Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng bệnh lý khá khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Các chuyên gia đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh này có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất là 30 – 50 tuổi. Vậy vai trò, dấu hiệu và cách điều trị phòng ngừa suy tuyến thượng thận như thế nào? Cùng Ocany theo dõi bài viết này nhé!

Tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết nhỏ hình tam giác, nằm trên đỉnh đầu của cả hai quả thận trong cơ thể chúng ta. Kích thước trung bình của tuyến thượng thận gần bằng quả óc chó. Cấu tạo của mỗi tuyến thượng thận gồm có 2 bộ phận:

  • Vỏ thượng thận (bên ngoài);
  • Tủy thượng thận (bên trong).

Các tế bào trong vùng khác nhau của tuyến thượng thận sẽ đảm nhận trách nhiệm tiết ra các loại hormone khác nhau. Chẳng hạn như, vỏ thượng thận sẽ tạo ra các hormone như cortisol và aldosterone. Trong khi phần tủy thượng thận tạo ra các hormone adrenaline và noradrenaline. Các hormone của tuyến thượng thận có vai trò rất quan trọng, nó giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết, ổn định huyết áp, cân bằng natri và các chất điện giải; phản ứng với sự căng thẳng.

Tuyến thượng thận là một bộ phận hình tam giác, nằm trên đỉnh đầu của quả thận 

Tuyến thượng thận là một bộ phận hình tam giác, nằm trên đỉnh đầu của quả thận

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận (hay suy thượng thận) là tình trạng xảy ra khi tuyến thượng thận sản sinh quá ít cortisol, dẫn đến tình trạng rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Suy tuyến thượng thận thường xảy ra ở người trung niên, tuy nhiên vẫn có thể bắt gặp ở trẻ em. 

Nhìn chung có 2 loại suy tuyến thượng thận chính, bao gồm: suy thượng thận nguyên phát (hay còn gọi là bệnh Addison) và suy thượng thận thứ phát. Để tìm ra nguyên nhân của 2 bệnh lý này, chúng ta hãy cùng đến với phần tiếp theo dưới đây. 

👉 Hội chứng thận hư là gì? Triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả

👉 Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị 

👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây nên bệnh lý suy thượng thận 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tuyến thượng thận. Tùy theo phân loại suy thận mà người ta đã tìm ra những nguyên nhân điển hình sau:

Suy tuyến thượng thận nguyên phát

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy thượng thận nguyên phát là do bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các mô của chính cơ thể nó. Khi bị tấn công, tuyến thượng thận sẽ bị thương và không thể hoạt động hiệu quả để sản xuất ra hormone cortisol và aldosterone. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như chảy máu trong các tuyến, bệnh lý di truyền, nhiễm trùng và phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận. 

Suy tuyến thượng thận nguyên phát là do bệnh tự miễn 

Suy tuyến thượng thận nguyên phát là do bệnh tự miễn

Suy thận nguyên nhân thứ phát 

Nguyên nhân thứ phát dẫn đến tình trạng suy thân là do tuyến yên không hoạt động hiệu quả để sản xuất đủ hormone adrenocorticotropin. Điều này sẽ khiến tuyến thượng thận không thể tạo đủ cortisol. Các nguyên nhân thứ phát khác gồm: u tuyến yên, tuyến yên bị cắt bỏ, ung thư di căn đến tuyến thượng thận,… 

Ngoài ra các chuyên gia còn ghi nhận nhiều người Việt bị suy tuyến thượng thận là do lạm dụng corticoid trong thời gian dài, nhất là bệnh nhân hen suyễn, viêm khớp dạng thấp. 

Suy tuyến thượng thận có chữa hết được không?

Suy tuyến thượng thận không phải bệnh lý hiếm gặp. Hiện nay nền y học hiện đại đã có hướng điều trị nhằm hỗ trợ bệnh nhân duy trì sức khỏe bằng cách bổ sung lượng hormone tuyến thượng thận thiếu hụt.

Việc điều trị suy tuyến thượng thận bằng hormone sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Corticosteroid thay thế nhằm bổ sung cortisol và aldosterone do cơ thể không tự sản sinh hoặc sản sinh kém.

Sử dụng liều cao các loại thuốc này không gây tác dụng phụ đáng kể cho sức khỏe. Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh nhân cần bổ sung thêm canxi phòng ngừa loãng xương và thuốc hỗ trợ giấc ngủ nếu sử dụng liệu pháp hormone trong thời gian dài. 

Việc điều trị suy tuyến thượng thận bằng hormone có hiệu quả cao 

Việc điều trị suy tuyến thượng thận bằng hormone có hiệu quả cao

Dấu hiệu nhận biết suy tuyến thượng thận mạn

Nói về dấu hiệu khi mắc suy tuyến thượng thận ở mỗi người là khác nhau. Những dấu hiệu cơ bản khá giống với những vấn đề sức khỏe thường gặp. Vì vậy người ta chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu ban đầu.Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, suy tuyến thượng thận mạn có thể diễn tiến trở thành suy thận cấp đe dọa tính mạng. 

Điểm qua những dấu hiệu điển hình của suy tuyến thượng thận mạn:

  • Người hay bị mệt mỏi, chóng mặt, thiếu sức sống;
  • Da xanh xao,vùng núm vú, miệng, trực tràng, bìu, âm đạo bị xanh đen;
  • Sụt cân, chán ăn;
  • Có cảm giác buồn nôn, bụng cồn cào, tiêu chảy;
  • Đau cơ, huyết áp thấp, đường huyết bị hạ;
  • Vô kinh, rối loạn kinh nguyệt. 

Những dấu hiệu này tương đối khó nhận biết nên nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì hãy đến thăm khám ở các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ sớm nhé. 

👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan

👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không? 

👉 Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay

Con đường lây truyền bệnh suy tuyến thượng thận 

Nhiều người lo ngại về khả năng nhiễm bệnh suy tuyến thượng thận từ người qua người. Tuy nhiên các chuyên gia khẳng định bệnh lý này không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác

Bệnh suy tuyến thượng thận không lây nhiễm từ người sang người 

Bệnh suy tuyến thượng thận không lây nhiễm từ người sang người

Suy tuyến thượng thận nguy hiểm đến độ nào? 

Suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể rơi vào trạng thái co giật, hôn mê hay thậm chí là tử vong. Do đó việc phát hiện sớm các dấu hiệu suy thượng thận rất quan trọng, điều đó có thể giúp người bệnh được điều trị sớm, ổn định sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Nhóm đối tượng nguy cơ dễ mắc suy tuyến thượng thận 

Một số đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến thượng thận cao hơn người bình thường: 

  • Người được chẩn đoán mắc bạn Addison;
  • Người từng có tiền sử bị tổn thương tuyến yên;
  • Người từng trải qua phẫu thuật tuyến thượng thận;
  • Người từng bị chấn thương thể chất hoặc bị căng thẳng thời gian dài;
  • Người bị mất nước nghiêm trọng. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh suy thượng thận chính xác 

Để chẩn đoán bệnh suy tuyến thượng thận, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện các thủ thuật như: xét nhiệm máu và nước tiểu nhằm kiểm tra mức độ hormone tuyến thượng thận và ACTH;  siêu âm và chụp MRI (cộng hưởng từ), chụp X-quang. 

Các điều trị suy tuyến thượng thận hiệu quả từ chuyên gia 

Nhiều người hỏi rằng suy tuyến thượng thận sống được bao lâu? Điều này còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số cách điều trị suy tuyến thượng thận đạt hiệu quả cao được áp dụng nhiều nhất hiện nay. 

Các điều trị suy tuyến thượng thận hiệu quả từ chuyên gia 

Các điều trị suy tuyến thượng thận hiệu quả từ chuyên gia

Thay thế hormone 

Người bệnh suy tuyến thượng thận thường được chỉ định dùng hormone thay thế, chủ yếu là nhóm cortisol. Nếu người bệnh bị Addison có thể dùng thêm aldosterone. Quá trình thay thế hormone này thường bắt đầu bằng việc truyền dịch (tiêm tĩnh mạch) và uống thuốc corticosteroid. Tùy thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng phù hợp cho bệnh nhân. Trong quá trình điều trị lâu dài, nếu bị stress, người bệnh có thể tiêm corticoid bằng đường tiêm bắp. 

Liệu pháp khác 

Bên cạnh liệu pháp hormone thay thế, bác sĩ sẽ có nhiều phác đồ điều trị khác nhau tùy theo từng trường hợp. Tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt chú ý một số điều sau đây: 

  • Không bỏ thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu ngưng thuốc đột ngột sẽ rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp gây đe dọa tính mạng. 
  • Khi rơi vào trạng thái stress, tiêu chảy, nhiễm trùng thì cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc thích hợp. 
  • Tái khám định kỳ và tầm soát các biến chứng liên quan đến tác dụng phụ do sử dụng corticoid lâu dài (có thể gây loãng xương hoặc tiểu đường)…

Tiêm corticosteroid vào tĩnh mạch

Nếu người bệnh bị chấn thương nặng gây hôn mê, bất tỉnh thì cần tăng liều corticosteroid cao hơn. Để giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào tĩnh mạch. Sau khi bệnh nhân tỉnh táo, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều corticosteroid trở về mức bình thường. 

Bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào tĩnh mạch

Bác sĩ sẽ tiêm corticosteroid trực tiếp vào tĩnh mạch

Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người bị suy tuyến thượng thận. Sau đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dành cho những người đang mắc bệnh lý suy thượng thận. 

Thực phẩm giàu protein 

Các nghiên cứu cho thấy, người bị suy tuyến thượng thận thường sẽ bị thiếu hụt glucose. 

Vì vậy thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy lượng protein và chất béo tốt. Đây là nguồn năng lượng dồi dào giúp chuyển hóa glucose, giúp cơ thể duy trì sức khỏe để hoạt động bình thường. Các loại thực phẩm giàu protein bạn có thể sử dụng: cá, trứng, thịt,… 

Thực phẩm giàu vitamin C 

Với người bị suy tuyến thượng thận thì hệ miễn dịch của họ bị suy giảm trầm trọng. Vì vậy khiến cơ thể luôn mệt mỏi, không có nhiều năng lượng. Do đó các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, đu đủ, cam, xoài,.. Chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch và nhằm thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể. 

Thực phẩm giàu vitamin B 

Trong nhóm các loại vitamin B, vitamin B5 và B6 là dưỡng chất quan trọng với tuyến thượng thận. Vì nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của hormone của cơ quan này. Vitamin nhóm B có mặt trong các loại đầu, yến mạch, ,… 

Vitamin nhóm B như B5, B6 là những dưỡng chất quan trọng với tuyến thượng thận

Vitamin nhóm B như B5, B6 là những dưỡng chất quan trọng với tuyến thượng thận

Uống đủ nước 

Uống đủ nước là điều quan trọng với cả người khỏe mạnh và người mắc suy tuyến thượng thận. Người bệnh không nên kiêng uống nước mà cần đảm bảo uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc thì nước râu ngô, trà, nước ép hoa quả cũng là sự lựa chọn tốt cho người bị suy thận. 

👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt

👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?

Có cách nào để phòng ngừa suy tuyến thượng thận hay không? 

Bệnh suy tuyến thượng thận ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể. Sau khi biết được những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này thì mọi người nên chú ý đến các vấn đề dưới đây để phòng ngừa bệnh.

  • Việc tự ý dùng corticoid không có chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân chính dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát, nhất là ở những người bệnh xương khớp. Do đó, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa corticoid khi chưa được chỉ định. 
  • Sử dụng corticoid kéo dài thì cần đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào bất thường trong quá trình điều trị. 
  • Khi bị stress trong quá trình điều trị suy tuyến thượng thận thì cần thông báo sớm với bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc vì lúc này cơ thể đã không đáp ứng corticoid dưới dạng uống. 

Bệnh suy tuyến thượng thận rất dễ gặp ở Việt Nam vì nguyên nhân tự sử dụng corticoid kéo dài. Nhất là với những bệnh nhân hen suyễn, viêm khớp dạng thấp. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần hiểu rõ thành phần, cách sử dụng và không nên lạm dụng. 

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.