Khi trẻ chậm hấp thu, biếng ăn hay người lớn đang trong quá trình điều bệnh thường được khuyên nên bổ sung Enzyme để cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thật sự Enzyme là gì? Uống Enzyme có tốt không? Khi nào thì nên uống? Cùng Ocany tìm hiểu câu trả lời những băn khoăn này trong bài viết sau bạn nhé!
Enzyme tiêu hóa là gì?
Enzyme thường được các bộ phận của hệ tiêu hóa tiết ra với vai trò là một chất xúc tác sinh học có bản chất là protein, giúp phân rã thức ăn thành dạng nhũ tương để dung mao của ruột hấp thu dễ dàng hơn. Mỗi bộ phận trong hệ tiêu hóa đều tiết ra một loại Enzyme và đóng vai trò riêng biệt cho sức khỏe. Một số Enzyme phổ biến nhất có thể kể đến như protease, amylase, lactase, cellulase, lipase…
Nếu không có Enzyme, việc ăn uống hằng ngày sẽ không thể đem lại hiệu quả nuôi dưỡng cơ thể do thức ăn không thể tự hấp thu vào máu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan mà cơ thể đôi khi sẽ bị thiếu hụt Enzyme tiêu hóa, gián tiếp gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Đó cũng chính là lý do vì sao các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng thường khuyến cáo các bệnh nhân kém hấp thu bổ sung thêm Enzyme thông qua đường uống. Vậy, uống Enzyme có tốt không? Enzyme có công dụng gì cho sức khỏe?
Xem thêm:
- Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Cần làm gì để hệ tiêu hóa khỏe
- Bụng yếu nên uống gì? Ăn gì và kiêng gì tốt cho hệ tiêu hóa?
- Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 17 thực phẩm cực tốt cho tiêu hóa
Vai trò của Enzyme
Vai trò chính là Enzyme là một chất xúc tác giúp tạo ra các phản ứng hóa học và tăng tốc độ phản ứng để phân giải thức ăn thành các chất có cấu trúc đơn giản hơn và tạo điều kiện cho cơ thể hấp thu tốt hơn. Bên cạnh đó, một số Enzyme còn đóng vai trò trong việc xây dựng cơ bắp, thải độc và thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi và nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu, cấu trúc của Enzyme có những mối liên kết vô cùng chặt chẽ đối với từng chức năng trong cơ thể, đóng góp rất nhiều trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, những mối liên kết này cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ bởi tác động của nhiệt độ, bệnh tật hay các tác động từ môi trường sống, làm việc phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
Các cấu trúc liên kết với cơ thể bị phá vỡ, Enzyme sẽ không thể thực hiện vai trò của mình và gây ra nhiều rối loạn trong cơ thể.
Phân loại Enzyme tiêu hóa
Như đã đề cập, mỗi bộ phận trong hệ tiêu hóa đều tiết ra một loại Enzyme khác nhau. Từng loại Enzyme này cũng đóng một vai trò riêng trong việc phân giải các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Sau đây là một số loại Enzyme tiêu hóa phổ biến nhất, cùng Ocany tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung sau bạn nhé!
Lipase
Enzyme Lipase được sản sinh một lượng nhỏ ở dạ dày, miệng và một lượng lớn hơn ở tuyến tụy với nhiệm vụ phân hủy chất béo thành Acid béo và Glycerol.
Trị số Lipase trong máu ở trạng thái bình thường là <67U/L, tuy nhiên, một số bệnh nhân bị viêm tụy, sỏi thận tuyến tụy hoặc khối u tuyến tụy có thể sản sinh Lipase nhiều hơn và làm tăng nồng độ trong máu.
Protease
Protease là một loại Enzyme có nhiệm vụ phân giải protein thành các Acid Amin. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào, đông máu và chức năng miễn dịch.
Protease cũng được chia ra làm nhiều loại, bao gồm:
- Pepsin: Enzyme này được tiết ra bởi dạ dày để phân hủy protein thành peptid, acid amin và phân hủy sâu hơn trong ruột non.
- Trypsin: Trypsin là kết quả của sự kết hợp giữa Enzyme tiết ra từ tuyến tụy và Enzyme từ hệ tiêu hóa. Enzyme này có khả năng kích hoạt các Enzyme tuyến tụy khác như carboxypeptidase và chymotrypsin để thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn.
- Chymotrypsin: Enzyme này có nhiệm vụ phá vỡ peptid thành acid amin tự do và được thành ruột hấp thụ.
- Carboxypeptidase A: Enzyme này được tuyến tụy tiết ra và có khả năng phân tách các peptid thành acid amin riêng rẽ.
- Carboxypeptidase B: Enzyme này cũng được tiết ra bởi tuyến tụy và có nhiệm vụ phân hủy các axit amin cơ bản.
Amylase
Enzyme Amylase có trong tuyến nước bọt và một số được tiết ra từ tuyến tụy, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa carbohydrate, tinh bột thành glucose. Enzyme này cũng được ứng dụng trong việc chẩn đoán các bệnh tuyến tụy hoặc bệnh đường ruột khác thông qua việc đo nồng độ.
Maltase
Maltase là loại Enzyme được tiết ra bởi ruột non với vai trò quan trọng trong việc phân hủy Maltose thành Glucose, từ đó cung cấp năng lượng cho tế bào và các bộ phận trên cơ thể. Sản phẩm của quá trình phân giải Maltose nhờ Enzyme Maltase được chuyển hóa thành năng lượng ngay hoặc dự trữ trong gan dưới dạng glycogen.
Lactase
Tương tự như Maltase, Lactase được sản xuất bởi tế các bào ruột nằm trong đường ruột với chức năng phân hủy lactose – thành phần có trong sữa thành glucose và galactose. Nếu không có Lactase, Lactose sau khi đưa vào cơ thể sẽ không được hấp thu sẽ bị vi khuẩn làm cho lên men, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Sucrase
Sucrase là một loại Enzyme được sản sinh bởi ruột non với nhiệm vụ phân hủy sucrose thành fructose và glucose giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Không những thế, sucrase còn có nhiệm vụ lót ruột và tạo điều kiện cho các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào máu hơn.
Uống Enzyme có tốt không?
Enzyme được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên thông qua tuyến tụy, dạ dày, ruột non và một lượng nhỏ ở tuyến nước bọt với số lượng vừa đủ để chuyển hóa thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày. Tuy nhiên, do bệnh tật, tuổi tác hay một số rối loạn khác mà lượng Enzyme được sản xuất ra không đủ để tham gia vào các hoạt động phân hủy thức ăn và gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng,…
Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung Enzyme thông qua đường uống bằng dạng viên hoặc dạng nước để cải thiện tình trạng thiếu hụt này.
Xem thêm:
- Uống C sủi có tốt không? Có nên uống mỗi ngày không?
- Uống rau má có tốt không? Những ai không nên uống rau má?
- Ăn tỏi sống có tốt không? Ăn tỏi sống có tác dụng gì?
Uống Enzyme có thể giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
Câu trả lời cho câu hỏi uống Enzyme có tốt không đó là có, việc bổ sung thành phần này cho cơ thể sẽ góp phần tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi như đã đề cập, các Enzyme sẽ đóng vai trò làm chất xúc tác trong quá trình phân hủy thức ăn thành các thành phần có cấu trúc đơn giản hơn và hấp thụ trực tiếp vào máu.
Nhờ đó mà các bộ phận trong cơ thể được cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các hoạt động hằng ngày, đồng thời tăng sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.
Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thiếu hụt Enzyme có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và đặc biệt là hệ tiêu hóa như viêm loét đại tràng, đau dạ dày với các triệu chứng gồm khó tiêu, đầy hơi, táo bón. Vì vậy mà bạn không cần phải lo lắng về vấn đề uống Enzyme có tốt không, bởi việc bổ sung thành phần này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ gặp các vấn đề ở hệ tiêu hóa thường thấy.
Giảm các khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra
Hội chứng ruột kích thích hình thành khi lượng thức ăn trong dạ dày không được phân hủy hết do thiếu hụt Enzyme và tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển, tấn công. Các triệu chứng kèm theo của hội chứng ruột kích thích có thể kể đến như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… gây ra nhiều phiền toái cho các sinh hoạt hằng ngày.
Bên cạnh đó, việc uống Enzyme có tốt không sẽ không còn là vấn đề lớn mà bạn cần quan tâm, bởi chúng không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, thúc đẩy hấp thu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giúp người bệnh hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
Uống Enzyme khi nào là đúng?
Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi uống Enzyme có tốt không là có nhưng không phải ai cũng cần phải bổ sung Enzyme, việc dư thừa chất này trong máu cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Sau đây là một số đối tượng cần bổ sung Enzyme:
- Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến tụy: Khi bị mắc các bệnh lý như viêm tụy, xơ nang, ung thư tuyến tụy, các Enzyme sẽ không được sản sinh đủ số lượng mà cơ thể cần, gây nên tình trạng kém hấp thu.
- Người đang theo chế độ ăn kiêng: Việc cắt giảm đi một số thực phẩm và lượng thức ăn nạp vào cơ thể hằng ngày mặc dù đem lại hiệu quả cao cho mục đích ăn kiêng, tuy nhiên lại vô tình khiến Enzyme bị thiếu hụt đáng kể.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại: Người làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất luôn là đối tượng cần bổ sung vì cấu trúc liên kết giữa Enzyme và cơ thể có thể bị phá vỡ.
- Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng được ưu tiên bổ sung Enzyme bởi cơ thể của trẻ chưa được hoàn thiện và chưa có khả năng tự sản xuất Enzyme tự nhiên. Đó cũng là lý do vì sao trẻ thường biếng ăn, kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa.
Câu trả lời cho câu hỏi uống Enzyme có tốt không đã được Ocany giải đáp trong nội dung bài viết. Có thể thấy, việc bổ sung Enzyme cho cơ thể khi bị thiếu hụt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh và xây dựng hàng rào miễn dịch vững chắc. Bạn có thể bổ sung Enzyme cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc chế độ ăn hằng ngày.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!