Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là với người lớn tuổi. Vậy ngủ nhiều là tốt hay không tốt? Và bạn có từng thử đặt câu hỏi ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy để Ocany giải đáp những thắc mắc liên quan tới giấc ngủ.

Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Cảnh báo nguy cơ bệnh
Nhận biết chứng ngủ nhiều
Ngủ đủ là tốt nhưng ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Để duy trì sức khỏe và sự phát triển ổn định của cơ thể, bạn cần ngủ đủ và sâu. Cơ thể dễ dàng gặp phải tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ hoặc chứng ngủ nhiều nếu bạn duy trì thói quen sinh hoạt xấu, thời gian ngủ không ổn định.
Nhu cầu về giấc ngủ của mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe của từng người. Ngoài ra, các yếu tố khác như tình trạng lão hóa, mang thai, chất lượng giấc ngủ, thiếu ngủ cũng góp phần làm thay đổi nhu cầu về giấc ngủ.
Vậy làm sao để biết mình có đang ngủ nhiều hay không? Ngủ nhiều là số giờ ngủ vượt quá mức quy định. Nhu cầu này cũng thay đổi rất rõ rệt ở những độ tuổi khác nhau. Đối với những người mắc bệnh có thể ngủ từ 10 -12 giờ đồng hồ mỗi đêm. Ngoài ra một số bệnh nhân cần ngủ 15 giờ hoặc nhiều hơn. Điều này làm cho các người bệnh cảm thấy thoải mái và có tinh thần tốt nhất sau khi dậy.
>>> Xem thêm: Mất ngủ uống gì? 19 loại đồ uống trị mất ngủ hiệu quả nhanh
Giải đáp – Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?
Người xưa có câu “ăn được ngủ được là tiên” nhưng ngủ quá nhiều, lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ thì có phải là tốt không? Một giấc ngủ đủ và chất lượng mới là điều bạn cần. Hãy cùng Ocany tìm hiểu xem ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì.

Ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Suy giảm tuyến giáp
Tuyến giáp thực hiện các chức năng trao đổi chất, chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng, năng lượng để cơ thể sử dụng. Khi tuyến giáp của bạn hoạt động kém sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải và ngủ nhiều hơn bình thường.
Bệnh tiểu đường
Nếu bạn đang thắc mắc ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì thì nguy cơ cao đó là bệnh tiểu đường. Theo các nghiên cứu, người dễ bị tiểu đường sẽ có những biểu hiện như thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều dẫn đến kích thích lượng đường trong máu tăng cao.
>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường không nên uống gì?
Bệnh mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên làm nhiều người đau đầu. Nó sẽ khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày và không thể ngủ được vào ban đêm. Điều này dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh, não bộ.
Trầm cảm
Bệnh trầm cảm đều có thể xảy ra khi mất ngủ hay ngủ nhiều. Người ngủ nhiều có nguy cơ mắc bệnh lên tới 15%. Tuy nhiên, tỷ lệ người ngủ nhiều mắc bệnh trầm cảm sẽ thấp hơn người mất ngủ,thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì không nên bỏ qua
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau khớp và thèm ngủ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại chính nó và tấn công đến các khớp xương, khiến cho sụn và xương không thể phục hồi.

Ngủ nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp
Thiếu máu
Nếu cơ thể ốm yếu thì đáp án của ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì có thể là bệnh thiếu máy. Đây là tình trạng não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để duy trì ở trạng thái bình thường. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, buồn ngủ, chậm chạp, mất tập trung. Đối với tình trạng thiếu máu, bạn cần bổ sung sắt thông qua thực phẩm hay đồ uống.
Bệnh về gan
Các hoạt động của gan bị ảnh hưởng khi gan bị tổn thương. Điều này dẫn đến không thể dự trữ vitamin, khoáng chất và sản xuất protein cho cơ thể. Nếu gan của bạn bị tổn thương sẽ làm cho cơ thể buồn ngủ cả ngày lẫn đêm. Bạn có thể thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy mình ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ.
>>> Xem thêm: [Bác sĩ tư vấn] Gan nhiễm mỡ uống gì mau khỏi?
Bệnh tim
Bạn từng thắc mắc ngủ nhiều là dấu hiệu gì hay triệu chứng của bệnh lý nào không? Một số người bệnh tim thường bị buồn ngủ, mất sức và mệt mỏi. Khi gặp các vấn đề về tim mạch, tuần hoàn máu không lưu thông dẫn đến quá trình trao đổi chất, các chất thải tích lũy trong các mô dẫn đến ức chế thần kinh, dẫn đến mệt mỏi.
Tuy nhiên bệnh tim không có tính đặc thù của buồn ngủ nên rất khó phân biệt được. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực kèm theo.

Một số người bệnh tim thường bị buồn ngủ, mất sức và mệt mỏi
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Nếu bạn muốn hỏi nên ngủ bao nhiêu thì đủ? Lượng thời gian ngủ của người bình thường rơi vào khoảng 7-9 giờ. Tuy nhiên, giấc ngủ trên thực tế phù thuộc vào từng người. Khi bạn già đi, số giờ có thể giảm còn từ 7 -8 giờ hoặc thậm chí ít hơn.
Các nghiên cứu đưa ra khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý cho các độ tuổi như sau:
- Trẻ em mới sinh cần 20 giờ trên ngày, đến 6 tuổi thì cần 10 -12 giờ để ngủ
- Các bạn ở lứa thanh thiếu niên từ 14-17 tuổi cần ngủ 8 – 10 giờ/ngày
- Thanh niên và người trưởng thành từ 18 – 64 tuổi cần ngủ 7 – 9 giờ/ngày
- Đối tượng người cao tuổi trên 65 tuổi cần ngủ 7 – 8 giờ/ngày
>>> Xem thêm: Có nên uống sữa trước khi đi ngủ không?
Cải thiện giấc ngủ
Sau khi đã biết được ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì thì phần dưới đây sẽ là một số giải pháp giúp cải thiện giấc ngủ. Các thói quen này được các bác sĩ đánh giá cao. Hãy tìm hiểu xem các phương pháp này là gì.
Ngủ theo chu kỳ và trong thời gian cố định
Bạn cần hình thành một lịch ngủ và một mốc thời gian đi ngủ nhất định trong ngày. Dù đó là ngày lễ hay ngày nghỉ cũng cần tuân theo thời khóa biểu này. Điều này giúp bạn thích ứng và dần quen với chu kỳ ngủ, giúp bạn vào giấc nhanh hơn.

Bạn cần hình thành một lịch ngủ và một mốc thời gian đi ngủ cố định
Một không gian ngủ lý tưởng
Bạn có thể tạo cảm giác thoải mái để đi vào giấc ngủ dễ hơn thì cố gắng giữ cho phòng ngủ luôn thoáng mát, yên tĩnh và không có ánh sáng. Bạn có thể đổi nệm hoặc gối nằm nếu thấy chúng không thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể che rèm cửa và tắt các thiết bị xung quanh, ngăn cho ánh sáng không lọt vào phòng ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tắt hoặc hạn chế các thiết bị điện tử tối đa trong lúc ngủ
Các ánh sáng xanh từ điện thoại và tivi có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học và giấc ngủ, đặc biệt vào ban đêm. Vì thế, bạn nên cố gắng không sử dụng và tắt nguồn trước khi ngủ từ 2 đến 3 giờ.
Hình thành các thói quen tốt
Việc ăn uống đều góp phần ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu số lượng caffein tiêu thụ trong ngày cao hoặc uống rượu sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn sữa ấm hoặc trà thảo mộc và hạn chế tập thể dục trước khi đi ngủ để giấc ngủ được bảo đảm và tốt hơn.
Một giấc ngủ đủ, sâu giúp ta khởi động một ngày mới làm việc thật tuyệt vời. Vì thế, Ocany mong muốn bài viết ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì sẽ giúp bạn hiểu hơn về giấc ngủ của mình. Hãy thay đổi dần các thói quen xấu để có một giấc ngủ ngon nhé.

Xin chào!
Mình là một SEO Specialist với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Search Engine Marketing. Công việc của mình là giúp các website nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, trong các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, thời trang, trẻ em, thể thao… Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Đồng thời, mình cũng là người chia sẻ kiến thức tại Ocany. Các thông tin này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về việc chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tự nhiên, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ.