Sỏi thận là bệnh lý thường gặp của đường tiết niệu. Đây là loại bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần cũng như sức khỏe của người bệnh. Vậy, dấu hiệu sỏi thận là gì? Làm sao để điều trị bệnh sỏi thận? Để biết những thông tin trên, cùng Ocany tìm hiểu nguyên nhân và cách trị sỏi thận ở bài viết dưới đây.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu bị lắng đọng ở thận, bàng quang, niệu quản… thành các tinh thể rắn, phổ biến nhất là tinh thể canxi. Bệnh sỏi thận rất nguy hiểm, các kích thước của sỏi có thể lên đến vài cm.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ khoáng chất trong thận tăng lên. Khi một trong hai hoặc cả hai hiện tượng này kéo dài nhiều ngày sẽ dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi thận.
Sỏi thận nhỏ hơn có thể đi ra ngoài thông qua đường tiểu thông thường. Tuy nhiên, sỏi lớn khi di chuyển trong thận, niệu quản, bàng quang… gây cọ xát dẫn đến tổn thương, thậm chí gây tắc đường tiết niệu để lại hậu quả rất khó lường.

Sỏi thận là tình trạng xuất hiện các tinh thể dạng rắn ở thận hoặc các bộ phận liên quan
👉 Chức năng của thận là gì? Làm sao cải thiện chức năng thận?
👉 Suy thận mạn là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
👉 Thận yếu: Dấu hiệu, nguyên nhân và biến chứng của thận yếu
Các loại sỏi thận
Dựa theo thành phần hóa học mà các chuyên gia phân loại sỏi thận thành những loại sau:
Sỏi Calci
Sỏi Calci là loại sỏi thận phổ biến nhất, được tạo bởi Calci Oxalat. Chế độ ăn kiêng hạn chế thực phẩm giàu Oxalat có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi Calci Oxalat. Thực phẩm giàu Oxalat bao gồm: Khoai tây chiên, đậu phộng, củ cải, rau diếp cá, socola.
Sỏi Urat
Loại sỏi thận Urat này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Chúng có thể hình thành trong thận ở những người bị tăng Axit Uric máu (bệnh gút) hoặc những người đang hóa trị.
Loại sỏi Urat này phát triển khi nước tiểu quá chua. Một chế độ ăn giàu purin có thể làm tăng độ axit của nước tiểu. Purine là một chất không màu trong protein động vật, chẳng hạn như cá, động vật có vỏ và thịt đỏ.
Sỏi Struvite
Loại sỏi này được tìm thấy chủ yếu ở những phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát mà không được điều trị. Những viên sỏi này có thể lớn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Điều trị nhiễm trùng tiềm ẩn là cách duy nhất để ngăn chặn sự phát triển của sỏi Struvite.
Cystine
Sỏi Cystine rất hiếm và loại sỏi này thường xuất hiện ở cả nam và nữ có rối loạn di truyền cystin niệu. Đây là loại sỏi hiếm gặp ở Việt Nam và là sỏi không cản quang, có bề mặt trơn láng.

Sỏi thận có 4 dạng khác nhau và mức độ nguy hiểm cũng khác nhau
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi thận. Dưới đây là một số nguyên nhân sỏi thận phổ biến mà bạn nên biết:
Tự ý sử dụng thuốc
Việc tự kê đơn, dùng thuốc bừa bãi không có chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến sỏi thận. Theo thống kê của các chuyên gia tại Anh, việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Một số nhóm kháng sinh có thể kể đến như: Cephalosporin, Penicillin…
Chế độ ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn mặn, nhiều chất béo làm tăng thể tích tuần hoàn, đồng nghĩa với việc lọc qua thận nhiều chất khoáng hơn, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Thói quen uống ít nước
Khi lượng nước được đưa vào cơ thể quá ít sẽ không đủ để thận lọc và đào thải ra ngoài, điều này làm cho nước tiểu bị cô đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại và gây sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài
Mô thận sẽ có thể tái tạo tổn thương khi cơ thể chìm vào giấc ngủ. Do đó, khi bạn bị mất ngủ kéo dài, chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ bị sỏi thận càng cao.

Mất ngủ thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mắc sỏi thận
Nhịn ăn sáng
Dịch mật đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt là vào buổi sáng, cơ thể cần rất nhiều năng lượng sau một đêm dài ngủ say. Tuy nhiên, nhịn ăn sáng khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và ruột dẫn đến sỏi thận.
Đi tiểu ít
Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến chất khoáng không đào thải được ra ngoài mà dẫn đến lắng đọng. Khi lượng canxi tích tụ đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.
👉 Chạy thận là gì? Quy trình chuẩn của chạy thận nhân tạo
👉 Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
👉 Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
Triệu chứng bệnh sỏi thận
Như vậy, ở phần trên chúng ta đã cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây nên sỏi thận. Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp những triệu chứng sỏi thận.
Đau lưng, đau hạ sườn
Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Khi sỏi được hình thành tại đây sẽ gây cọ xát hoặc tắc nghẽn đường tiểu dẫn đến đau nhức vùng lưng, cơn đau có thể lan xuống bụng dưới, hai bên sườn và đùi.
Đau khi đi tiểu
Sỏi thận di chuyển từ niệu quản đến bàng quang hoặc từ bàng quang đến niệu đạo (phần cuối cùng trước khi nước tiểu bị tống ra ngoài). Vì vậy, khi bị sỏi thận thì có thể gây đau khi đi tiểu.

Đau khi tiểu là dấu hiệu rõ nhất báo hiệu nguy cơ cao bạn đã mắc sỏi thận
Máu trong nước tiểu
Sự cọ xát của các viên sỏi khi chúng di chuyển dẫn đến tổn thương. Đây được coi là triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi thận. Tùy theo tổn thương, tiểu máu có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc phải quan sát dưới kính hiển vi.
Tiểu không tự chủ
Khi sỏi nằm trong niệu quản hoặc bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít. Ngoài ra, khi sỏi nằm trong niệu quản và gây tắc nghẽn, nước tiểu không xuống được bàng quang và tích tụ lại ở thận gây ra những cơn đau quặn thận.
Cảm thấy buồn nôn
Sỏi thận có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và khiến bạn buồn nôn, thậm chí nôn mửa. Đây là một trong những dấu hiệu khiến bạn dễ bị nhầm lẫn với các bệnh cảm, sốt thông thường.
Sốt và ớn lạnh
Sỏi thận rất dễ dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi vì, khi sỏi di chuyển sẽ gây tổn thương hoặc sỏi gây tắc nghẽn khiến nước tiểu không tống ra ngoài được. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm cho cơ thể bị ớn lạnh, sốt.

Bệnh sỏi thận cũng có thể gây sốt hoặc ớn lạnh và dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác
Đối tượng dễ mắc sỏi thận
Một trong những yếu tố có khả năng gây sỏi thận cao nhất đó chính là không uống đủ nước, khiến bài tiết ít hơn 1 lít nước tiểu mỗi ngày. Đây là lý do tại sao sỏi thận phổ biến ở trẻ sinh non có vấn đề về thận. Tuy nhiên, sỏi thận cũng rất phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50. Giới tính cũng đóng một vai trò nhất định trong việc có nguy cơ bị sỏi thận. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), nam giới bị sỏi thận nhiều hơn nữ giới.
Ngoài ra, gia đình có tiền sử sỏi thận cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận cho các thành viên khác trong gia đình. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu dưới đây cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi thận hơn.
- Để cơ thể mất nước.
- Thừa cân, béo phì.
- Chế độ ăn nhiều protein, muối hoặc glucose.
- Dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu triamterene, thuốc chống động kinh và thuốc acid dựa trên calci.

Người có thói quen nhịn khát, uống ít nước thường có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận
Sỏi thận có gì nguy hiểm không?
Khi một viên sỏi bị kẹt bên trong đường tiết niệu thì sẽ ảnh hưởng đến đường tiết niệu theo ba giai đoạn:
Giai đoạn chống đối
Giai đoạn này, phần trên đường tiết niệu có sỏi sẽ tăng co bóp để đẩy sỏi ra ngoài. Cả niệu quản và bể thận trên đều chưa bị giãn. Áp lực đài thận tăng đột ngột gây ra cơn đau quặn thận. Lâm sàng ở giai đoạn này, bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau bão thận điển hình.
👉 Hội chứng thận hư là gì? Triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả
👉 Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị
👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Giai đoạn giãn nở
Giai đoạn này là hệ quả của giai đoạn chống đối. Sau khoảng 3 tháng mà sỏi không được đẩy ra ngoài, niệu quản, bể thận và các đài thận phía trên vị trí tắc nghẽn sẽ bị giãn ra. Nhu động niệu quản bị giảm.
Giai đoạn biến chứng
Sỏi không di chuyển trong một thời gian dài vì nó đã bị bám dính vào niêm mạc. Niệu quản bị xơ dày và có thể bị hẹp lại. Ở giai đoạn này, chức năng thận sẽ suy giảm dần. Thận bị úng nước và nếu bị nhiễm trùng sẽ có hiện tượng ứ mủ.

Các giai đoạn sỏi thận nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận mạn
Sự hiện diện của sỏi trong đường tiết niệu là một yếu tố dẫn đến tái nhiễm trùng. Lâu ngày sẽ gây viêm bể thận mãn tính và dẫn đến suy thận mạn.
Chẩn đoán sỏi thận
Để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi thận và đưa ra phương án điều trị hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải thực hiện nhiều xét nghiệm cận lâm sàng. Trong đó, có những phương pháp chẩn đoán như:
Siêu âm
Khi nghi ngờ có sỏi thận, phương pháp chẩn đoán đầu tiên được chỉ định là siêu âm, vì đây là phương pháp khá hiệu quả, đơn giản và ít tốn kém. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện được sỏi, đồng thời có thể tiên lượng mức độ ứ nước của thận, niệu quản và độ dày mỏng của nhu mô thận.
👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?
👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan
👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm bắt buộc trong chẩn đoán sỏi thận. Bởi từ kết quả xét nghiệm này bác sĩ có thể kết luận rất nhiều về tình trạng bệnh, giai đoạn và biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp chẩn đoán sỏi thận được áp dụng phổ biến
Soi cặn lắng
Các tinh thể oxalat, photphat, canxi… Đây là những thành phần tạo nên sỏi thận. Dựa vào phương pháp này, bác sĩ có thể kết luận là loại sỏi đang tồn tại và hình thành trong hệ tiết niệu.
PH nước tiểu
Vi khuẩn sẽ phân hủy Urea thành Ammonia nên khi pH > 6.5 thì có thể kết luận là bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Protein niệu
Nếu nước tiểu có nhiều đạm, bác sĩ sẽ phải chẩn đoán thêm các bệnh lý về cầu thận vì nếu chỉ là nhiễm trùng đường tiết niệu thì lượng đạm trong nước tiểu rất ít.
Tìm tế bào và vi trùng
Xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy nhiều hồng cầu và bạch cầu. Nếu nghi ngờ sỏi thận có biến chứng nhiễm trùng thì khi quay ly tâm, soi và nhuộm Gram có thể thấy vi khuẩn trong nước tiểu.
ASP – X-quang bụng không chuẩn bị
Hầu hết sỏi hệ tiết niệu ở Việt Nam là sỏi cản quang nên X quang rất có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh. Biện pháp này giúp bác sĩ định vị sỏi cản quang, cho biết kích thước, số lượng và hình dạng của sỏi.
UIV – Chụp niệu tĩnh mạch
Chụp UIV thấy hình dạng thận, đài thận, niệu quản và vị trí của sỏi trong đường tiết niệu. Đồng thời, bác sẽ cũng sẽ biết mức độ giãn đài thận, niệu quản. Qua đó xác định được được chức năng bài tiết chất cản quang của thận từng bên.
Chụp X quang niệu quản thận ngược dòng và xuôi dòng
Đây là biện pháp phát hiện sỏi không cản quang, có giá trị trong trường hợp thận câm trên UIV.
Nội soi bàng quang
Phương pháp này ít dùng trong chẩn đoán mà chỉ dùng trong mổ nội soi để lấy sỏi.

Nội soi bàng quang là phương pháp thường dùng để lấy sỏi thận hơn là chẩn đoán bệnh
Điều trị bệnh sỏi thận
Nếu đã biết những nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán sỏi thận, bạn có thắc mắc làm cách nào để điều trị sỏi thận không? Nếu có, bạn hãy cùng Ocany tham khảo tiếp nội dung dưới đây để tìm hiểu cách trị sỏi thận.
Điều trị ngoại khoa
Không phải bệnh nhân hay bác sĩ có thể hoàn toàn quyết định phương pháp điều trị sỏi thận. Dựa vào loại sỏi, vị trí và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định áp dụng phương pháp mổ sỏi thận phù hợp.
Khi sỏi đã rơi vào niệu quản gần bàng quang, có thể sử dụng ống nội soi bán cứng và tia laser để phá vỡ và loại bỏ sỏi. Khi sỏi được nâng lên, phương pháp nội soi ống mềm có thể được sử dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống mềm luồn qua niệu đạo để tiếp cận viên sỏi.
Trong trường hợp sỏi ở trung thận, bác sĩ sẽ dùng máy tán sỏi qua da chọc một lỗ nhỏ trên thận để làm vỡ sỏi. Nếu sỏi chỉ 1cm, bác sĩ có thể tán sỏi ngoài cơ thể, ít xâm lấn, không cần nằm viện, chi phí rẻ hơn.
Điều trị nội khoa
Trong điều trị nội khoa, bác sĩ thường dùng những loại thuốc sau:
- Giảm đau: Các bác sĩ thường sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong những trường hợp này, Diclofenac (ống Voltarene 75mg) tiêm tĩnh mạch. Trong một số trường hợp nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng Morphin.
- Thuốc giãn cơ trơn: Buscopan truyền tĩnh mạch, Drotaverin,…
- Thuốc kháng sinh: Nếu có biểu hiện nhiễm trùng, các loại kháng sinh thường dùng có tác dụng diệt vi khuẩn gram âm như Cephalosporin thế hệ 3, Aminosides, Quinolones. Nếu bệnh nhân bị suy thận, tùy theo mức độ suy thận mà thay đổi liều lượng, tránh dùng Aminoside
Khi điều trị nội khoa cơn đau quặn thận không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để sớm giải quyết trường hợp tắc nghẽn.

Tùy trường hợp bác sĩ sẽ xem xét và đề nghị phẫu thuật lấy sỏi thận
👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt
👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?
Phòng ngừa bệnh sỏi thận
Để phòng ngừa bệnh sỏi thận một cách hiệu quả, bạn nên tham khảo những chỉ dẫn sau đây:
- Nên uống đủ nước trong 1 ngày (2-3 lít nước/ngày).
- Uống nước ion kiềm Ocany là một trong những cách giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả. Ngay cả khi bạn bị sỏi thận, nước ion kiềm vẫn giúp cải thiện bệnh, làm tan dần sỏi thận và tống chúng ra ngoài. Vì nước điện giải ion kiềm có chứa ion canxi. Ion canxi này khi gặp sỏi thận sẽ giúp hòa tan sỏi thận, làm nhỏ chúng và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu.
- Nước chanh là một lựa chọn hữu ích vì nước chanh cũng có thể giúp ngăn ngừa sỏi axit uric cũng như canxi oxalat.
- Sử dụng caffeine phù hợp. Bạn có thể dụng coffee với lượng vừa phải.
- Hạn chế các sản phẩm như soda, dâu tây, trà đá, các loại hạt…vì chúng làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Ăn nhạt, giảm muối.
- Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều cholesterol và chất béo.
Bệnh sỏi thận có diễn tiến thầm lặng, người mắc bệnh sỏi thận có thể không nhận ra cho đến khi đi khám. Vì vậy, nếu bạn thấy bản thân có một số dấu hiệu nghi ngờ mắc sỏi thận thì hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám nhé! Thông qua những chia sẻ trên, Ocany mong rằng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Xin chào!
Mình là một SEO Specialist với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Search Engine Marketing. Công việc của mình là giúp các website nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, trong các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, thời trang, trẻ em, thể thao… Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Đồng thời, mình cũng là người chia sẻ kiến thức tại Ocany. Các thông tin này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về việc chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tự nhiên, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ.