Suy thận mạn là căn bệnh nguy hiểm gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh suy thận mạn? Khi bị bệnh suy thận mạn thì có điều trị được không? Ở bài viết dưới đây, Ocany sẽ cùng bạn gỡ rối những thắc mắc trên và tìm hiểu một số phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn là giai đoạn 5 của bệnh thận và đây cũng là giai đoạn cuối của bệnh. Giai đoạn này là nặng nhất với mức lọc cầu thận (GFR) < 15mL/phút/1,73m2, biểu hiện bằng hội chứng nitơ urê máu cao. Tình trạng này nếu không được điều trị thay thế thận thì có thể gây tử vong.
Bệnh nhân cần phải thực hiện chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Một số bệnh nhân cũng có thể chọn cách chăm sóc bảo tồn để kiểm soát các triệu chứng, với mục đích đạt được chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể cho phần đời còn lại của họ.
Thống kê cho thấy, trên thế giới có khoảng 3 triệu người suy thận mạn đang được điều trị thay thế thận và xu hướng ngày càng tăng nhanh. Trên thực tế, điều trị thay thế thận chỉ phổ biến ở các nước phát triển (chiếm 80%). Ở các nước đang phát triển, chỉ có 10-20% bệnh nhân được điều trị thay thế thận, thậm chí không điều trị, dẫn đến tỷ lệ tử vong khá cao.

Suy thận mạn là tên gọi của bệnh suy thận ở giai đoạn cuối
👉 Suy thận là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan
👉 Chạy thận là gì? Quy trình chuẩn của chạy thận nhân tạo
Các triệu chứng của suy thận mạn
Trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn, biểu hiện lâm sàng khá ít nên dễ bị bỏ qua. Điều này khiến bệnh tiến triển âm thầm mà người bệnh không hề hay biết. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng lâm sàng mới biểu hiện bằng một số dấu hiệu sau:
Phù nề
Triệu chứng phù phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy thận: Suy thận do bệnh lý cầu thận thường có phù, thậm chí phù lớn. Suy thận do bệnh kẽ thì ống thận thường không phù nề và bệnh nhân đi tiểu nhiều lần về đêm.

Phù nề là triệu chứng thường gặp của bệnh thận
Thiếu máu
Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện da xanh xao, khó thở, trông rất mệt mỏi. Ở giai đoạn sau của suy thận, tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một trong những dấu hiệu phổ biến khi suy thận mạn. Khoảng 80% bệnh nhân suy thận có tăng huyết áp.
👉 Cao huyết áp uống gì? 17 thức uống giúp giảm huyết áp đơn giản
👉 Tụt huyết áp uống gì để nhanh chóng ổn định lại huyết áp?
Rối loạn tiêu hóa
Ở giai đoạn đầu của bệnh thường là biểu hiện biếng ăn. Ở người suy thận giai đoạn III trở đi có buồn nôn, tiêu chảy, đôi khi rối loạn tiêu hóa.
Xuất huyết
Chảy máu mũi, răng là biểu hiện rõ ràng của xuất huyết. Xuất huyết tiêu hóa nếu có thì rất nặng làm cho ure và kali máu tăng nhanh.

Chảy máu mũi, răng là biểu hiện rõ ràng của xuất huyết
Ngứa
Giai đoạn bệnh này có tình trạng ngứa là do lắng đọng canxi dưới da.
Chuột rút về đêm
Do rối loạn canxi máu nên bệnh nhân bị suy thận mạn có hiểu hiện chuột rút.
Hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt xảy ra khi cơ thể mất nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt mà cơ thể sản sinh ra. Hạ thân nhiệt thường gặp nhất khi thời tiết lạnh hoặc bệnh nhân ngâm mình trong nước lạnh,…
Viêm thần kinh ngoại vi
Dấu hiệu là bệnh nhân có cảm giác như kiến bò, bỏng rát ở chân.
Hội chứng tăng ure huyết
Đây là biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn cuối của bệnh suy thận mạn. Người bệnh có thể co giật, loạn thần rồi hôn mê.
Suy tim
Tình trạng suy tim thường xảy ra ở giai đoạn cuối của suy thận. Suy tim là tình trạng bệnh lý khi tim không hoạt động hiệu quả để cung cấp đủ máu và oxy cho các bộ phận khác của cơ thể. Suy tim thường gây khó thở vì máu không được bơm đủ tới phổi để cung cấp oxy cho cơ thể. Bệnh nhân suy tim thường cảm thấy mệt mỏi và yếu do cơ thể không nhận được đủ máu và oxy.

Suy tim là triệu chứng nguy hiểm của bệnh suy thận mạn
Nguyên nhân của suy thận mạn
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy thận mạn và những nguyên nhân đó được chia thành 5 nhóm chính sau:
Bệnh cầu thận mạn tính
Viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư, bệnh thận đái tháo đường, viêm cầu thận Lupus, viêm mao mạch dị ứng (Sholein – Henoch)… Bệnh cầu thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD) là một bệnh lý mạn tính về thận, khi các chức năng thận suy giảm dần theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm suy thận hoàn toàn và tử vong.
👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
👉 Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
👉 Hội chứng thận hư là gì? Triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả
Bệnh lý ống – kẽ thận mạn tính
Biến chứng sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản), viêm bể thận mạn, nhiễm độc thận do thuốc giảm đau, thủy ngân, muối vàng. Bệnh thận do rối loạn chuyển hóa canxi, rối loạn chuyển hóa acid uric.

Biến chứng sỏi tiết niệu
Bệnh lý mạch máu thận
Xơ hóa quanh thận do tăng huyết áp, tắc tĩnh mạch thận, huyết khối vi mạch thận. Bệnh lý mạch máu thận (Renal Artery Disease) là một bệnh lý mạn tính của mạch máu đưa máu tới thận. Bệnh lý này có thể dẫn đến suy thận mạn tính nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý thận di truyền
Bệnh thận đa nang, bệnh thận khi mang thai, teo thận một bên, hội chứng alport.
Nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác bao gồm thiếu sắt, folate và vitamin B12.

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây nên siêu thận mạn
Bệnh suy thận mạn có biến chứng gì?
Bệnh suy thận mạn có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể. Các biến chứng của bệnh bao gồm:
- Suy gan, hội chứng gan thận;
- Tăng năng tuyến cận giáp;
- Tổn thương thần kinh gây co giật, rối loạn chức năng não, giảm trí nhớ;
- Tổn thương hệ tiêu hóa gây chảy máu dạ dày và ruột;
- Các vấn đề về tim và mạch máu, suy tim, thiếu máu;
- Các vấn đề về xương khớp dẫn đến loãng xương, dễ gãy xương, nhuyễn xương;
- Tổn thương phổi do tích tụ chất nhầy, có nước ở màng tim, nước gây phù nề, nước ở màng phổi và khoang bụng…

Giảm trí nhớ là một trong những biến chứng với bệnh nhân bị suy thận mạn
Ai có nguy cơ cao mắc suy thận mạn?
Bệnh suy mạn thận thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng cụ thể cho đến giai đoạn cuối. Vì vậy, mục tiêu quan trọng của chúng ta chính là phát hiện bệnh sớm ở 3 đối tượng có nguy cơ cao là người đái tháo đường, cao huyết áp và tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận.
Những đối tượng này cần được tầm soát hàng năm và điều trị tích cực sớm nhằm tránh tiến triển thành suy thận mạn giai đoạn cuối.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh thận mãn tính dẫn đến suy thận, mỗi người cần chú ý:
- Khi sử dụng các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, acetaminophen… nên tuân theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Uống quá nhiều thuốc giảm đau trong một thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương thận.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn đang ở mức cân nặng khỏe mạnh, hãy tiếp tục duy trì bằng các hoạt động thể chất phù hợp. Nếu thừa cân, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách giảm cân lành mạnh và tăng cường luyện tập kết hợp với chế độ ăn khoa học.
- Không hút thuốc, vì chất độc từ thuốc lá có thể gây hại cho thận và làm cho tình trạng tổn thương thận sẵn có trở nên trầm trọng hơn.
- Quản lý và theo dõi sức khoẻ thật kỹ nếu đang bị tiểu đường, huyết áp cao…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế thực phẩm giàu muối, đường, chất béo. Tăng cường bổ sung rau và trái cây vào thực đơn, đồng thời chú ý lượng nước uống phải đủ 2 lít mỗi ngày.

