Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

viêm cầu thận

Viêm cầu thận là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh, để từ đó biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh nhé!

Viêm cầu thận là gì?

Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở các mạch máu trong thận và các tiểu cầu thận. Mỗi người bình thường có 2 quả thận, mỗi quả thận nặng khoảng 160 đến 170 gam, có thể thải ra 1 -2 lít nước tiểu mỗi ngày. Khi thận khỏe mạnh sẽ có khả năng lọc 180-200 lít chất thải và máu mỗi ngày.

Cấu tạo của thận được tạo thành từ các mạch máu nhỏ, trong đó có các nút thắt. Thận có các chức năng lọc máu tạo nước tiểu, bài tiết các chất cặn bã, điều hòa điện giải, duy trì huyết áp ổn định và tham gia vào quá trình tạo máu. Nếu thận bị tổn thương sẽ gây ra các triệu chứng như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu máu…

Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị tổn thương

Viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị tổn thươngg

👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan

👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?

👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay

Phân loại viêm cầu thận

Hội chứng viêm thận là một biểu hiện của bệnh viêm cầu thận và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm cầu thận được phân loại như sau:

Viêm cầu thận cấp tính

Viêm cầu thận cấp tính là tình trạng viêm cấp tính của các cầu thận. Viêm cầu thận cấp tính thường xảy ra đột ngột, bất ngờ do nhiễm trùng hoặc do ảnh hưởng của các bệnh khác như lupus, hội chứng goodpasture, viêm đa động mạch nốt,…

Viêm cầu thận cấp tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong khoảng 4 đến 6 tuần. Tuy vậy, người bệnh vẫn cần thăm khám và điều trị sớm để ngăn ngừa khả năng suy thận trong tương lai.

Viêm cầu thận mạn tính

Viêm cầu thận mạn tính là tình trạng các cầu thận bị viêm mạn tính, bệnh tiến triển trong nhiều tháng, nhiều năm dẫn đến teo cả 2 quả thận. Nguyên nhân của bệnh viêm cầu thận mãn tính vẫn chưa được biết rõ.

Theo thống kê của Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, những người có người thân trong gia đình bị viêm cầu thận hoặc mắc các bệnh liên quan đến thận sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm cầu thận mãn tính.

Viêm cầu thận mãn tính phổ biến ở nam thanh niên và những người bị mất thính giác hoặc thị lực. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh nếu kết hợp giữa điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Viêm cầu thận cấp tính và mãn tính là 2 loại phổ biến của viêm cầu thận

Viêm cầu thận cấp tính và mãn tính là 2 loại phổ biến của viêm cầu thận

Bệnh viêm cầu thận có gây nguy hiểm không?

Một trong những băn khoăn chính của người bệnh là “bệnh viêm cầu thận này có nguy hiểm không?”. Nhìn chung, tình trạng sức khỏe đối với những người mắc bệnh này có thể không quá nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị sớm.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề nguy hiểm như cao huyết áp, suy thận cấp, suy thận mạn, hội chứng thận hư và cục máu đông.

Ngoài ra, bệnh kéo dài không được kiểm soát tốt có thể gây tổn thương thận hoàn toàn. Khi các tiểu cầu thận bị viêm và suy thoái, khả năng lọc chất thải của thận sẽ bị mất đi. Điều này khiến chất thải và chất lỏng dư thừa tích tụ nhiều dần.

Lúc này, bệnh nhân cần được lọc máu khẩn cấp. Và trong trường hợp chức năng thận mất đi 85% so với người bình thường, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh thận giai đoạn cuối.

👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt

👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?

👉 19+ loại nước uống thanh lọc cơ thể tự nhiên cực hiệu quả

Triệu chứng bệnh viêm cầu thận

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh lý viêm cầu thận khá đa dạng và không phải bệnh nhân nào cũng có biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết được thông qua một số biểu hiện sau đây:

Phù nề

Phù là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thận, đặc biệt là viêm cầu thận. Người bệnh luôn có cảm giác nặng nề ở mặt, sưng mu bàn chân, sưng mí mắt. Buổi sáng triệu chứng phù thường nặng hơn và giảm dần vào buổi chiều.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hơn. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bị viêm cầu thận mãn tính, phù nề thường rất ít và khó phát hiện.

Phù là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận

Phù là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh thận

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là biểu hiện lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh viêm cầu thận, nhất là ở giai đoạn cấp tính. Một số người bệnh nặng có thể xuất hiện những cơn tăng huyết áp phát sinh đột ngột và kéo dài nhiều ngày. Kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức, hôn mê, chóng mặt.

Ở những bệnh nhân bị viêm cầu thận mãn tính, các triệu chứng tăng huyết áp không phổ biến mà thường xuất hiện khi bệnh tiến triển lên ở mức nặng. Đồng thời, triệu chứng này cũng được coi là dấu hiệu nhận biết khi bệnh chuyển sang giai đoạn suy thận mãn tính nặng. Tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến tổn thương mắt, đột quỵ hoặc suy tim.

👉 Uống gì tốt cho tim mạch? 16 loại thức uống đơn giản tại nhà

👉 Chỉ số đường huyết mức bình thường là bao nhiêu? Cách đo

👉 Uống gì tốt cho mắt? 17 thức uống giúp bổ mắt nên bổ sung

Tiểu ra máu đại thể

Đi tiểu ra máu là tình trạng nước tiểu có màu như nước nấu rau dền, nước rửa thịt. Số lần đi tiểu ra máu thường khoảng 1 – 2 lần/ngày. Bất thường về nước tiểu là triệu chứng thường được áp dụng trong chẩn đoán viêm cầu thận.

Đi tiểu ra máu là một trong những tình trạng phổ biến khi bị viêm cầu thận

Đi tiểu ra máu là một trong những tình trạng phổ biến khi bị viêm cầu thận

Biến đổi nước tiểu

Thiểu niệu có nghĩa là đi tiểu ít, lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày thường gặp trong tuần đầu của bệnh và tình trạng này kéo dài 3-4 ngày, có thể tái phát sau 3-4 tuần. Đây là một trong những triệu chứng để nhận biết bệnh viêm cầu thận.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể xét nghiệm nước tiểu có protein niệu 0,5-2g/ngày. Cần làm xét nghiệm protein niệu 24 giờ để định lượng chính xác lượng protein mất qua nước tiểu. Đây là yếu tố tiên lượng bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị. Protein trong nước tiểu càng cao thì tiên lượng càng xấu.

Hơn nữa, chúng ta có thể hoá sinh máu để đánh giá chức năng thận bằng ure và creatinin: Hai chỉ số này không tăng hoặc tăng không đáng kể. Nếu viêm cầu thận tiến triển nhanh sẽ tái diễn nhiều ure và creatinin tăng cao thường xuyên. Trong trường hợp này, hóa trị cũng làm giảm protein máu và tăng lipid máu.

Một số triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Suy tim;
  • Sốt nhẹ, dai dẳng ở nhiệt độ 37,5 – 38,5 độ C;
  • Thắt lưng thường đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày;
  • Cảm giác đau bụng, buồn nôn, khi đi đại tiện thường xuyên phân lỏng;
  • Thiếu máu.

Với những chia sẻ chi tiết về các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm cầu thận, hy vọng mọi người có thể dễ dàng nhận biết bệnh. Đồng thời, bạn nên chú ý giữ gìn sức khỏe, khi mắc bệnh nên điều trị sớm để tăng khả năng hồi phục.

Suy tim là một trong những triệu chứng của viêm cầu thận không được kiểm soát

Suy tim là một trong những triệu chứng của viêm cầu thận không được kiểm soát

Đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận

Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận. Tuy nhiên, với những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Sau khi nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A do viêm họng cấp, nhiễm trùng da;
  • Tiểu đường;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Viêm cầu thận cấp tái phát nhiều lần chuyển sang viêm cầu thận mạn tính;
  • Sử dụng một số loại thuốc, hóa chất tác động lên cầu thận;
  • Huyết áp cao.

Nguyên nhân gây viêm cầu thận

Nguyên nhân gây ra viêm cầu thận rất đa dạng, ở những trường hợp thuộc loại mạn tính thì nguyên nhân vẫn chưa được xác định.Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nguyên nhân vẫn được xác định qua những điều sau:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bệnh viêm cầu thận. Một số lý do khiến bạn bị nhiễm trùng như:

  • Viêm cầu thận hậu liên cầu;
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn;
  • Nhiễm trùng thận do virus như  viêm gan B hoặc viêm gan C…
  • Bị HIV.

Bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh do hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân lạ. Các bệnh tự miễn dịch có thể gây viêm cầu thận bao gồm:

  • Lupus ban đỏ là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến da, khớp, thận, tim và phổi.
  • Hội chứng Goodpasture làm tổn thương thận. Bệnh tiến triển nhanh chóng và trở nên khó chữa trị.
  • Bệnh thận IgA. Bệnh có các triệu chứng phổ biến là tiểu ra máu.
Các bệnh tự miễn dịch có thể gây viêm cầu thận

Các bệnh tự miễn dịch có thể gây viêm cầu thận

Viêm mạch máu

Viêm mạch máu là tình trạng thay đổi trong thành mạch máu do mạch máu bị tổn thương. Sự thay đổi có thể dày lên, để lại sẹo, suy yếu hoặc thu hẹp lại. Viêm mạch khiến hạn chế lưu lượng máu, từ đó dẫn đến tổn thương cơ quan và mô. Các loại viêm mạch máu có thể gây viêm cầu thận bao gồm:

  • Viêm đa mạch gây tổn thương các mạch máu vừa và nhỏ ở các bộ phận trong cơ thể như thận, khớp và đường tiêu hóa
  • U hạt kèm viêm đa mạch ảnh hưởng đến các mạch máu bên trong phổi, thận và đường hô hấp.

👉 Uống nước gì để giảm mỡ máu? 21 thức uống đơn giản dễ làm

👉 Chỉ số MCH là gì? Ý nghĩa của MCH trong xét nghiệm máu

👉 Độ nhớt của máu là gì? Cách làm giảm độ nhớt của máu

Tình trạng xơ cứng

Xơ cứng do sẹo ở các cầu thận cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm cầu thận. Các bệnh có khả năng gây sẹo cầu thận bao gồm:

  • Cao huyết áp không được kiểm soát
  • Bệnh tiểu đường làm tăng tốc độ máu khi làm quay các nephron (đơn vị thận)
  • Xơ vữa cầu thận đoạn khu trú

Các nguyên nhân khác

Khả năng viêm cầu thận cũng có thể đến từ hội chứng Alport. Nguyên nhân của hội chứng Alport thường có tính chất di truyền, và bệnh viêm cầu thận của những người mắc hội chứng Alport thường là viêm cầu thận mãn tính. Ngoài ra, những người có thị lực và thính giác kém, hay mắc bệnh ung thư cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm cầu thận.

Người có thính lực và thị lực kém thì nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận sẽ cao hơn

Người có thính lực và thị lực kém thì nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận sẽ cao hơn

Tác hại và biến chứng của viêm cầu thận

Qua những thông tin trên thì bạn cũng đã dần biết được bệnh viêm cầu thận nguy hiểm đến mức nào. Dưới đây là một số tác hại và biến chứng của bệnh mà Ocany muốn chia sẻ đến bạn.

Ảnh hưởng của viêm cầu thận

Viêm cầu thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc nước tiểu và chất thải trong cơ thể. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ phải chịu ảnh hưởng sau:

  • Tích tụ chất thải trong máu mà không được lọc;
  • Khả năng điều tiết dinh dưỡng kém;
  • Thiếu hoặc mất hồng cầu;
  • Mất protein trong máu.

Biến chứng

Người bị viêm thận có nguy cơ gặp phải những biến chứng liên quan đến sức khỏe thận. Đây là một lưu ý cần báo động cho những người bị viêm cầu thận. Những biến chứng này khá nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.

Hơn nữa, các biến chứng về thận thường có phác đồ điều trị phức tạp cũng như thời gian điều trị kéo dài. Những biến chứng bao gồm:

  • Suy thận cấp: Gây suy giảm chức năng thận đột ngột và khiến bệnh tiến triển nhanh chóng. Người bị suy thận cần được cấp cứu và điều trị kịp thời bằng máy lọc máu nhân tạo để không bị ảnh hưởng đến tính mạnh.
  • Bệnh thận mãn tính: Khi tình trạng tổn thương, viêm nhiễm ở thận kéo dài mà không được điều trị thì sẽ làm suy giảm chức năng của thận. Tình trạng này dẫn đến bệnh thận mãn tính. Người bệnh sẽ phải lọc máu hoặc ghép thận để bệnh không tiến triển nhanh gây ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Cao huyết áp: Việc các tiểu cầu thận bị tổn thương sẽ ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận, từ đó dẫn đến cao huyết áp.
  • Hội chứng thận hư: Tình trạng thừa protein trong nước tiểu (protein niệu > 3,5g/ngày). Sự bài tiết protein liên tục qua nước tiểu này dẫn đến giảm protein máu < 60 g/l và albumin < 30 g/l. Hội chứng thận hư có thể gây ra cục máu đông hình thành trong các mạch máu của thận.
Viêm cầu thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh

Viêm cầu thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh

Chẩn đoán viêm cầu thận như thế nào?

Viêm cầu thận thường được bác sĩ chẩn đoán thông qua kết quả xét nghiệm của nước tiểu hoặc máu. Hầu hết các triệu chứng không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với các hiện tượng sinh lý thông thường khác. Vì vậy, đa số người bệnh thường phát hiện ra bệnh khi đi khám các bệnh khác.

Xét nghiệm nước tiểu

Người bị viêm cầu thận sẽ có lượng protein trong nước tiểu cao, một số trường hợp còn có tiểu ra máu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy:

  • Độ thanh thải creatinin;
  • Lượng protein trong nước tiểu;
  • Nồng độ nước tiểu;
  • Hồng cầu trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một phương pháp chẩn đoán giúp bác sĩ xem xét mức độ creatinine trong mẫu máu. Kết quả xét nghiệm thể hiện::

  • Mức độ của hồng cầu trong máu;
  • Mức albumin;
  • Mức độ nitrogen urine trong máu;
  • Mức creatinine trong máu.
Kiểm tra máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán bệnh thận

Kiểm tra máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán bệnh thận

Sinh thiết thận

Sinh thiết thận là một thủ thuật mà trong đó bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô thận từ bệnh nhân và kiểm tra để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng dưới kính hiển vi. Đối với sinh thiết thận qua da, bác sĩ sẽ chọc một cây kim dài vào phía sau lưng, nơi có thận, để lấy một mẫu mô. Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết thận đối với những đối tượng có các chỉ số bất thường trong nước tiểu hoặc máu.

Phương pháp điều trị

Viêm cầu thận mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng những người bị viêm cầu thận mãn tính có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Đồng thời, bệnh nhân viêm cầu thận mãn tính cần kết hợp giữa lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Đối với viêm cầu thận cấp tính, hầu hết bệnh nhân có tiên lượng tốt và hồi phục khi chỉ cần điều trị hỗ trợ. Bệnh nhân có thể không cần uống thuốc nhưng cần thay đổi chế độ ăn uống. Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm liên cầu nên được dùng kháng sinh để tiêu diệt liên cầu.

Uống thuốc là một trong những cách giúp điều trị bệnh viêm cầu thận

Uống thuốc là một trong những cách giúp điều trị bệnh viêm cầu thận

👉 Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể

👉 Viêm xung huyết hang vị là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào? 

👉 12 nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày – điều trị như thế nào?

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm cầu thận

Như đã nói, không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm cầu thận. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống và ăn uống khoa học.

Chế độ sinh hoạt

Bạn hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để giảm thiểu khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng. Bạn có thể thực hiện những chế độ sinh hoạt lành mạnh dưới đây để phòng ngừa bệnh viêm cầu thận gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên;
  • Khám sức khỏe định kỳ;
  • Kiểm soát huyết áp;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt;
  • Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp ngăn ngừa viêm cầu thận

Chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp ngăn ngừa viêm cầu thận

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng bạn mắc bệnh viêm cầu thận. Chế độ ăn uống phù hợp cũng có thể giúp bạn cải thiện huyết áp tốt hơn. Theo đó, bạn cần phải:

  • Uống đủ nước;
  • Hạn chế thực phẩm quá mặn;
  • Kiểm soát tốt lượng kali và protein nạp vào cơ thể;
  • Thường xuyên bổ sung thực phẩm tốt cho thận như: Súp lơ, lòng trắng trứng, nho đỏ, tỏi, dầu oliu…

Với những chia sẻ trên, Ocany đã chia sẻ đến bạn nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng tránh bệnh viêm cầu thận. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khoẻ thận của mình một cách tốt nhất.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.