Trái cây là nguồn cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng cần thiết cho cơ thể. Hơn nữa, một số loại trái cây còn có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng ho nhanh chóng, tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng phù hợp cho người bị ho. Vậy bị ho nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì để giúp giảm cơn ho hiệu quả. Bài viết dưới đây của Ocany sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Bị ho nên ăn trái cây gì?
Thông thường, những cơn ho khan, ho có đờm,… sẽ đi kèm với triệu chứng ngứa cổ họng, viêm họng kéo dài. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh ho là do phổi bị tổn thương khi cơ thể bị nhiễm lạnh. Những cơn ho có thể xảy ra khi điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh, đi chân trần,…
Bên cạnh việc điều trị ho bằng thuốc uống, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống cho người bệnh để tăng hiệu quả điều trị. Vậy khi bị ho nên ăn trái cây gì để nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. Dưới đây là danh sách TOP 9 loại trái cây mà bạn nên ăn khi bị ho:
Lê
Theo quan niệm Đông y, quả lê có vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ và tính mát, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, giảm đau rát cổ họng. Do đó, quả lê thường được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở các nước châu Á để điều trị các bệnh liên quan đến phổi như ho khan, ho gió và ho có đờm.
Theo y học hiện đại, quả lê chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như canxi, photpho, chất xơ, các axit amin, vitamin và chất chống oxy hóa. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng và cải thiện chức năng của hệ hô hấp.
Người bệnh có thể ăn lê trực tiếp, uống nước ép lê hoặc hấp cách thủy lê với đường phèn để giảm đau và giảm ho hiệu quả.
Dứa (thơm)
Trả lời cho câu hỏi bị ho nên ăn trái cây gì thì dứa là sự lựa chọn hòa hảo. Trong dứa chứa một loại enzyme đặc biệt tên là bromelain, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm tan chất nhầy, giảm tắc nghẽn đường hô hấp, từ đó giúp điều trị bệnh ho hiệu quả.
Bên cạnh đó, dứa cũng chứa hàm lượng mangan lớn, có khả năng tăng cường sự hấp thụ canxi, cải thiện quá trình chuyển hóa carbohydrate cùng chất béo, đồng thời hỗ trợ trong việc cải thiện chức năng thần kinh và tạo mô liên kết. Điều này giúp giảm các triệu chứng ho và giảm lượng chất nhầy tích tụ trong phổi.
Việc ăn dứa hoặc uống một ly nước ép dứa mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện rõ rệt các triệu chứng ho, nó mang đến hiệu quả gấp 5 lần so với siro ho không kê đơn thông thường. Để tăng thêm hiệu quả và hương vị, người bệnh có thể kết hợp nước ép dứa cùng với gừng tươi cắt lát và mật ong.
Khế
Theo quan niệm Đông y, quả khế mang vị ngọt chua, tính bình, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu nhanh chóng tình trạng đau rát cổ họng, giúp giảm đờm, hạ sốt, giảm ngứa họng và làm giảm cơn ho hiệu quả.
Ngoài ra, khế còn còn có khả năng ức chế hoạt động và sự phát triển của các loại vi khuẩn và virus gây cảm cúm.
Do đó, quả khế thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh như ho khan, ho có đờm, cảm cúm, sốt và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, chẳng hạn như viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan.
Bạn có thể sử dụng 1-2 quả khế ép nước uống, chỉ trong khoảng 3 đến 5 ngày, các triệu chứng ho sẽ được cải thiện rõ rệt. Còn đối với các triệu chứng của cảm cúm như ho, hắt hơi, đau nhức cơ thể, và sốt nhẹ, bạn có thể đem khế đi nướng rồi vắt lấy nước cốt và uống.
Lựu
Tiếp theo trong danh sách bị ho nên ăn trái cây gì, không thể nào không nhắc đến quả lựu – một loại trái cây tuyệt vời giúp điều trị loét họng và ho khan hiệu quả.
Theo quan niệm Đông y, quả lựu có vị chua, cay và mang tính ấm, có tác dụng giúp thông cổ họng, làm giảm các triệu chứng như khô họng, ho và đờm nhanh chóng. Các nhà Y học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng lựu có chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol và vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự sản xuất các chất gây ho.
Nếu bị ho dai dẳng, bạn có thể ăn trực tiếp quả lựu hoặc ép lấy nước để uống. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả trong việc điều trị, bệnh nhân cần nhai vỡ hạt lựu và nuốt nước.
Ngoài ra, việc trộn bột vỏ lựu với nước để súc miệng cũng là một phương pháp làm giảm đau họng nhanh chóng bởi chiết xuất hydroalcoholic từ vỏ quả lựu đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, giúp điều trị đau họng và ho.
Bị ho nên ăn trái cây gì? Việt quất
Trong quả việt quất chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm và các loại vitamin A, B, C, E.. có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Ngoài ra, quả việt quất còn chứa flavonoid – một hoạt chất có tác dụng chống khuẩn, chống viêm và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ho, viêm họng và đau rát ở cổ họng.
Vì vậy, việc bổ sung quả việt quất vào chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng đối với những ai đang gặp tình trạng ho dai dẳng, kéo dài. Bạn chỉ cần ép lấy nước từ quả việt quất, có thể thêm đường hoặc nước tùy ý.
Dâu tây
Dâu tây chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn và ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm trong đường hô hấp. Loại quả này không chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng ho mà còn giúp làm giảm các triệu chứng ngứa rát cổ họng và giảm sưng tấy niêm mạc hiệu quả.
Nếu đang bị ho, bạn hãy thử ăn trực tiếp dâu tây tươi hoặc ép thành nước uống, nó sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng ho ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha thêm một ít mật ong tăng thêm hiệu quả điều trị và tăng thêm hương vị.
La hán
La hán là một loại quả có nguồn gốc từ Trung Quốc, được biết đến với nhiều công dụng nổi bật như: chữa trị sốt, làm dịu cổ họng, giảm đờm và điều trị ho.
Theo y học cổ truyền, quả la hán có vị ngọt và tính mát, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, hóa đàm. Vì vậy, dân gian thường sử dụng loại quả này để điều chế thành cái bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp như viêm hầu họng, viêm amidan và viêm phế quản cấp hoặc mãn tính.
Theo y học hiện đại, quả la hán chứa nhiều các thành phần như glucose, saponin tritecpen, protein, fructose và các chất chứa vitamin C, các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm,… Ngoài tác dụng trị ho, loại quả này còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa lão hóa, ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh có thể đem quả la hán để sắc lấy nước uống và chia thành nhiều phần để uống trong ngày. Để tăng thêm hương vị thơm ngon và đạt hiệu quả điều trị tốt hơn, người bệnh có thể pha thêm một ít mật ong vào nước la hán.
Bị ho nên ăn trái cây gì? Nho
Quả nho chứa nhiều chất chống oxy hóa và proanthocyanidins, có khả năng làm sạch phổi và loại bỏ chất nhầy. Đồng thời, loại trái cây này cũng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng ho hiệu quả, đặc biệt là ho khan dai dẳng và ho có đờm.
Hơn nữa, nho là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vi chất tốt cho sức khỏe (đặc biệt là nhóm vitamin B1, B2 và B6), có tác dụng cân bằng khí huyết, tăng cường sức khỏe thần kinh và củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng ho, hãy thử ăn một vài quả nho hoặc uống nước ép nho kết hợp với mật ong.
Chanh đào
Cái tên cuối cùng trong danh sách “Bị ho nên ăn quả gì” chính là chanh đào. Đây là một loại trái cây quen thuộc, được sử dụng rộng rãi để điều trị các triệu chứng ho và đờm.
Trong chanh đào có chứa hàm lượng cao axit citric, vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, tiêu độc, kháng viêm. Đồng thời, vitamin C còn kích thích quá trình tái tạo tế bào, đặc biệt là trên niêm mạc họng, giúp giảm tình trạng tổn thương và làm dịu cơn đau họng hiệu quả.
Ngoài ra, vỏ của quả chanh đào cũng chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giảm viêm trong đường hô hấp và giảm ho.
Bị ho không nên ăn trái cây gì?
Mặc dù trái cây cung cấp rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng có tốt cho những người đang bị bệnh ho. Chính vì thế, ngoài quan tâm bị ho nên ăn trái cây gì thì bạn cũng cần tránh ăn những loại hoa quả sau đây để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn nhé!
Dừa
Uống nước dừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe do dừa có tính mát và giúp thanh nhiệt cho cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, việc uống nước dừa lại không tốt đối với những người đang bị ho hoặc hen suyễn.
Lý do chính là do tính hàn của dừa. Nếu người bệnh ho tiêu thụ quá nhiều dừa, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và làm cho tình trạng ho ngày càng nghiêm trọng hơn.
Dưa hấu
Bị ho không nên ăn trái cây gì? TOP trái cây mà bạn cần tránh khi bị ho đó chính là dưa hấu.
Mặc dù đây là loại trái cây chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, được rất nhiều người ưa thích.Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây quá tải cho gan và thận, khiến chúng phải làm việc liên tục để loại bỏ các chất thừa ra khỏi cơ thể. Kết quả là có thể gây ra các vấn đề như khó tiêu, ợ hơi và ợ chua.
Hơn nữa, lượng đường có trong dưa hấu khá cao, có thể gây kích ứng cho cổ họng. Người bệnh sau khi ăn dưa hấu sẽ cảm thấy bị ngứa rát trong vòm họng và ho nhiều hơn.
Một số lưu ý dành cho những người bị ho
Ngoài vấn đề bị ho nên ăn trái cây gì thì bạn cũng cần nắm rõ một số lưu ý về sinh hoạt, dinh dưỡng khi bị ho. Triệu chứng ho là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Chính vì thế, để cải thiện tình trạng ho và mau chóng hết bệnh, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cũng cần phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả:
- Cần tránh ăn đồ lạnh và đồ cay nóng khi bị ho.
- Tránh đi đến những môi trường ô nhiễm như nhà máy hay khu công nghiệp.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống để ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
- Tập thể dục và thể thao đều đặn để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe phòng ngừa bệnh.
- Tránh ăn quá no vào bữa tối, chỉ ăn đủ lượng cần thiết (không quá no hoặc đói) để tránh tình trạng trào ngược dạ dày, từ đó gây ra ho nhiều hơn.
- Hạn chế hút thuốc lá, điều này giúp giảm đáng kể các cơn ho và ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh và tránh ngồi quá lâu trong phòng điều hòa.
Ngoài ra, nếu triệu chứng ho kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện sau khi tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn từ bác sĩ.
KẾT
Với những thông tin hữu ích đã được Ocany chia sẻ trong bài viết trên đây, chắc rằng bạn đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề bị ho nên ăn trái cây gì và không nên ăn trái cây gì rồi đúng không nào. Bên cạnh việc bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như đã đề cập, bạn cũng nên chú ý đến việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất kết hợp nghỉ ngơi hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
- Top 15+ loại trái cây giàu protein bạn nên bổ sung vào thực đơn
- Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn? Ăn khi nào là tốt nhất?
- Người bị sốt nên ăn trái cây gì giúp hạ sốt, nhanh khỏi bệnh?
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!