Chức năng của thận là gì? Làm sao cải thiện chức năng thận?

chức năng của thận

Chức năng của thận là vô cùng quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe con người. Khi thận khỏe mạnh thì quá trình lọc máu, đào thải độc tố và chất cặn bã sẽ dễ ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cách bảo vệ và phòng tránh các bệnh lý về thận. Vì vậy trong bài viết này, Ocany xin chia sẻ những thông tin liên quan đến việc phòng ngừa những bệnh lý về thận. 

Vị trí của thận

Thận là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể con người. Nó có hình dáng giống hạt đậu và nằm sâu trong khoang bụng sau phúc mạc, đối xứng bên phải và bên trái qua cột sống. Cụ thể, 2 quả thận của chúng ta nằm ngang đốt ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Đặc biệt thận phải sẽ  thấp hơn thận trái một chút.

Cấu tạo của thận

Trước khi trả lời câu hỏi thận có chức năng gì thì hãy cùng Ocany tìm hiểu về cấu tạo của một quả thận khỏe mạnh. 

Cấu tạo của một quả thận khỏe mạnh bao gồm những bộ phận nào? 

Cấu tạo của một quả thận khỏe mạnh bao gồm những bộ phận nào?

Trên thực tế thận có màu nâu nhạt và kích thước chiều dài khoảng 10cm – 12,5cm, chiều rộng khoảng 5cm –  6cm với bề dày từ 3cm đến 4cm. Trọng lượng trung bình của quả thận khoảng 170g.

Mặt trước thận nhẫn bóng trong khi mặt sau thì sần sùi, lồi lõm tùy chỗ. Vị trí ở chính giữa 2 quả thận có đặc điểm lõm sâu hơn những vị trí thận và nó được gọi là rốn thận. 

Khi tiến hành giải phẫu quả thận theo chiều dọc, các chuyên gia quan sát thấy phần ở giữa thận (còn gọi là bể thận), chứa các mô mỡ, mạch máu cũng như các dây thần kinh. Xung quanh thận gồm có lớp ngoài cùng là vỏ xơ cùng cầu thận và một lớp nữa là tủy và bể thận.  

Mỗi quả thận thường được cấu tạo từ 1 triệu đơn vị chức năng thận (hay Nephron). Tuy nhiên cơ thể chúng ta có thể hoạt động bình thường chỉ với 25% tổng số Nephron. Mỗi Nephron có kích thước khá nhỏ chỉ từ 35 đến 50mm, nhưng chúng có thể đạt đến 70 – 100km nếu tính tổng toàn bộ chiều dài. 

Có thể xem Nephron vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận. Và mỗi đơn vị chức năng thận sẽ gồm có ống thận và cầu thận. 

👉 Suy tuyến thượng thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Chức năng của thận

Thận là một cơ quan quan trọng và giữ nhiều chức năng trong cơ thể con người. Nhưng dưới đây là 4 chức năng chính mà thận đảm nhiệm: 

4 chức năng của thận mà không phải ai cũng biết 

4 chức năng của thận mà không phải ai cũng biết

Lọc máu và chất thải 

Đây được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của thận. Mỗi ngày máu trong cơ thể sẽ tuần hoàn và đi qua thận khoảng 20 đến 25 lần. Qua quá trình lọc này, thận sẽ lưu giữ lại protein và các tế bào máu còn những chất thải, gây hại trong máu sẽ được đưa ra ngoài cùng với nước tiêu thông qua niệu quản. 

Điều tiết nước tiểu 

Chức năng quan trọng tiếp theo của thận là điều tiết nước tiểu. Quá trình hình thành nước tiểu bắt đầu từ việc máu được lọc qua màng lọc ở vách mao mạch cầu thận. Sau đó động mạch thân sẽ đưa khoảng 1 lít máu vào thận, trong khi đó chỉ ít hơn 60% được đưa vào cầu thận tính trên mỗi phút. 60% huyết tương ở động mạch sẻ chỉ còn khoảng 280ml nên có nghĩa là khoảng 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận và từ đó tạo ra nước tiểu đầu. 

Lượng nước tiểu này được hấp thu một lần nữa trước khi trở thành nước tiểu chính thức và được đổ xuống bể, ống dẫn nước tiểu thải ra ngoài. Số lượng nước này được tích trữ trong bàng quang trước khi được đưa khỏi cơ thể bằng ống đái. 

Một trong những chức năng của thận là điều tiết lượng nước tiểu 

Một trong những chức năng của thận là điều tiết lượng nước tiểu

Cân bằng điện giải 

Thận đóng vai trò chủ chốt trong việc điều hoà chất khoáng và các chất hoá học như Kali, Natri, Hydro, Canxi, Magie… Đồng thời cơ quan này cũng giúp duy trì sự ổn định của các thành phần trong dịch cơ thể, nhờ đó giúp cân bằng điện giải.

Sự mất cân bằng điện giải không chỉ gây hại đến cơ thể mà cả sức khỏe cũng bị ảnh hưởng theo. Những biến chứng nguy hiểm do mất cân bằng điện giải gây ra là tăng huyết áp, làm rối loạn nhịp tim…

👉 Chất điện giải là gì? Cách bổ sung điện giải an toàn cho cơ thể

👉 Cao huyết áp uống gì? 17 thức uống giúp giảm huyết áp đơn giản 

👉 Tụt huyết áp uống gì để nhanh chóng ổn định lại huyết áp? 

Điều hòa nội tiết 

Ít nhiều người biết rằng chức năng của thận với hệ nội tiết cũng không kém phần quan trọng. Thận là cơ quan tham gia vào quá trình bài tiết hormone renin với tác dụng điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin nhằm làm tăng sản xuất hồng cầu ở tủy xương. Ngoài ra, thận còn hỗ trợ cơ thể chuyển hóa vitamin D3 và Glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon trong trường hợp cơ thể phải nhịn đói lâu ngày.

Dấu hiệu cho thấy tình trạng suy giảm chức năng thận

Khi những chức năng của thận kể trên không hoạt động bình thường. Điều đó có nghĩa cơ quan này đã bị tổn thương và chúng sẽ “thông báo” với bạn qua một số dấu hiệu dưới đây. 

Nước tiểu bất thường

Khi chức năng của thận bị rối loạn thì tần suất đi tiểu cũng sẽ thay đổi. Dễ nhận biết nhất là bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường, nhất là vào ban đêm. Bên cạnh đó màu sắc của nước tiểu cũng thay đổi bất thường, có khi nước tiểu sẽ chuyển sang màu cam sẫm, vẩn đục và mùi khó chịu. 

Màu nước tiểu bất thường là dấu hiệu của chức năng thận suy giảm

Màu nước tiểu bất thường là dấu hiệu của chức năng thận suy giảm

Chân tay phù nề 

Với những người bị suy giảm chức năng của thận thì khả năng lọc sẽ suy giảm tùy mức độ. Các chất dư thừa không được đào thải triệt để và tích tụ ngày càng lớn dần trong cơ thể. Bên cạnh đó, các chất thải dư thừa cũng không được bài tiết ra ngoài, chúng ứ đọng trong các khoang và mô dưới da. Từ đó dẫn đến tình trạng phù nề, tích nước nghiêm trọng. 

Một số trường hợp, chất dịch ứ đọng còn làm tăng sự viêm nhiễm ở bàn chân, mắt cá chân, trên mặt và tay. 

👉 Viêm cầu thận là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

👉 #10 dấu hiệu của bệnh suy thận không nên chủ quan

👉 Người có thận bị ứ nước có nên uống nhiều nước không?

Đau lưng, đau thắt lưng 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng, đau thắt lưng, tuy nhiên khi chức năng của thận suy giảm thì cảm giác đau ở thắt lưng cũng có thể xuất hiện thường xuyên. Cơn đau diễn ra âm ỉ ở 1 hoặc 2 bên, phần dưới cùng của cột sống (gần vị trí của thận). 

Đau thận không liên quan đến các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết. Đặc biệt cảm giác đau có xu hướng tăng khi người bệnh uống nhiều bia rượu, đồ cay nóng, chất kích thích,… 

Sinh lý yếu 

Bên cạnh những chức năng vừa kể trên thì thận là cơ quan có mối liên hệ mật thiết với chức năng sinh lý của nam giới. Khi chức năng của thận ở nam bị suy yếu thì ham muốn tình dục của họ cũng giảm theo. Ngoài ra một số vấn đề sức khỏe có thể phát sinh như hoa mắt, chóng mặt, da dẻ khô, tóc rụng nhiều,… 

Ham muốn tình dục suy giảm khi gặp các vấn đề về thận 

Ham muốn tình dục suy giảm khi gặp các vấn đề về thận

Bệnh lý liên quan đến suy giảm chức năng của thận 

Một khi chức năng của thận gặp vấn đề thì các hoạt động của cơ quan này sẽ bị rối loạn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng bệnh nặng, các chuyên gia sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận. Các bệnh lý khác dễ mắc phải khi thận suy yếu phải kể đến như: 

Bệnh thận mạn tính

Bệnh thận mạn tính rất dễ gặp theo số liệu thống kê y khoa hiện nay. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận hàng đầu. Ngoài ra, các báo cáo còn cho thấy 50% người bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối có liên quan đến bệnh đái tháo đường. 

Một nguyên nhân khác gây suy thận mạn tính là tình trạng huyết áp cao kéo dài. Khi huyết áp tăng cao sẽ khiến áp lực lên cầu thận cũng tăng theo, từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng thận. 

👉 #10 dấu hiệu của bệnh tiểu đường bạn không nên bỏ qua

👉 Bệnh tiểu đường không nên uống gì và nên uống gì mau khỏi?

👉 Chỉ số đường huyết mức bình thường là bao nhiêu? Cách đo

Sỏi thận

Sỏi thận hay sạn thận được hình thành khi mà lượng nước tiểu và nồng độ khoáng chất ở thận luôn ở mức cao trong thời gian dài, chúng sẽ kết tụ và hình thành các hạt rắn hoặc sỏi.  Sỏi thận kích thước nhỏ có thể đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên với những trường hợp thận to thì cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ sớm. 

Sỏi thận được hình thành khi lượng khoáng chất trong nước tiểu ở mức cao 

Sỏi thận được hình thành khi lượng khoáng chất trong nước tiểu ở mức cao

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận xảy ra khi các cầu thận bị viêm ở các tiểu cầu thận hoặc các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận có thể đến từ nguyên nhân do nhiễm trùng, thuốc, bẩm sinh và bệnh tự miễn. Dấu hiệu nhận biết là cơ thể bị phù, thiếu máu, tăng huyết áp, thành phần nước tiểu bất thường. 

Bệnh thận đa nang

Thận đa nang được xem là một loại tổn thương thận khá đặc trưng, nguyên nhân chính là do rối loạn di truyền khiến xuất hiện nhiều u nang chứa đầy dịch trong nhu mô thận. Từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của thận. Bệnh thận đa năng có thể dẫn đến những bất thường ở tim mạch và gây suy thận. 

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là tình trạng chức năng của thận bị suy yếu, gây viêm phù, nước tiểu xuất hiện máu, giảm lượng protein và khối lượng mỡ tăng gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động và chức năng của thận.

Bệnh viêm thận bể thận cấp

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính ở các đài thận, bể thận, niệu quản và nhu mô thận. Viêm thận bể thận thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật tiết niệu,…

Bệnh viêm thận bể thận cấp thường xảy ra sau phẫu thuật đường tiết niệu 

Bệnh viêm thận bể thận cấp thường xảy ra sau phẫu thuật đường tiết niệu

Ung thư thận

Ung thư thận đang có xu hướng gia tăng, nó gây ảnh hưởng nặng nề lên hoạt động và chức năng của thận. Tuy nhiên nguyên nhân gây ung thư thận vẫn chưa được xác định rõ ràng. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nguyên nhân là do xuất hiện vi khuẩn ở trong hệ thống tiết niệu. Thông thường được ghi nhận nhiều nhất là ở bàng quang và niệu đạo. Bệnh được chia làm 2 mức độ: không phức tạp và phức tạp. Nhiễm khuẩn tiết niệu không phức tạp thường được chẩn đoán là bệnh viêm bàng quang hay viêm thận bể ở phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ đang mang thai với những triệu chứng nhẹ và khá dễ chữa trị. Tuy nhiên khi bệnh được xem là phức tạp cần giải phẫu hoặc phải can thiệp y tế sớm vào đường niệu đạo.

Những phương pháp cải thiện chức năng thận phổ biến nhất 

Thận giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc và bài tiết. Để giữ cho thận khỏe và hoạt động bình thường thì có một số phương pháp cải thiện như: 

Sử dụng đông y 

Điều trị chứng thận yếu, suy thận cấp tính hoặc mãn tính thường sử dụng thuốc tây hoặc các phương pháp hiện đại vì mang đến hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên, việc kết hợp điều trị Đông y cũng đáng được cân nhắc. Dưới đây là các loại dược liệu giúp tăng cường chức năng thận có thể tham khảo:

  • Rau ngổ;
  • Cây bông mã đề;
  • Râu ngô;
  • Rễ ba kích.
Râu ngô được dùng trong điều trị chức năng thận suy giảm 

Râu ngô được dùng trong điều trị chức năng thận suy giảm

👉 Ăn uống gì tốt cho thận? 8 loại thực phẩm bổ thận cực tốt

👉 Thận yếu nên uống nước gì? Có nên uống nhiều nước không?

Sử dụng tây y 

Thuốc Tây mang lại tác dụng nhanh chóng khi chữa suy thận. Tuy nhiên, người bệnh  cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh gây tác dụng phụ. Khi cảm thấy bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh liều dùng phù hợp. 

Một số nhóm loại thuốc Tây dùng trong điều trị suy giảm chức năng thận:

  • Thuốc kiểm soát huyết áp;
  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc giảm Cholesterol;
  • Thuốc cải thiện thiếu máu;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc bổ sung Canxi, Vitamin D để giảm Phốt phát trong máu, ngăn ngừa loãng xương.

Thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt hàng ngày 

Chức năng thận suy giảm hoặc mất đi là điều nguy hiểm vì các đơn vị chức năng thận bị tổn thương hoặc mất đi thì không có khả năng tái tạo lại. Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cần thay đổi lối sống để duy trì chức năng cho bộ phận này. 

Một số điều mà bệnh nhân suy thận nên làm:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường rau xanh, chất xơ trong các bữa ăn. Điều chỉnh lượng đạm sao cho phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
  • Tiết giảm muối, uống đủ nước.
  • Hạn chế stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Không thức khuya hay làm việc căng thẳng.
  • Thường xuyên vận động thể chất phù hợp, tránh vận động nặng quá sức…
Thường xuyên vận động thể chất phù hợp là điều bệnh nhân thận nên làm 

Thường xuyên vận động thể chất phù hợp là điều bệnh nhân thận nên làm

Thói quen tốt giúp chức năng của thận luôn khỏe mạnh

Sau đây là một số thói quen tốt cho thận mà ai cũng nên biết để bảo vệ quả thận và duy trì chức năng của thận luôn hoạt động khỏe mạnh. 

Uống đủ nước, nhất là nước có tính kiềm 

Việc uống đủ nước là rất quan trọng với người khỏe mạnh và người có chức năng thận suy giảm. Nước sẽ giúp làm loãng các chất độc tích tụ trong máu và hỗ trợ đào thải chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện. Tại sao các chuyên gia khuyến khích sử dụng nước ion kiềm để bảo vệ chức năng của thận? 

Thói quen ăn uống, sinh hoạt sai cách khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe thận. Các chuyên gia nhận định khi mức độ axit tăng cao trong cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận. Do đó việc uống nước có tính kiềm sẽ giúp trung hòa môi trường axit này và giảm bớt sự căng thẳng lên thận.

Nước ion kiềm Ocany giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể 

Nước ion kiềm Ocany giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể

Uống nước kiềm, nước ion kiềm là cách ngăn chặn sự hình thành sỏi thận ngay bước đầu và thậm chí sau khi xuất hiện sỏi thận thì vẫn có thể hòa tan chúng. Để bảo vệ sức khỏe của thận, bạn hãy trang bị nước ion kiềm Ocany trong ngôi nhà của mình. Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ và dây chuyền của Nhật và Đức, đem lại nguồn nước tuyệt vời với 4 đặc tính được các chuyên gia sức khỏe khen ngợi như:

  • Giàu tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày;
  • Chứa chất chống oxy hóa mạnh có khả năng đào thải độc tố, gốc tự do;
  • Kích thước cụm phân tử nước siêu nhỏ làm cho việc bổ sung nước trở nên hiệu quả hơn;
  • Chứa các vi khoáng chất tự nhiên tốt cho cơ thể. 

👉 Nước ion kiềm mua ở đâu chính hãng, giá tốt?

👉 #1 Nước ion kiềm đóng chai có tốt cho sức khỏe không?

👉 Ai không nên uống nước ion kiềm? Lưu ý khi uống các loại nước kiềm 

Thường xuyên luyện tập

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe toàn diện. Thông qua việc vận động, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ được tác động, thúc đẩy sự trao đổi chất và bài tiết, không chỉ vậy còn giúp tâm lý thoải mái, thư giãn và phòng ngừa rất nhiều bệnh, trong đó có các bệnh lý liên quan đến thận. 

Duy trì cân nặng 

Cân nặng dư thừa là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, suy thận. Vì vậy, cần theo dõi chỉ số cân nặng thường xuyên. Ngưỡng tốt nhất là BMI trong khoảng 18,6-24,9. Nếu vượt qua 25, cơ thể đang bị thừa cân béo phì nghiêm trọng. Để làm được điều này, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học.

Cân nặng dư thừa là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe

Cân nặng dư thừa là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề cho sức khỏe

Kiểm soát đường huyết

Những người bị bệnh tiểu đường, hoặc có lượng đường huyết trong máu ở mức cao là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thận. Lý do là vì khi các tế bào của cơ thể không thể sử dụng hết đường tồn dư trong máu, thì thận buộc phải làm việc tích cực hơn để lọc máu. Điều này diễn ra lâu dài khiến cho chức năng của thận bị suy giảm và có thể làm nguy hiểm đến tính mạng. 

Theo dõi huyết áp

Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, tổn thương đến thận. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm dày thêm các thành mạch và gây hẹp lòng mạch máu hơn bình thường. Vì vậy, quá trình lọc máu sẽ trở nên khó khăn hơn, các chất thải trong cơ thể bị ứ đọng lại và gây hại cho thận. Vì vậy nên nỗ lực để duy trì chỉ số huyết áp ở mức bình thường 120/80 mmHg.

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá

Đây là 2 thói quen cực kỳ gây hại đến sức khỏe tổng thể nói chung và chức năng của thận nói riêng. Uống rượu bia khiến cho nồng độ cồn trong máu tăng cao, thận làm việc nhiều hơn để đào thải hết độc tố ra ngoài. Điều này lâu dài có thể dẫn đến viêm thận cấp tính hoặc mãn tính của người đó. 

Bên cạnh đó, hút thuốc lá quá nhiều sẽ gây xơ vữa các mạch máu, khiến cho máu lưu thông đến thận chậm hơn. Vì vậy, muốn thận bảo vệ thận, cần từ bỏ thói quen không tốt này sớm.

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá

Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá

👉 10 tác hại của rượu bia khôn lường đối với sức khỏe

👉 19 cách pha nước giải rượu nhanh chóng đơn giản tại nhà 

👉 Cách hồi phục sức khỏe sau khi say rượu đơn giản mà hiệu quả

Chú ý trong việc sử dụng thuốc 

Nếu bạn là người thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thận của bạn có nguy cơ bị tổn thương cao hơn người bình thường. Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu uống thường xuyên. Vì vậy không nên dùng chúng quá 10 ngày hoặc hơn 3 ngày mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Kiểm tra chức năng thận với nhóm nguy cơ cao 

Nếu bạn ở đối tượng có nguy cơ cao thì cần kiểm tra chức năng của thận thường xuyên. Những đối tượng sau cần lưu ý là:

  • Người 60 tuổi trở lên;
  • Người sinh ra nhẹ cân, hay bệnh vặt;
  • Người gặp các vấn đề tim mạch, tăng huyết áp;
  • Người có tiền sử mắc các vấn đề về thận;
  • Người béo phì;
  • Người có dấu hiệu bất thường về chức năng của thận.

Những thực phẩm tốt cho thận nên bổ sung 

Thực phẩm ăn vào mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận. Nếu muốn giúp thận luôn khỏe mạnh thì bạn nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm dưới dây: 

  • Súp lơ xanh;
  • Giấm táo;
  • Lòng trắng trứng;
  • Bắp cải;
  • Ớt chuông;
  • Quả nam việt quất;
  • Củ cải. 

Chức năng của thận suy giảm là tình trạng đáng báo động với sức khỏe. Vì đơn vị chức năng thận khó mà phục hồi lại như trước vì vậy việc phòng ngừa bệnh là điều cần thiết. Một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp năng cao sức khỏe và tăng cường chức năng của thận hiệu quả hơn. Đừng quên uống nước ion kiềm Ocany mỗi ngày để bảo vệ thận nhé. 

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.