữ sẽ thấp hơn nam, trẻ em sẽ thấp hơn người lớn. Còn đối với trẻ sơ sinh thì đầu dưới của thận đôi khi lại nằm ngang với đỉnh hông.

Thận là bộ phận quan trọng nằm trong khoang bụng của cơ thể

Thận là bộ phận quan trọng nằm trong khoang bụng của cơ thể

Cấu tạo của Thận

Như vậy, qua những chia sẻ trên chúng ta đã biết chính xác được thận nằm ở đâu. Vậy còn cấu tạo thận thì sao?

Thận có chiều dài khoảng 10 – 12,5cm, chiều rộng 5 – 6cm và độ dày rơi vào khoảng 3-4cm. Thận nặng khoảng 150 gram và có 2 bờ: Một lồi, một lõm được bao bọc bởi bao xơ. Hai quả thận xoay với bờ lõm, ở giữa sẽ có một hõm sâu (rốn thận) nơi có mạch máu và các tổ chức liên quan của thận.

Mỗi quả thận của con người được tạo thành từ khoảng 1 triệu đơn vị chức năng thận được gọi là nephron. Chỉ 25% số nephron cần hoạt động bình thường để đảm bảo chức năng của thận. Một nephron dài 35 – 50mm. Theo đó, Nephron được chia thành hai loại:

  • Nephron vỏ: Chiếm khoảng 85% nephron.
  • Nephron cận tủy: Nephron này rất quan trọng trong việc cô đặc nước tiểu nhờ hệ thống nhân nồng độ ngược dòng.
Thận có cấu tạo khá đơn giản và có hình dáng giống hình hạt đậu

Thận có cấu tạo khá đơn giản và có hình dáng giống hình hạt đậu

Chức năng của Thận

Khi đã biết vị trí của thận nằm ở đâu và cấu tạo cơ bản của thận, bạn có thể dễ dàng hình dung chức năng của thận. Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

Chức năng lọc máu và chất thải

Lọc máu và loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể là chức năng chính của thận. Một quả thận khỏe mạnh có thể lọc khoảng nửa cốc nước mỗi phút. Thận lọc các chất thải và chỉ giữ lại các tế bào máu và protein.

Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa

Thận có chức năng lọc máu và loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa

Chức năng nội tiết

Vai trò nội tiết của thận là tiết renin giúp kiểm soát huyết áp, tiết erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu. Đồng thời giữ cho xương chắc khỏe khi tham gia chuyển hóa vitamin D3.

Chức năng bài tiết nước tiểu

Khi máu đi vào động mạch thận đến cầu thận, thành mỏng của cầu thận cho phép các phân tử nhỏ như nitơ, creatinine và axit đi ra ngoài. Sau đó, một lần nữa hệ thống ống dẫn sẽ tái hấp thu nước, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước tiểu cuối cùng đi xuống niệu quản đến bàng quang và được lưu trữ ở đó cho đến khi bạn đi tiểu.

Chức năng điều hòa thể tích máu

Thông qua chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu và điều hòa lượng nước tiểu, thận sẽ điều hòa dịch ngoại bào và thể tích máu. Khi thể tích máu hay nồng độ Na+ thay đổi thì huyết áp và mức lọc cầu thận cũng thay đổi theo.

Các bệnh thường gặp ở thận

Khi đã biết thận nằm ở đâu thì bạn sẽ dễ dàng xác định được vị trí đau nào sẽ là đau thận. Thường thì cơn đau quặn thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, có 4 bệnh dưới đây thường gặp ở thận mà người Việt Nam ta thường mắc phải:

Sỏi thận

Người bị sỏi thận thường đau dữ dội vùng thận (1 hoặc 2 bên) và cơn đau lan xuống đùi, bẹn rất nhanh. Sỏi thận cũng có thể gây bí tiểu, nóng rát và đau khi đi tiểu. Những cơn đau do sỏi thận đặc biệt dữ dội khiến người bệnh mất ăn mất ngủ.

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở thận

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở thận

Suy thận

Suy thận là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng của thận và được chia thành 2 nhóm chính: Suy thận cấp: diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng phục hồi chức năng thận (một phần hoặc hoàn toàn) nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu. Suy thận mãn tính: có tiến triển trong thời gian dài. Các giải pháp điều trị chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh chứ không phục hồi chức năng thận.

👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan 

👉 Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả 

👉 Suy thận mạn là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm cầu thận

Đó là tình trạng viêm nhiễm ở các cầu thận và mạch máu ở thận. Viêm cầu thận có nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm trùng, do thuốc, hoặc do bất thường bẩm sinh và các bệnh tự miễn. Bệnh có biểu hiện phù, thiếu máu, tăng huyết áp, thay đổi thành phần nước tiểu. Bệnh viêm cầu thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, thậm chí gây tử vong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là hiện tượng nhiễm trùng do vi khuẩn ở bất kỳ phần nào của hệ thống tiết niệu. Trong số này, nhiễm trùng bàng quang và niệu đạo là phổ biến nhất. Viêm đường tiết niệu có 2 cấp độ là loại phức tạp và không phức tạp. Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp được xem như viêm bàng quang hay viêm bể thận, thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ có thai với các triệu chứng nhẹ dễ điều trị. Bệnh được coi là phức tạp thì cần phẫu thuật hoặc can thiệp y tế vào niệu đạo, thường có biến chứng ở nam giới, trẻ em và người già.

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không sớm chữa trị sẽ gây nguy hiểm

Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không sớm chữa trị sẽ gây nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về thận

Vậy là chúng ta đã biết thận nằm ở đâu và các bệnh thường gặp ở thận là gì. Tiếp theo, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về thận.

Các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp… làm tổn thương các cầu thận dẫn đến rối loạn bài tiết, rối loạn tế bào máu và albumin khiến quá trình lọc nước tiểu bị giảm sút. Ngoài ra, nhiễm trùng hoặc dị ứng và một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau cũng làm hỏng cầu thận dẫn nước tiểu.

Những bệnh nhân mắc các loại bệnh trên thường được phát hiện và điều trị muộn nên khiến cho bệnh biến chuyển nặng, di căn qua bệnh thận. Một nguyên nhân khác gây suy thận là sỏi, chúng cản trở và tạo áp lực lên hệ bài tiết và thận. Sỏi thận cũng có thể gây nhiễm trùng thận tái phát và là một yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến suy thận.

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về thận

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về thận

👉 Thận yếu: Dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng của thận yếu

👉 Chạy thận là gì? Quy trình chuẩn của chạy thận nhân tạo 

👉 Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thận

Nếu đã biết thận nằm ở đâu thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh thận. Phát hiện sớm bệnh thông qua những dấu hiệu này sẽ giúp bạn có giải pháp điều trị kịp thời và hiệu quả hơn.

Khó tiểu

Bạn sẽ thấy các thay đổi như đi tiểu nhiều lần về đêm, nước tiểu có bọt nhiều, lượng nước tiểu nhiều/ít và nước tiểu có màu nhạt/đậm. Ngoài ra, bạn còn thấy nước tiểu có máu, cảm giác tiểu khó, tiểu buốt…

Phù

Thận bị tổn thương nên không còn khả năng loại bỏ chất thải, chất lỏng. Vì vậy các chất này tích tụ trong cơ thể gây sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, mặt… Tình trạng này thường gặp trong bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn.

Đau lưng

Một số bệnh nhân mắc bệnh thận có thể đau lưng hoặc hai bên sườn. Tình trạng này thường gặp khi bị sỏi thận gây viêm bể thận hoặc bệnh thận đa nang khiến nang nước to ra gây đau.

Đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thận

Đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh thận

Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một loại hormone gọi là erythropoietin, hormone này tạo ra các tế bào hồng cầu trong máu mang oxy đến các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nên việc vận chuyển oxy đến các cơ kém hơn. Lúc này, não và các cơ của bạn nhanh chóng mệt mỏi gây cảm giác uể oải, thiếu sức sống

Ngứa

Khi thận yếu, chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu kém. Các chất cặn bã tích tụ trong máu có thể gây ngứa ngoài da.

Hôi miệng

Khi thận lọc kém, các chất thải trong máu tăng cao dẫn đến tăng urê trong máu, gây ra hơi thở có mùi. Đồng thời, lúc này người bệnh cảm thấy sợ ăn thịt.

Dấu hiệu phổ biến khi bị thận là chứng hôi miệng, miệng có mùi giống kim loại

Dấu hiệu phổ biến khi bị thận là chứng hôi miệng, miệng có mùi giống kim loại

Buồn nôn và ói mửa

Như đã nói trên, sự gia tăng urê trong máu có thể gây buồn nôn và ói mửa. Tình trạng này xảy ra là do người bệnh cảm giác trong miệng có mùi khó chịu.

Thở nông

Tình trạng này là do sưng màng trong cơ thể bao gồm cả phổi và thiếu máu do thiếu tế bào hồng cầu mang oxy, dẫn đến khó thở.

👉 Hội chứng thận hư là gì? Triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả

👉 Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị

👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?

Ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn luôn cảm thấy lạnh người ngay cả khi đang ở trong không gian ấm. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với sốt thông thường. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra thường xuyên thì bạn nên đi khám thận.

Hoa mắt, suy giảm trí nhớ

Thiếu máu khiến bạn chóng mặt vì lúc này não không được cung cấp đủ oxy, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ.

Người bị thận cũng có biểu hiện hoa mắt, ù tai và chóng mặt

Người bị thận cũng có biểu hiện hoa mắt, ù tai và chóng mặt

Những thói quen xấu gây ảnh hưởng thận

Tốt nhất, bên cạnh việc thắc mắc thận nằm ở đâu, mỗi người nên chủ động tìm hiểu và thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để phòng ngừa bệnh thận. Những thói quen xấu dưới đây sẽ khiến cho bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về thận.

Uống ít nước

Uống ít nước chính là nguyên nhân khiến lượng nước tiểu giảm, từ đó các chất cặn bã, độc tố trong nước tiểu sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến các bệnh như thận ứ nước, sỏi thận…

Ăn quá nhiều muối

Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Nồng độ muối và các chất dịch trong cơ thể luôn ổn định. Vì vậy, thói quen ăn nhiều muối sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ cần nhiều nước hơn để duy trì nồng độ dịch trong cơ thể để ổn định.

Ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt không những gây hại cho thận và còn khiến cho bạn dễ tăng cân, béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức bình thường, bạn sẽ dễ bị các bệnh huyết áp, tiểu đường…

Ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm

Một số loại thực phẩm giàu protein như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng cholesterol và chất béo bão hòa trong cơ thể. Từ đó dẫn đến xơ vữa động mạch và có thể gây tác hại cho sức khỏe tim mạch.

Ăn thực phẩm nhiều đạm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Ăn thực phẩm nhiều đạm thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Uống nước, cà phê hoặc ăn mì gói

Nhiều người có thói quen uống nhiều cà phê mong lấy lại sự tỉnh táo để giải quyết công việc. Ngoài ra, mì gói cũng là món ăn mang đến sự tiện lợi nên thường được sử dụng. Tuy nhiên, đó là một sai lầm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Về lâu dần, thói quen xấu này sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng về tim, gan và thận.

Thói quen nhịn tiểu

Thói quen này rất nhiều người gặp phải do bận rộn, ngại hoặc lười… khiến nước tiểu bị giữ lại lâu trong bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm bể thận, viêm đường tiết niệu.

Làm thế nào để giữ cho thận luôn khỏe mạnh?

Như vậy là qua nội dung trên chúng ta đều biết thận nằm ở đâu và các chức năng quan trọng của thận là gì? Vậy bạn đã biết làm sao để giữa cho thận của mình luôn khoẻ mạnh chưa? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng Ocany tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!

Luyện tập thể dục đều đặn

Vận động điều độ không chỉ giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường hệ miễn dịch, giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và thận. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa tổn thương thận hiệu quả.

Vận động điều độ không chỉ giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường hệ miễn dịch

Vận động điều độ không chỉ giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường hệ miễn dịch

Kiểm soát lượng đường trong máu

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hoặc có nguy cơ đường huyết cao sẽ dễ bị tổn thương thận. Một khi các tế bào trong cơ thể không thể sử dụng hết lượng đường trong máu, thận buộc phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Điều này xảy ra trong một thời gian dài có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn tự kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể giảm nguy cơ tổn thương thận.

Thường xuyên theo dõi huyết áp

Huyết áp cao sẽ dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như bệnh tiểu đường, bệnh tim hay cholesterol cao gây hại cho thận. Khi huyết áp cao, thành mạch máu dày lên và lòng mạch hẹp lại. Quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn, các chất cặn bã trong cơ thể sẽ bị ứ đọng lại trong máu và lâu ngày sẽ gây hại cho thận.

Thường xuyên theo dõi huyết áp để sớm phát hiện bệnh

Thường xuyên theo dõi huyết áp để sớm phát hiện bệnh

Chế độ ăn uống khoa học

Ăn thực phẩm lành mạnh như trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết qua nước tiểu. Một số thực phẩm tốt cho thận như táo, lòng trắng trứng, bắp cải, súp lơ, tỏi, nam việt quất, ớt chuông…

👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay

👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt

👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?

Uống đủ nước

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt với những người bị yếu thận thì càng cần đặc biệt lưu ý. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh thận không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước, bởi nếu uống quá nhiều nước sẽ gây áp lực lên thận. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà bạn lại uống ít nước vì khi uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận. Bởi thận sẽ không đủ nước để co bóp để đẩy chất thải và chất độc ra ngoài. Vì vậy, chỉ cần uống một lượng nước vừa đủ (khoảng 2 đến 2,5 lít) mỗi ngày.

Uống nước ion kiềm

Nước ion kiềm có khả năng giúp trung hòa axit trong cơ thể. Khi mức độ axit trong cơ thể tăng lên sẽ gây áp lực lớn lên thận và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận. Vì vậy, uống nước ion kiềm sẽ giúp trung hòa môi trường axit này, nhờ đó làm giảm căng thẳng cho thận. Nếu bạn đang tìm kiếm một thương hiệu uy tín trên thị trường sản xuất nước uống ion kiềm thì hãy tham khảo ngay Ocany nhé!

Nước ion kiềm rất tốt cho sức khỏe

Nước ion kiềm rất tốt cho sức khỏe

👉 #1 Nước ion kiềm đóng chai có tốt cho sức khỏe không? 

👉 Nước ion kiềm mua ở đâu chính hãng, giá tốt?

👉 Nước ion kiềm đun sôi có tốt không? Lưu ý khi sử dụng

Không dùng chất kích thích

Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, trong đó có thận. Nếu thường xuyên uống quá nhiều rượu bia, nồng độ cồn trong máu sẽ tăng cao, thận hoạt động hết công suất để cố đào thải hết độc tố. Tình trạng này diễn ra thường xuyên dễ gây nên các bệnh nguy hiểm về thận.

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid bao gồm ibuprofen và naproxen để điều trị nhức đầu hoặc viêm khớp thì có thể gây hại cho thận. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này hàng ngày.

Nên thận trọng khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Nên thận trọng khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Khi đau thận cần làm gì?

Khi biết được thận nằm ở đâu và triệu chứng cụ thể của từng vấn đề về thận, bạn có thể dự đoán chính xác cơn đau thận của mình. Việc đầu tiên và nên làm khi đau thận là đến ngay bệnh viện thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và các vấn đề của thận. Bạn tuyệt đối không tự điều trị tại nhà nếu nghi ngờ bị đau thận. Vì có nhiều vấn đề về thận có thể trở nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Cuộc sống ngày càng bận rộn và sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Việc chủ động chăm sóc sức khỏe không chỉ giúp bạn có vóc dáng đẹp mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh.

Với những chia sẻ ở bài viết trên, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu thận nằm ở đâu và cách để phòng ngừa bệnh thận hiệu quả. Ocany chúc bạn và gia đình luôn có sức khoẻ tốt nhé!

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.