Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình lọc máu, điều hòa lượng máu và loại bỏ các chất độc, chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, khi thận yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để biết những dấu hiệu thận yếu và hậu quả của bệnh nghiêm trọng thế nào, bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé!
Thận yếu là gì?
Thận là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, thực hiện các chức năng thải độc, cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp. Vì vậy, thận là bộ phận quan trọng và được mệnh danh là “cửa ngõ sinh mệnh” của mỗi người.
Thận yếu được hiểu là căn bệnh xảy ra khi chức năng của thận bị suy giảm, khả năng bài tiết và lọc các chất thải bị hạn chế dẫn đến các chất độc trong máu không thể được lọc sạch và thoát ra ngoài. Tình trạng này diễn ra âm thầm, khó phát hiện, hầu hết người bệnh chỉ nhận ra khi bước vào giai đoạn cuối. Vậy, đâu là biểu hiện thận yếu? Nội dung tiếp theo dưới đây, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu nhé!

Thận yếu là tình trạng thận giảm chức năng vốn có của thận
Những dấu hiệu của bệnh thận yếu
Dù có những dấu hiệu ban đầu khá mờ nhạt nhưng người bệnh vẫn có thể nhận biết sớm dấu hiệu và triệu chứng thận yếu dựa vào một số biểu hiện sau:
Tiểu đêm nhiều lần
Lọc nước tiểu là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của thận. Vì vậy, khi thận yếu, ảnh hưởng đến việc tiểu tiện là điều khó tránh khỏi. Các bác sĩ cho biết, những người được chẩn đoán thận yếu thường có số lần đi tiểu đêm nhiều hơn bình thường. Khi đi tiểu người bệnh có thể thấy đau rát, khó chịu ở miệng sáo.
👉 Chức năng của thận là gì? Làm sao cải thiện chức năng thận?
👉 Chạy thận là gì? Quy trình chuẩn của chạy thận nhân tạo
👉 Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Suy nhược
Nội tiết tố Erythropoietin được sản xuất bởi thận để tăng số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Khi bạn bị suy thận, việc sản xuất hormone bị giảm. Người bị mắc bệnh thường bị thiếu máu, mệt mỏi dẫn đến suy nhược.
Suy giảm chức năng sinh lý
Chức năng của thận ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các hormone sinh dục nam và nữ. Khi thận yếu, lượng hormone cũng bị thay đổi gây mất cân bằng. Bệnh nhân mắc bệnh thường sẽ không có hứng thú với chuyện chăn gối.
Thường thì dấu hiệu này xuất hiện rõ hơn ở nam giới với các biểu hiện như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… Còn với dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ thì xuất hiện hiện tượng rụng tóc, ù tai, sợ lạnh, tiểu đêm nhiều…

Thận yếu ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh
Thận yếu gây đau lưng
Biểu hiện đau lưng thường bị nhầm lẫn là triệu chứng của các bệnh về xương. Nhưng ít người biết rằng đây cũng là biểu hiện tương đối phổ biến của bệnh thận, trong đó có thận yếu. Người bệnh sẽ thường cảm thấy đau lưng khi cúi người, kể cả khi đứng thẳng. Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn có thể bị đau ở gót chân hoặc bàn chân.
Thận yếu có thể gây rối loạn tiêu hóa
Thông thường, bệnh nhân sẽ bị táo bón. Hiện tượng này gây đầy hơi, khó tiêu, suy giảm chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngay khi có triệu chứng này, bạn cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc bệnh suy thận để có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.
Phù nề
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thận yếu. Chức năng thận bị suy giảm, khí huyết lưu thông không bình thường dẫn đến tích tụ chất độc trong cơ thể, gây phù nề. Phù thường đi kèm với tay và chân lạnh.
Chóng mặt
Do khi bị thận, bạn có cảm giác chán ăn nên không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, suy nghĩ và phản ứng cơ thể của bệnh nhân sẽ chậm hơn so với mức bình thường.
Giảm cảm giác thèm ăn
Các chất cặn bã tồn đọng trong máu mà thận không đào thải được như urê, creatinine và axit có thể gây hôi miệng và thay đổi vị giác. Điều này khiến bạn thường cảm thấy thức ăn có vị như kim loại và không muốn ăn. Hơn nữa, người bệnh còn có cảm giác no sớm ngay cả khi gần như không ăn gì. Lâu dần điều này sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng.
Da khô và ngứa
Mặc dù không phổ biến nhưng da khô và ngứa cũng có thể là dấu hiệu của loại bệnh này. Trong một số trường hợp, bệnh thận đã ở giai đoạn nặng, khi thận không còn đảm bảo chức năng lọc máu khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố làm cho da bị ngứa, khô và có mùi.

Da có mùi, ngứa ngáy và khô là những dấu hiệu bệnh thận yếu
Thận yếu có nguy hiểm không?
Thận yếu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tim mạch, ung thư bàng quang, tiểu đường, cao huyết áp… thậm chí là tử vong. Hơn nữa, thận ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể nên được coi là căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
👉 Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
👉 Hội chứng thận hư là gì? Triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả
👉 Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị
Nguyên nhân gây thận yếu
Tìm hiểu nguyên nhân của thận yếu giúp bạn đánh giá đúng tình trạng bệnh, từ đó có hướng điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân điển hình của tình trạng này là:
Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn so với dân số nói chung. Điều này là do lượng chất béo trong cơ thể quá nhiều gây cản trở lưu lượng máu đến thận. Tình trạng này khiến thận bị thiếu máu, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận.

Người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn
Do các bệnh lý nền
Một số bệnh lý nền có liên quan mật thiết đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, cụ thể:
- Mắc bệnh tiểu đường khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp, cản trở máu đến thận dẫn đến suy giảm chức năng thận, thận yếu.
- Trường hợp bị sỏi thận, sỏi niệu quản sẽ ngăn cản quá trình đào thải chất độc qua nước tiểu, lâu ngày khiến chất độc tích tụ trong thận làm tăng nguy cơ suy thận.
- Viêm bàng quang, tắc nghẽn niệu quản khiến thận bị giữ nước, chịu áp lực lớn làm tổn thương các đài thận, dẫn đến thận yếu, suy thận.
- Ngoài ra, một số bệnh lý như ung thư tuyến tiền liệt… cũng có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu, khiến chức năng thận suy giảm.
Do lạm dụng thuốc
Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại cho thận. Thuốc khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận. Vì vậy, dùng thuốc lâu dài có thể khiến thận phải làm việc quá sức, lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược.

Sử dụng thuốc tây trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại cho thận
Lối sống không khoa học
Một lối sống không khoa học không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung mà còn ảnh hưởng đến chức năng của thận. Uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê…) làm giảm protein trong thận. Thói quen lười uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết hàng ngày khiến thận phải làm việc nhiều, tăng nguy cơ sỏi thận, chất độc tích tụ trong thận dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu còn khiến thận phải chịu áp lực lớn lâu ngày dẫn đến suy thận. Thói quen ăn mặn cũng được cho là nguyên nhân khiến thận yếu, do làm tăng áp lực lên hệ thống lọc máu cũng như làm giảm chức năng của thận.
Cách chẩn đoán bệnh
Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm như sinh thiết thận, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và một số xét nghiệm khác…
Xét nghiệm chức năng thận
Đây là kỹ thuật được chỉ định đo nồng độ creatinine trong máu. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có mắc bệnh thận hay không. Tuy nhiên, mức độ creatinine trong máu cũng phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và trọng lượng cơ thể. Do đó, ngoài xét nghiệm máu, bệnh nhân còn tiến hành xét nghiệm Cystatin C.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh thận
Siêu âm bụng
Siêu âm ổ bụng để giúp bác sĩ có thể đánh giá cấu trúc và kích thước thận. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở để chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.
Sinh thiết thận
Sinh thiết thận là một thủ thuật lấy một mẫu mô thận nhỏ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu tổn thương hoặc bệnh tật của thận. Khi đó bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?
👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay
Làm thế nào để chữa bệnh thận yếu?
Để điều trị bệnh thận yếu, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng ở mỗi người mà đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp chủ quan, tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh không những không khỏi mà còn trở nên phức tạp hơn.
Các bệnh về thận rất nghiêm trọng, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để điều trị bằng những phương pháp dưới đây.

Hiện chưa có phương pháp điều trị bệnh thận dứt điểm
Liệu pháp dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu. Với mỗi thể trạng khác nhau sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chi tiết hơn.
Đối với bệnh thận yếu, người bệnh không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều đạm như trứng, sữa, cá, thịt,… và đặc biệt là đồ ăn mặn. Đối với những bệnh nhân nhẹ vẫn có thể ăn những thức ăn có chứa chất đạm nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt
👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?
Điều trị bằng Tây Y
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng những loại thuốc phù hợp như:
- Thuốc lợi tiểu: Bao gồm Thiazide, Furosemide… có tác dụng đào thải nước, muối và các chất độc ra khỏi cơ thể.
- Thuốc hạ huyết áp: Cân bằng huyết áp cũng là một chức năng của thận. Khi thận yếu, huyết áp có thể tăng cao bất thường, lúc này người bệnh cần áp dụng các loại thuốc điều hòa huyết áp. Có thể kể đến như: Canxi Photpho, Amlodipin, Felodipin, Atenolol…
- Thuốc chống thiếu máu: Darbe epo beta, Alpha… là những loại thuốc bổ sung sắt dùng cho người bị suy thận. Thuốc được dùng khi chức năng thận không đủ để kích thích sản xuất các hormone sinh tủy để sản xuất hồng cầu.
- Thuốc cân bằng axit uric trong máu: Allopurinol, Colchicin… giúp cân bằng axit trong máu, cải thiện chức năng lọc máu của thận.
Lưu ý: Thuốc Tây y có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thận nhưng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về uống hoặc tăng giảm liều lượng vì có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thuốc tây là phương pháp hỗ trợ điều trị thận yếu thường được áp dụng
Điều trị bằng Đông Y
Theo y học cổ truyền, muốn điều trị suy thận cần chú trọng bồi bổ ngũ tạng, thông kinh lạc, phục hồi chức năng của thận. Đông y còn lưu giữ nhiều bài thuốc quý điều trị hiệu quả chứng suy thận, thận yếu như: Phong nhiệt tán loạn, tâm hỏa thăng, âm hỏa thịnh, tán phong thấp nhiệt, không khắc chế…
Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hạn chế tác dụng phụ cho cơ thể nhưng tác dụng chậm và mất nhiều thời gian đun nấu. Vì vậy, phần lớn người bệnh có xu hướng lựa chọn các sản phẩm bổ thận có nguồn gốc từ thảo dược. Điều này nhằm để đảm bảo an toàn, hiệu quả và tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Sử dụng mẹo dân gian
Trong dân gian hay Đông y có một số vị thuốc nam tự nhiên có chức năng hỗ trợ điều trị thận yếu rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý pha chế hay sử dụng mà cần phải có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Rau diếp cá là phương thuốc dân gian để chữa thận
Cách phòng bệnh thận yếu
Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn được bệnh thận yếu nhưng chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận bằng các biện pháp sau:
Uống nhiều nước
Đây là cách đơn giản và phổ biến nhất để bảo vệ thận. Uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ion kiềm có thể giúp thận loại bỏ natri, urê và các chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn mua loại nước ion kiềm nào thì hãy cùng tham khảo nước ion kiềm Ocany nhé.
👉Nước ion kiềm là gì? 11 lợi ích cực tốt đã được chứng nhận
👉 #1 Nước ion kiềm đóng chai có tốt cho sức khỏe không?
👉 Nước ion kiềm mua ở đâu chính hãng, giá tốt?

Nước ion kiềm rất có lợi trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh thận yếu
Nước điện giải ion kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể. Khi mức độ axit tăng lên trong cơ thể, điều này sẽ gây áp lực đặc biệt lên thận, do đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận. Do đó, uống nước kiềm giúp trung hòa môi trường axit này, giảm căng thẳng cho thận.
Bên cạnh đó, uống nước điện giải ion kiềm là một trong những phương pháp giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận ngay từ đầu. Kể cả sau khi tạo sỏi, uống nước điện giải ion kiềm vẫn có tác dụng hỗ trợ làm tan sỏi thận.
Nước ion kiềm giúp kiểm soát được áp suất thẩm thấu của thận, với kích thước phân tử siêu nhỏ khoảng 0.5 nm, nước ion kiềm có khả năng thẩm thấu sâu vào trong cơ thể, len lỏi vào khắp từng các tế bào, chống lại sự tích tụ sỏi thận. Đồng thời, chúng cũng như làm tan các kết cấu sỏi thận đã tích tụ từ trước.
Ăn ít muối
Kiểm soát lượng muối ăn vào cơ thể giúp giảm tải cho thận và ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tăng huyết áp. Điều này có nghĩa là bạn nên giảm muối khi nấu ăn, tránh đồ đóng hộp, thức ăn nhanh.
Duy trì cân nặng lý tưởng
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, áp lực lên thận cũng tăng theo. Vì vậy, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh để giữ cân nặng ở mức ổn định với chỉ số BMI phù hợp.
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường rất phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu phát hiện sớm. Người bệnh nên kiểm tra đường huyết thường xuyên và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Huyết áp ổn định
Huyết áp cao không chỉ gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ, mà còn có thể liên quan đến dấu hiệu suy thận ở cả nam và nữ.

Theo dõi huyết áp thường xuyên
Không hút thuốc
Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tiến triển của bệnh thận, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Lối sống lành mạnh
Bạn hãy tập cân bằng thời gian làm việc và giải trí hợp lý. Ngủ đủ giấc và cố gắng dành thời gian tham gia các hoạt động thể chất. Đây là điều cần thiết để duy trì sức khỏe nói chung cũng như bảo vệ thận.
Khám sức khỏe định kỳ
Thực hiện kiểm tra chức năng thận, xét nghiệm nước tiểu định kỳ để phát hiện và điều chỉnh sớm các bất thường liên quan đến thận. Điều này giúp bạn tầm soát bệnh và đồng thời phát hiện được sớm các bệnh khác ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu thận yếu. Qua đó, Ocany hy vọng bạn có thể lựa chọn phương án bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho mình và gia đình. Ocany chúc bạn có một sức khỏe tốt và tinh thần luôn lạc quan nhé!

Xin chào!
Mình là một SEO Specialist với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Search Engine Marketing. Công việc của mình là giúp các website nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, trong các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, thời trang, trẻ em, thể thao… Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Đồng thời, mình cũng là người chia sẻ kiến thức tại Ocany. Các thông tin này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về việc chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tự nhiên, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ.