Đau dạ dày có triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị

đau dạ dày

Đau dạ dày hiện nay trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người vì đây là tình trạng bệnh phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh đau dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng khi đau dạ dày để từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị đau tức do tổn thương và nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc không bị tổn thương thực sự mà chỉ có rối loạn nhu động dạ dày và có tăng tiết axit dịch vị. Từ đó, bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ, nóng rát ở vùng thượng vị. Sự khó chịu này thông thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cơn đau kéo dài, dữ dội lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Đau dạ dày là tình trạng đau bất thường ở bụng

Đau dạ dày là tình trạng đau bất thường ở bụng

Đau dạ dày thường đau ở đâu?

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện ở vùng thượng vị giữa bụng, cũng có thể lệch sang trái hoặc phải và lan ra sau lưng. Cơn đau có thể đến khi đói hoặc về đêm, cũng có thể đau sau khi ăn khiến người bệnh có cảm giác nặng nề, nóng trong bụng, không ăn được nhiều. Đau dạ dày thường xuất hiện với nhiều triệu chứng đi kèm. Cụ thể như: Ợ chua, buồn nôn, đầy hơi…

👉 22+ cách giảm đau dạ dày dứt điểm, đơn giản tại nhà 

👉 Đau dạ dày có nên uống sữa không? Bác sĩ cho lời khuyên

👉 Đau dạ dày uống gì giúp xoa dịu cơn đau ngay lập tức

Dấu hiệu đau dạ dày điển hình

Triệu chứng đau dạ dày thường có những biểu hiện rõ ràng nhưng một số trường hợp lại không có dấu hiệu cụ thể mà chỉ đau bụng âm ỉ. Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình của bệnh nhân đau dạ dày mà bạn có thể tự nhận biết.

Đau vùng thượng vị

Đây là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày và mắc bệnh tá tràng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ và tức vùng bụng, đau rát rất khó chịu. Vị trí đau dạ dày có thể từ bụng rồi lan ra sau lưng; ở giai đoạn đầu của bệnh thường xảy ra trong một đến hai tuần và tái đi tái lại nhiều lần. Khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa cơn đau sẽ xuất hiện trở lại. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức liên tục.

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đau dạ dày

Ăn uống không ngon

Bệnh nhân đau dạ dày thường có dấu hiệu kén ăn biểu hiện bằng việc chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nguyên nhân đau dạ dày là do thức ăn được tiêu hóa chậm, sau khi ăn người bệnh có cảm giác đầy bụng, no, cảm giác nặng bụng, nóng trong.

Ợ nóng, ợ chua

Đây là triệu chứng đau dạ dày rất quan trọng giúp bạn phát hiện ra bệnh khi còn sớm. Ợ chua, ợ hơi gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do dạ dày bị rối loạn chức năng nên thức ăn khó tiêu hóa dẫn đến lên men. Bệnh nhân đau dạ dày có biểu hiện ợ hơi, ợ chua và kèm theo dấu hiệu đau vùng thượng vị.

Người bệnh sẽ cảm thấy có vị đắng hoặc chua khi ăn thức ăn hoặc hơi trào lên cổ họng nhưng chỉ lên được nửa chừng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng ức hoặc sau xương ức.

Ợ chua, ợ nóng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi bị đau dạ dày

Ợ chua, ợ nóng là một trong những dấu hiệu thường thấy khi bị đau dạ dày

Bị buồn nôn hoặc nôn liên tục

Đây là biểu hiện của bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc có thể là ung thư dạ dày. Khi bệnh nhân nôn nhiều sẽ dẫn đến sẽ dẫn đến tình trạng rách niêm mạc thực quản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, nôn nhiều khiến tình trạng mất nước và điện giải trong dịch vị xảy ra. Nặng hơn có thể bị tụt huyết áp, trụy tim mạch. Người bệnh sụt cân nhanh dẫn đến thiếu máu, phù nề…

👉 Viêm dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

👉 Ung thư dạ dày là gì? Dấu hiệu sớm và cách phòng ngừa tại nhà

Xuất huyết dạ dày

Máu chảy ra khỏi thành mạch máu vào lòng ống tiêu hóa được gọi là xuất huyết tiêu hóa. Dấu hiệu này rất nghiêm trọng và có thể khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm đến tính mạng trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu này, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Khi bị xuất huyết dạ dày sẽ có các biểu hiện nôn ra máu tươi hoặc máu đen, trong phân có máu đỏ tươi hoặc đen. Người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp khi rơi vào tình trạng mất máu cấp.

Đau dạ dày do xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh đã trở nặng

Đau dạ dày do xuất huyết dạ dày là tình trạng bệnh đã trở nặng

👉 Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Theo các nghiên cứu khoa học thì có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân của căn bệnh này thường phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể, bệnh xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

Nhiễm khuẩn gây đau dạ dày

Nhiều loại vi khuẩn và nấm gây ra các vết loét dạ dày gây đau và chảy máu, trong đó, phổ biến nhất là HP, viết tắt của Helicobacter Pylori. Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng lại không bị viêm loét dạ dày.

Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều rượu bia, ăn những thực phẩm độc hại sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển và gây tổn thương dạ dày.

Nhiều loại vi khuẩn và nấm gây ra các vết loét dạ dày

Nhiều loại vi khuẩn và nấm gây ra các vết loét dạ dày

👉 Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả

👉 Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

👉 Loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Helicobacter Pylori hoặc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc aspirin. Ngoài ra có thể do các nguyên nhân hiếm gặp như bệnh Crohn, hội chứng Zollinger Ellison…

Viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày và tá tràng

Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau khi uống nhiều rượu bia, ăn nhiều gia vị cay nóng hoặc xảy ra sau khi bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chống viêm Nonsteroid hoặc uống Aspirin.

Khối u ác tính ở thực quản và dạ dày

Ung thư thực quản vùng tâm vị rất phổ biến ở những người hút thuốc và nghiện rượu nặng. Đây cũng là những nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến triệu chứng đau dạ dày và thường xảy ra nhiều đối với nam giới ở tuổi trung niên.

Chứng khó tiêu chức năng

Bệnh nhân thường có triệu chứng đau, tức hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, ăn nhanh no và đau âm ĩ sau khi ăn. Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh hoặc để bụng quá đói là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện trạng này. Ngoài ra, với các bạn ăn nhiều đồ chiên, đồ chua và những thực phẩm bị ôi thiu cũng rất dễ bị bệnh đau dạ dày.

Căng thẳng và lo lắng kéo dài

Khi tâm lý căng thẳng kéo dài, các hormone và chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể sẽ được giải phóng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột và sự co bóp của dạ dày dẫn đến đau bụng, ợ chua, đầy hơi,… Ngoài ra, stress có khả năng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên tình trạng đau dạ dày.

Stress lâu ngày là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày

Stress lâu ngày là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể gây khó chịu cho dạ dày và dẫn đến các vấn đề tiêu hóa khác. Đặc biệt, người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, gây đau bụng.

Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau khác như Ibuprofen, Naproxen, thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung sắt cũng có thể gây đau dạ dày.

Dị ứng và không dung nạp thực phẩm

Cơ thể dị ứng và không dung nạp một số loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi và đau dạ dày. Một số loại phổ biến như: Đậu phộng, sữa, đậu nành, lúa mì, cá, trứng… Nếu hệ tiêu hóa không dung nạp một số loại thức ăn hoặc bị dị ứng thì bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để lên kế hoạch ăn kiêng phù hợp.

Đau dạ dày do các bệnh về đường tiêu hóa

Thực phẩm sống như rau sống, gỏi thịt tái, nem là những thực phẩm cấm kỵ đối với người mắc bệnh đường tiêu hóa vì những thực phẩm này chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Thực phẩm kể trên có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày.

👉 Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Cần làm gì để hệ tiêu hóa khỏe

👉 Rối loạn tiêu hóa có triệu chứng gì? Nguyên nhân, cách điều trị

👉 Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 17 thực phẩm cực tốt cho tiêu hóa

Các nguyên nhân khác có thể nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày

Bên cạnh những dấu hiệu đau dạ dày trên, bạn cũng có thể nhầm lẫn với những dấu hiệu của tình trạng ngộ độc thực phẩm, viêm tuỵ cấp hoặc sỏi mật… Vì vậy, để biết chính xác mình đang mắc bệnh gì, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

Biến chứng tiềm của đau dạ dày

Nếu cơn đau dạ dày còn ở giai đoạn cấp tính thì hầu hết các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột nhưng cũng có thể khỏi chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, với tình trạng mãn tính, cơn đau xuất hiện với tần suất và mức độ nặng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm tiềm tàng có thể xuất hiện bao gồm: Chảy máu dạ dày, thủng dạ dày hoặc ung thư dạ dày.

Đau dạ dày có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày

Đau dạ dày có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày

Cách chẩn đoán đau dạ dày

Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày, ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để nắm rõ tình hình bệnh lý hiện tại. Đó có thể là những câu hỏi liên quan đến vị trí đau, mức độ đau, sự thay đổi của nước tiểu… Sau đó, tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Nội soi thực quản dạ dày là phương pháp tốt nhất và phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, siêu âm bụng, chụp X-quang bụng hoặc chụp CT, cộng hưởng từ… cũng là một số cách để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Nội soi thực quản dạ dày là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Nội soi thực quản dạ dày là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh đau dạ dày

Điều trị đau dạ dày

Tùy vào nguyên nhân của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể:

  • Đối với nguyên nhân do viêm loét dạ dày, người bệnh nên được điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton giảm tiết acid (PPIs) để làm lành vết loét như: Omeprazole, Pantoprazole, Lanzoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole.
  • Đối với trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với PPI để điều trị.
  • Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm Nonsteroid hay Aspirin gây đau dạ dày thì người bệnh cần sử dụng thêm thuốc PPI để điều trị.
  • Đối với chứng khó tiêu chức năng, người bệnh có thể sử dụng PPI đơn thuần hoặc kết hợp với thuốc tăng nhu động đường tiêu hóa (Prokinetics) để điều trị.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý trong chế độ ăn uống của mình. Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và chia bữa ăn của mình thành những bữa nhỏ nhằm giảm áp lực lên hệ thống tiêu hoá. Hơn nữa, bạn cần có lối sống lành mạnh, không dùng rượu bia, thuốc lá và tránh thức khuya.

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày

Chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong việc điều trị bệnh đau dạ dày

Phòng ngừa đau dạ dày

đau dạ dày là tình trạng bệnh lý rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh có thể ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, việc quan trọng của bạn là phòng ngừa bệnh đau bao tử ngay từ sớm bằng một số lưu ý nhỏ sau:

  • Ăn chậm, nhai kỹ và ăn chín uống sôi.
  • Bỏ qua tiêu thụ các loại thực phẩm gây dị ứng.
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước ion kiềm thay cho nước uống thông thường để phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả hơn.
  • Tránh để căng thẳng kéo dài.
  • Tham gia tập thể dục đều đặn và nên lựa chọn bộ môn mà bạn yêu thích để có thêm động lực duy trì.
Thay nước lọc bằng nước ion kiềm tốt cho dạ dày và sức khỏe

Thay nước lọc bằng nước ion kiềm tốt cho dạ dày và sức khỏe

Các thắc mắc về đau dạ dày

Để hiểu rõ hơn nữa những thông tin liên quan đến căn bệnh đau dạ dày, chúng ta hãy cùng xem qua những giải đáp thắc mắc sau:

Bị đau dạ dày nên ăn gì?

  • Ưu tiên các thức ăn lỏng, dễ tiêu như nước ion kiềm, nước dừa, cháo…
  • Dùng thực phẩm giàu tinh bột, ít chất xơ giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
  • Dùng những thực phẩm dễ tiêu hóa như táo, mơ, đào… chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có Pectin (một loại chất xơ hòa tan trong nước) giúp giảm và cải thiện hiệu quả tình trạng tiêu chảy.
  • Bánh mì có lợi trong trường hợp giúp bao tử tăng tiết axit.

Đau dạ dày nên làm gì?

  • Nên ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  • Tránh suy nghĩ quá nhiều.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc.
  • Tránh nhóm thực phẩm gây khó tiêu (thực phẩm chứa mỡ, axit, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…).
  • Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm có lợi cho dạ dày: Húng quế, nước nha đam, gạo trắng, cam thảo…
Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm để dễ tiêu hoá

Bệnh nhân đau dạ dày nên ăn những loại thức ăn mềm để dễ tiêu hoá

Đau dạ dày có nguy hiểm không?

Đau dạ dày có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý nguy hiểm như viêm tụy cấp, sỏi mật… thông qua các dấu hiệu. Vì vậy, ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như tức ngực, hụt hơi, nôn ra máu…

Với những chia sẻ trên, Ocany tin rằng bạn đã biết những nguyên nhân gây ra đau dạ dày và nắm được các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ocany chúc bạn và người thân của mình sẽ có sức khoẻ tốt, luôn duy trì được lối sống lành mạnh để hạn chế tối thiểu bệnh tật đến với mình.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.