Người có thói quen ăn mặn sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh suy thận
Chẩn đoán suy thận mạn
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị suy thận mạn, bác sĩ sẽ thực hiện một số thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau:
Hỏi bệnh sử
Suy thận mạn là bệnh lý kéo dài nên khi khám bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân để tìm hiểu về tiền sử bản thân đã tiến triển trên 3 tháng như:
- Sưng tấy lặp lại nhiều lần;
- Tiểu máu, protein niệu;
- Huyết áp cao;
- Thói quen sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn;
- Các cơn đau quặn thận;
- Sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận, tăng huyết áp, đái tháo đường…
👉 Nang thận là gì? Nang thận có nguy hiểm không? Cách điều trị
👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?
Khám lâm sàng
Bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn có thể không biểu hiện triệu chứng lâm sàng cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Các triệu chứng phổ biến xuất hiện khi suy thận mạn ở giai đoạn 3-5, bao gồm:
- Mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, giảm khả năng lao động.
- Ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh có những cử động bất thường.
- Tăng sắc tố urochrome và melanin.
- Cơ thể dễ bị bầm tím do rối loạn chức năng tiểu cầu.
- Có nhiều mụn trứng cá.
- Đau do rối loạn chuyển hóa xương và chất khoáng.
- Chán ăn và buồn nôn.
- Vị của kim loại trong miệng.
- Rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ, hôn mê.

Hôn mê có thể là một trong những biểu hiện lâm sàng của bệnh suy thận mạn
Khi mức lọc cầu thận thấp (< 5ml/phút), người bệnh sẽ có 3 rối loạn chính:
- Sự tích tụ các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, quan trọng nhất là các sản phẩm chuyển hóa đạm gây ra: Rối loạn thần kinh; viêm màng ngoài tim do nhiễm độc niệu; lắng đọng urê máu ở da.
- Sự mất dần các chức năng khác của thận như điều hòa cân bằng nội tiết tố, nước và điện giải.
- Phản ứng viêm tiến triển ảnh hưởng đến mạch máu và dinh dưỡng của bệnh nhân.
Khám cận lâm sàng
Để xác định tình trạng bệnh suy thận mạn, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
- Tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu ABO, Rh
- Đánh giá chức năng thận (BUN, creatinine), mức lọc cầu thận…
- Kiểm tra bệnh lý nền và các bệnh lý kèm theo như nội tiết, tiêu hóa…
- Phân tích nước 10 thông số, ion niệu, tỷ lệ albumin/creatinin niệu, protein niệu 24 giờ.
- Điện tâm đồ (ECG), chụp X-quang, siêu âm tim Doppler màu.
- Siêu âm ổ bụng tổng quát để đánh giá hệ tiết niệu và đo kích thước thận.
- Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh “cao cấp” như CT scanner, chụp cộng hưởng từ (MRI)…

Siêu âm ổ bụng tổng quát là một trong những cách để giúp xác định tình trạng bệnh suy thận
Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ kết hợp thông tin từ khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm để phân biệt suy thận mạn với suy thận cấp dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể.
Chẩn đoán mức độ – giai đoạn
Bác sĩ sẽ dựa vào mức lọc cầu thận (GFR) để đánh giá chức năng thận và xác định mức độ tổn thương thận, giai đoạn suy thận của bệnh nhân. Đồng thời, điều này sẽ giúp xác định phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời và góp phần tiên lượng sống còn cho bệnh nhân.
- Giai đoạn 1: Tổn thương thận với GFR bình thường hoặc tăng, chỉ số GFR (ml/ph/1.73m2) lớn hơn hoặc bằng 90.
- Giai đoạn 2: Tổn thương thận với GFR giảm nhẹ, chỉ số GFR (ml/ph/1.73m2) từ 60 đến 89.
- Giai đoạn 3: Tổn thương thận với GFR giảm vừa, chỉ số GFR (ml/ph/1.73m2) 30 đến 59.
- Giai đoạn 4: Tổn thương thận với GFR giảm nặng, chỉ số GFR (ml/ph/1.73m2) 15 đến 29.
- Giai đoạn 5: Suy thận mạn, chỉ số GFR (ml/ph/1.73m2) nhỏ hơn 15.
Trong giai đoạn từ 1 đến 4, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, đến giai đoạn 5 thì phương pháp điều trị lúc này là chạy thận hoặc ghép thận.
Chẩn đoán biến chứng
Các biến chứng liên quan đến suy thận mạn là thiếu máu, bệnh lý về xương, suy dinh dưỡng và bệnh lý thần kinh ngoại biên… Lúc này, bệnh nhân cũng cần được chẩn đoán để dự phòng nguy cơ biến chứng cho người bệnh.

Các bệnh lý về xương cũng liên quan đến biến chứng của bệnh suy thận mạn
Điều trị suy thận mạn
Mục tiêu điều trị bệnh lý này là chuẩn bị cho việc điều trị thay thế thận khi bệnh nhân tiến triển đến giai đoạn suy thận nặng. Đồng thời, cũng cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận, điều trị các biến chứng của hội chứng tăng ure huyết như thiếu máu, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa calci – phospho…Phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh suy thận mạn là:
Điều trị triệu chứng
Tùy vào triệu chứng bất thường ở người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Điều trị thay thế thận
Trừ phi người bệnh từ chối, mọi bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn với biểu hiện lâm sàng của hội chứng urê huyết cao (thường xảy ra khi độ thanh thải creatinin dưới 15 ml/phút hoặc sớm hơn ở người mắc bệnh tiểu đường) đều có chỉ định điều trị thay thế thận. Hiện có 3 hình thức điều khiển thay thế cho thận. Bác sĩ có thể chỉ định một trong ba phương pháp, tùy thuộc vào từng trạng thái cụ thể của người bệnh.
Chạy thận nhân tạo
Lọc máu là phương pháp thay thế một số chức năng của thận khi thận không hoạt động hiệu quả. Máu của người bệnh theo ống dẫn qua một hệ thống máy được đặt bên ngoài cơ thể để loại bỏ chất độc, chất thải. Sau đó, phần máu đã được lọc sạch sẽ được trả lại cho cơ thể người bệnh. Chạy thận nhân tạo mỗi lần kéo dài khoảng 4 giờ, thường được thực hiện 3 lần/tuần.

Chạy thận được xem là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh thận ở giai đoạn cuối
Lọc màng bụng
Với phương pháp này, lớp màng bên trong ổ bụng (phúc mạc) của bệnh nhân đóng vai trò như một bộ lọc tự nhiên để loại bỏ chất thải và chất độc ra ngoài. Dịch lọc sẽ theo một ống nhựa dẻo (catheter) đưa vào bụng bệnh nhân. Sau khi quá trình lọc kết thúc, chất lỏng được xả ra khỏi cơ thể.
Ghép thận
Ghép thận là phương pháp phẫu thuật dùng để thay thế quả thận đã mất chức năng bằng một quả thận khỏe mạnh nhằm duy trì sự sống cho người bệnh. Nguồn thận sẽ được lấy từ người cho sống hoặc người cho chết não hoặc chết tim (ngừng tim). Quá trình ghép thận cần có thời gian, bởi việc tìm người cho thận tương đối phức tạp.
Sau khi phẫu thuật ghép thận, bệnh nhân sẽ cần được theo dõi trong bệnh viện trong vài ngày đến vài tuần. Khi sức khỏe ổn định, bệnh nhân được xuất viện nhưng cần tái khám định kỳ để đảm bảo quá trình hồi phục, thích nghi quả thận mới của cơ thể.
Phòng ngừa bệnh suy thận mạn
Bệnh suy thận mạn thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng cụ thể cho đến giai đoạn cuối. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những cách sau:
- Kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể.
- Theo dõi cẩn thận chỉ số huyết áp của bạn.
- Kiểm soát tốt cân nặng, không để xảy ra tình trạng thừa cân, béo phì.
- Quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây sạch.
- Cắt giảm lượng muối khi nấu ăn.
- Luôn đảm bảo bổ sung đủ 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày.
- Không hút thuốc là, hạn chế các thức uống có chứa cồn.
- Không lạm dụng thuốc.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và chọn một môn thể thao yêu thích để theo đuổi.
Như vậy, bài viết này Ocany đã cùng bạn tìm hiểu về những nguyên nhân gây nên suy thận mạn và cách điều trị, phòng ngừa bệnh này. Cách tốt nhất để bạn có sức khỏe là duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những mầm bệnh trong cơ thể. Ocany chúc bạn luôn sống vui khỏe và tràn đầy năng lượng.

Xin chào!
Mình là một SEO Specialist với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Search Engine Marketing. Công việc của mình là giúp các website nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, trong các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, thời trang, trẻ em, thể thao… Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Đồng thời, mình cũng là người chia sẻ kiến thức tại Ocany. Các thông tin này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về việc chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tự nhiên, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ.