Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị

nang thận là gì

Nang thận là một loại bệnh đang được nhiều y bác sĩ cảnh báo về mức độ nguy hiểm của chúng. Vậy, bệnh nang thận là gì? Làm thế nào để nhận biết nang thận và cách điều trị nang thận ra sao? Ở bài viết dưới đây, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh bệnh nang thận.

Nang thận là gì?

Nang thận là gì luôn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nang thận là những khối bất thường xuất hiện trên bề mặt thận, trên thận có thể có một hoặc nhiều nang. Bên trong các nang này thường chứa nhiều dịch. Nang thận nằm độc lập với đài bể thận và có nhiều hình dạng khác nhau làm thay đổi bề mặt ngoài của thận.

Nguyên nhân của nang thận vẫn chưa rõ, có thể do cấu trúc ống thận bị phá hủy hoặc thiếu máu cung cấp cho thận hoặc túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận.

Nang thận là những khối sưng bất thường xuất hiện ở bề mặt thận

Nang thận là những khối sưng bất thường xuất hiện ở bề mặt thận

👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan

👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?

Phân loại nang thận

Như vậy, với những chia sẻ trên thì bạn cũng đã biết nang thận là gì. Hiện nay, nang thận được chia thành 3 loại:

Nang đơn độc

Loại này chỉ có 1 khối bất thường ở thận, xảy ra ở 1 hoặc 2 bên, thường không gây biến chứng gì và cũng không có triệu chứng. Bệnh này thường xuất hiện ở bệnh nhân trên tuổi 50.

Khi nang nhỏ có kích thước dưới 6cm nếu không gây nên biến chứng thì không cần can thiệp. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện biến chứng thì có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp tình trạng bệnh không tiến triển thì cần có sự can thiệp của ngoại khoa.

Đối với nang có kích thước trên 6cm thì nên tiến hành phẫu thuật vì lúc này chúng sẽ đè ép nhu mô thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.

Nhiều nang

Tương tự như bệnh nang thận đơn độc, nhưng nhiều nang sẽ gây tắc nghẽn nhiều đơn vị thận hơn. Điều trị nhiều nang có thể bao gồm chọc hút nang thận và bơm chất xơ hóa dưới hướng dẫn siêu âm, phẫu thuật nội soi cắt chóp nang hay mổ hở cắt chóp nang. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, ít đau, thời gian nằm viện ngắn, hồi phục nhanh…

Đa nang

Với loại đa nang thì bạn nên theo dõi định kỳ 6 tháng một lần qua siêu âm. Khi bị đa nang sẽ có thể gây ra các triệu chứng đau đớn, nhiễm trùng và bạn cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Với bệnh đa nang cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để có phương án điều trị hợp lý

Với bệnh đa nang cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để có phương án điều trị hợp lý

Nang thận hình thành thế nào?

Bạn cũng đã biết nang thận là gì thông qua kiến thức trên. Cơ thể con người có 2 quả thận hình hạt đậu nằm ở 2 bên. Thận có nhiệm vụ duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể, đồng thời đào thải một số chất độc ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Thận được cấu tạo bởi nhiều đơn vị thận, mỗi đơn vị thận có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào bể thận.

Từ bể thận, nước tiểu theo niệu quản xuống bàng quang và được bài tiết ra ngoài. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó như viêm nhiễm, sỏi thận, xơ hóa… mà một đơn vị thận bị tắc nghẽn, nước tiểu sẽ bị ứ đọng và tạo thành một túi chứa nước gọi là nang thận.

Nang thận là loại lành tính, ít có biểu hiện lâm sàng, thường được phát hiện qua siêu âm, có thể thấy rõ nang rỗng trong, thành nang rõ, mỏng và mềm. Bệnh nang thận thường tiến triển chậm, ít biến chứng. Một số trường hợp u nang lớn, gây đau nhiều hoặc mới xuất hiện biến chứng thì cần can thiệp kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Một số đơn vị thận tắc nghẽn là nguyên nhân chính hình thành nang thận

Một số đơn vị thận tắc nghẽn là nguyên nhân chính hình thành nang thận

👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay

👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt

👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?

Nguyên nhân gây ra nang thận

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây nên bệnh nang thận là gì. Tuy nhiên, có một số giả thuyết chuyên biệt được các nhà nghiên cứu đưa ra:

  • Bẩm sinh: Thận đơn nang bẩm sinh là một trong nhóm dị tật bẩm sinh liên quan đến sự bất thường trong quá trình hình thành thận. Nguyên nhân bẩm sinh có hai trường hợp:
  • Trong quá trình phát triển của thận trong phôi thai, do sự khiếm khuyết của mầm hậu thận (Metanephrogene) với ống trung thận (ống Wolf) mà sinh ra nang thận
  • Trong quá trình phát triển thận của phôi thai, ở giai đoạn 3 hoặc 4 của quá trình phân chia niệu quản, một phần của ống thận có thể tách ra khỏi ống góp, sau đó to ra và trở thành nang thận.
  • Tự mắc phải: Một số báo cáo khoa học cho rằng hệ bài tiết nước tiểu bên trong thận có các ống nhỏ, các cấu trúc này có tác dụng dẫn nước tiểu ra ngoài. Vì vậy, khi có tình trạng viêm nhiễm, tắc ống thận hoặc nhiễm độc có thể gây ra nang thận đơn độc.
  • Viêm nhiễm: Khi ống dẫn bị viêm nhiễm lâu ngày, trên thành ống sẽ xuất hiện các túi nhỏ, sau lớn dần lên tạo thành các nang thận riêng lẻ.
  • Tắc ống thận:Túi thừa đài thận, tắc ống lượn gần, hoặc yếu màng đáy ống thận có thể hình thành nang thận.
  • Bị nhiễm độc: Ống lượn xa bị nhiễm acid cũng có khả năng sinh nang thận.
Có nhiều nguyên nhân gây nên nang thận, trọng đó có cả yếu tố bẩm sinh

Có nhiều nguyên nhân gây nên nang thận, trọng đó có cả yếu tố bẩm sinh

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị nang đơn thận?

Nếu bạn đã biết nang thận là gì và nguy hiểm như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp xem ai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. U nang thận đơn độc phổ biến ở những người cao tuổi. Tỷ lệ hiện mắc khoảng 25% ở người trên 40 tuổi, 50% ở người trên 50 tuổi và tới 90% ở người trên 70 tuổi. Ngoài ra, tỉ lệ nam giới bị bệnh nang thận đơn độc cao gấp đôi so với nữ giới.

Đừng nhầm lẫn thận đa nang với nang thận

Khi đã biết nang thận là gì, bạn nên lưu ý kỹ để tránh nhầm lẫn bệnh này với thận đa nang. Khác với nang thận, bệnh thận đa nang là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư và suy thận. Cũng giống như nang thận, cho đến nay bệnh đa nang thận vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

So với bệnh nang thận, nguyên nhân gây thận đa nang được xác định rõ ràng hơn vì sự hình thành và phát triển của nang thận có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường hoặc cả hai. Để giải thích sự hình thành bệnh thận đa nang, các chuyên gia đã đưa ra 3 cơ chế bệnh lý như sau:

  • Tắc nghẽn lòng ống thận: Thí nghiệm trên động vật, sử dụng chất oxy hóa để gây ra bệnh thận đa nang. Kết quả cho thấy các tế bào ở thành ống góp vùng tủy thận tăng sinh đã tạo thành các polyp nằm dọc theo ống góp. Chính những khối polyp này đã gây ra tình trạng tắc nghẽn trong ống thận, dẫn đến ứ nước và hình thành các túi gọi là nang thận. Trong thành ống thận không tìm thấy micropolyp.
  • Tăng sinh tế bào biểu mô ống thận: Điều này có thể liên quan đến chứng loạn sản tế bào biểu mô. Khi số lượng tế bào biểu mô tăng mạnh ở các ống thận bị giãn, các nang được hình thành.
  • Biến đổi màng nền của ống thận: Ở động vật mắc bệnh thận đa nang, các nhà nghiên cứu thấy các thành phần của màng đáy ống thận bị biến đổi. Tình trạng này được đánh giá là có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Giống như bệnh nang thận, khi có kích thước nhỏ, thận đa nang giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện ở độ tuổi trung niên trở lên, hoặc phát hiện sớm qua siêu âm ổ bụng hoặc khám định kỳ.

Bệnh đa nang thận có những dấu hiệu rõ ràng hơn nên dễ nhận biết hơn bệnh nang thận

Bệnh đa nang thận có những dấu hiệu rõ ràng hơn nên dễ nhận biết hơn bệnh nang thận

Nang thận có nguy hiểm không?

Trong quá trình tìm hiểu nang thận là gì chúng ta cũng đã biết bệnh nang thận nguy hiểm ở mức nào. Sự xuất hiện của u nang thận phần lớn không gây khó chịu hoặc nguy hiểm cho người mắc bệnh. Tuy nhiên, biến chứng thì vẫn có thể xảy ra. Nếu những biến chứng này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Những biến chứng đó có thể là:

  • Nhiễm trùng nang thận nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu.
  • Vỡ nang thận do kích thước nang quá mức hoặc chấn thương.
  • Chèn ép đường tiết niệu của thận do nang lớn chèn ép vào niệu quản, có thể làm suy giảm nhanh chóng chức năng của thận gây suy thận cấp.
  • Thận có chức năng vô cùng quan trọng là điều hòa huyết áp, khi u nang lớn lên, làm tổn thương tế bào thận, huyết áp có thể tăng cao gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Với người mắc thận đa nang, khả năng tiến triển thành bệnh suy thận mạn tính là rất cao. Những tổn thương không được hồi phục sẽ làm thận mất dần các chức năng sinh lý như: Lọc chất độc trong máu, tái tạo máu, thải nước tiểu, điều hòa huyết áp, cân bằng dịch và điện giải trong cơ thể. Khi đi đến giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính, người bệnh cần điều trị thay thế thận bao gồm chạy thận hoặc thay ghép thận.

Nang thận có thể dẫn đến cao huyết áp gây đột quỵ

Nang thận có thể dẫn đến cao huyết áp gây đột quỵ

Triệu chứng và biến chứng của nang thận

Thông thường nang thận không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện tình cờ hoặc qua biến chứng của bệnh. Vậy, biểu hiện hiện lâm sàng của bệnh nang thận là gì?

  • Đau hạ sườn hoặc mạn sườn nếu nang lớn chèn ép các cơ quan khác kèm theo đái máu.
  • Khi nang thận bị nhiễm trùng hoặc chảy máu sẽ gây sốt, đau và ớn lạnh, cơn đau dữ dội.
  • Tăng huyết áp, nguy cơ nhồi máu cơ tim..
  • Bệnh nhân có thận to có thể sờ thấy khi khám lâm sàng

Về biến chứng, bệnh nang thận có thể gây nên:

  • Đau bụng và đau sườn là do nhiễm trùng, chảy máu trong nang hoặc sỏi thận.
  • Tiểu máu đại thể là do vỡ nang vào bể thận, nhưng cũng có thể do sỏi thận hoặc nhiễm trùng.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi bệnh nhân đau hạ sườn, sốt, tăng bạch cầu, có khả năng nhiễm trùng nang thì nên điều trị bằng kháng sinh.
  • Sỏi thận: Theo thống kê, có khoảng 20% ​​bệnh nhân bị biến chứng thành sỏi thận, chủ yếu là sỏi canxi oxalat; Trong trường hợp này, bạn cần uống nhiều nước (2-3L/ngày).
  • Tăng huyết áp: Khoảng 50% bệnh nhân bị cao huyết áp khi đến khám lần đầu. Số còn lại cũng sẽ bị tăng huyết áp trong quá trình mắc bệnh.
  • Chứng phình động mạch não.

Ngoài ra, bệnh còn có các biến chứng khác như: Sa van hai lá, túi thừa đại tràng, dị dạng van động mạch chủ.

Đau bên sườn là một trong những triệu chứng của bệnh nang thận

Đau bên sườn là một trong những triệu chứng của bệnh nang thận

Cách chẩn đoán nang đơn thận?

Dấu hiệu để chẩn đoán nang thận là gì? Nang thận đơn độc không gây triệu chứng lâm sàng nên người bệnh thường không biết mình mắc bệnh. Hầu hết các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị nang thận khi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe bằng hình ảnh (siêu âm, CT scan, MRI) hoặc một số xét nghiệm liên quan đến nước tiểu và máu. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán nang thận.

Siêu âm thận

Siêu âm thận là kỹ thuật thường được các bác sĩ lựa chọn để cảnh báo và theo dõi các bệnh về thận. Hiện nay, thiết bị siêu âm hiện đại trong các bệnh viện đều đã đạt tiêu chuẩn để loại trừ bệnh nang thận như: Khối trống ấm; hình tròn hoặc bầu dục; thành nang nhẵn, bờ đều rõ; cho sóng âm xuyên qua tốt.

Chụp thận thuốc – tĩnh mạch (UIV)

Chụp thận thuốc – tĩnh mạch cũng là kỹ thuật được nhiều bác sĩ lựa chọn để chẩn đoán nang thận. Chụp thận thuốc tĩnh mạch cho thấy bóng của nang thận và hình ảnh chèn vào hệ thống đài bể thận và nang có thông với đài thận hay không. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chẩn đoán được nang thận lớn, đối với nang nhỏ không đủ gây chèn ép đài thận hoặc nang không nằm trong nhu mô thận thì UIV khó phát hiện. UIV được chỉ định cho bệnh nhân có nang thận kích thước từ 4cm trở lên hoặc nghi ngờ nang chèn ép giãn đài bể thận.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner)

CT scanner hệ tiết niệu là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn dùng để đánh giá hệ tiết niệu, cho kết quả hình ảnh chi tiết các mặt cắt trục cơ thể từ thận đến tuyến tiền liệt. Máy chụp CT giúp bác sĩ quan sát chi tiết nhu mô thận, đài thận, đường bài tiết, niệu quản, tuyến tiền liệt, bàng quang.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) là một trong những phương pháp chẩn đoán nang thận

Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) là một trong những phương pháp chẩn đoán nang thận

Phương pháp điều trị nang thận

Với những bệnh nhân bị nang thận thì phương pháp điều trị nang thận là gì? Ở nội dung dưới đây, Ocany sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp cho thắc mắc này.

Khi nào nang thận cần điều trị?

Như đã nói, nếu nang nhỏ và không có triệu chứng thì không cần can thiệp để điều trị. Tuy nhiên, bạn cần khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi diễn biến của u nang để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trường hợp nang thận có kích thước trên 6cm thì nên tiến hành phẫu thuật vì nó gây áp lực lên chủ mô thận, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Đối với những nang nhỏ hơn nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, chảy máu trong nang dẫn đến đau nhiều nhưng điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần thì cũng phải can thiệp ngoại khoa.

👉 Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

👉 Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả

👉 Viêm xung huyết hang vị là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào? 

Có những phương pháp nào để điều trị nang thận

Phương pháp được áp dụng để điều trị nang thận là chọc hút nang thận và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn siêu âm. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao, trên 80% sau 3 tháng điều trị.

Phương pháp tiếp theo cũng thường được áp dụng là mổ hở cắt chóp nang. Nhưng cách điều trị này lại gây đau nhiều, thời gian nằm viện dài, để lại sẹo mổ.

Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phương pháp cũng rất phổ biến để điều trị nang thận. Khi thực hiện cách điều trị này thì thời gian nằm viện ngắn, vết mổ rất nhỏ (0,5-1cm), ít đau, hồi phục nhanh. Hiện nay, phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để điều trị nang thận.

Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phương pháp được áp dụng phổ biến

Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang là phương pháp được áp dụng phổ biến

Một số điều cần lưu ý

Bệnh nang thận được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn nguy cơ gây ra các biến chứng xấu cho sức khỏe. Vì vậy, hãy thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện bệnh sớm. Khi đến cơ sở y tế thăm khám, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, tiền sử bệnh để đưa ra các chỉ định xét nghiệm chức năng thận nhằm chẩn đoán chính xác bệnh. Vậy, những vấn đề cần lưu ý để tránh bệnh nang thận là gì?

  • Tránh lạnh vì đây là yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển.
  • Hạn chế vận động quá sức hoặc chấn thương vùng bụng vì dễ gây nhiễm trùng nang thận và vỡ nang.
  • Bảo vệ tốt chức năng thận.
  • Kiểm soát huyết áp ổn định.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các loại nhiễm trùng khác.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng nước ion kiềm Ocany để vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa giúp trẻ hoá làn da, trung hoà axit dư thừa, chống lão hoá và hỗ trợ thải độc cho cơ thể.
Uống đủ nước là cách hiệu quả để hạn chế bệnh đa nang thận

Uống đủ nước là cách hiệu quả để hạn chế bệnh đa nang thận

Làm thế nào để phòng ngừa nang đơn thận?

Cách phòng ngừa nang thận là gì? Ngoài việc thực hiện những lưu ý trên, cách phòng ngừa bệnh tốt nhất vẫn là bạn phải thường xuyên thăm khám sức khỏe. Theo các bác sĩ, bệnh liên quan đến nang thận không thể phòng ngừa. Tuy nhiên chúng ta có thể đề phòng các biến chứng bệnh tật từ sớm bằng cách giữ vệ sinh cá nhân và thăm khám, tầm soát sức khỏe thường xuyên.

Trạng thái nang đơn thận hiếm khi ảnh hưởng đến chức năng thận. Sau khi xác định chính xác về tình trạng bệnh, đồng thời cân nhắc về những yếu tố khách quan và chủ quan của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.

Bạn nên quan tâm đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh nang thận

Bạn nên quan tâm đến việc thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh nang thận

Qua những hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể hiểu được lợi ích và rủi ro giữa các phương pháp. Để hạn chế những rủi ro, bạn nên chọn những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại để thực hiện thăm khám.

Bài viết trên, Ocany đã giới thiệu đến bạn nang thận là gì, nang thận có nguy hiểm không và những cách điều trị nang thận. Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang đến cho bạn nhiều lợi ích về việc phòng ngừa và điều trị bệnh nang thận. Ocany chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.