Nước dừa là thức uống được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt nhẹ và mùi thơm đặc trưng của dừa. Hơn nữa, trong những ngày hè oi bức, một trái dừa tươi sẽ giúp bạn giải khát hiệu quả. Ngoài những công dụng trên, uống nước dừa còn được nhiều chị em truyền tai nhau là có thêm công dụng làm đẹp. Vậy uống nước dừa có tác dụng gì? Bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn khám phá nhé!
Uống nước dừa có tác dụng gì?
Nước dừa tươi được nhiều người yêu thích vì giải khát hiệu quả và dễ mua. Đây là loại thức uống rất tốt vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ít tác dụng phụ. Vậy cụ thể uống nước dừa có những lợi ích gì?
Cung cấp dưỡng chất
Nước dừa ít chất béo và calo nhưng rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, canxi, natri và phốt pho. Vì vậy, uống nước dừa mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích về sức khỏe.
>>> Xem thêm: Nước dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có béo không?
Giúp làm đẹp da
Uống nước dừa có tác dụng gì? Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chất cytokinin có trong nước dừa tươi giúp điều chỉnh sự phát triển và phân chia của tế bào. Những cytokinin và axit lauric này có thể giúp giảm thiểu quá trình lão hóa tế bào da. Ngoài ra, nước dừa còn giúp cân bằng độ pH và giúp da luôn chắc khỏe.
Tăng cường năng lượng
Uống nước dừa có tác dụng gì trong việc cung cấp năng lượng? Đây là một thức uống năng lượng rất tốt. Lợi ích của nước dừa là giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và dưỡng chất dồi dào cho cơ thể.
Nước dừa có ít đường và natri hơn hầu hết các loại nước uống thể thao. Hơn nữa, nước dừa chứa nhiều canxi, kali và clorua. Mỗi 100ml nước dừa chứa khoảng 294 mg kali, 118 mg clorua nhưng chỉ có 25 mg muối và 5 mg đường. Trong khi đó, các loại nước tăng lực khác chỉ chứa 117mg kali và 39mg clorua nhưng có tới 200 mg muối, 20–25 mg đường. Do đó, khi chơi thể thao, bạn có thể uống một ít nước dừa để cấp nước và chất điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống ít (khoảng 200ml), không nên uống nhiều vì dễ gây mỏi cơ trong quá trình vận động.
>>> Xem thêm: Nước uống thể thao – 10 loại nước tốt nhất PT khuyên dùng
Nước dừa giúp chống oxy hóa
Trong quá trình trao đổi chất thì các tế bào sẽ tạo ra các gốc tự do. Việc có quá nhiều gốc tự do sẽ khiến cơ thể mất cân bằng oxy hóa, làm tổn thương tế bào và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng nước dừa có chứa chất chống oxy hóa. Nghiên cứu đã được tiến hành trên chuột bị tổn thương gan và kết quả cho thấy có sự cải thiện đáng kể khi chuột được điều trị bằng nước dừa tươi.
>>> Xem thêm: Oxi hóa là gì? Làm thế nào để chống oxi hóa?
Nước dừa hỗ trợ hoạt động tim mạch tốt hơn
Uống nước dừa có tác dụng gì đối với sức khỏe tim mạch? Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, người bị cao huyết áp thường có lượng kali thấp. Trong khi đó, tác dụng quan trọng của nước dừa tươi là giúp điều hòa huyết áp. Do đó, nước dừa tươi chứa nhiều kali và axit lauric rất tốt cho người bị cao huyết áp.
Nước dừa cải thiện bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu trên động vật đã cho thấy nước dừa làm giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ hemoglobin A1c, các dấu hiệu của stress oxy hóa. Với 3 gam chất xơ và 6 gam carbs dễ tiêu hóa trong mỗi cốc nước dừa (240 ml), nước dừa phù hợp với kế hoạch ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, nước dừa chứa hàm lượng magie cao, có thể làm tăng độ nhạy insulin. Đồng thời, nó làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường không nên uống gì?
Nước dừa giúp ngăn ngừa sỏi thận
Sỏi thận hình thành khi canxi, oxalat và các hợp chất khác kết hợp với nhau để tạo thành các khối giống như đá. Uống đủ nước là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa hiệu quả hơn nước lọc trong việc giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả.
>>> Xem thêm: Sỏi thận uống gì hết? 12 loại nước uống tan sỏi thận cực hay
Hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa
Với khả năng bù nước, nước dừa được dùng để điều trị tình trạng mất nước do kiết lỵ, tả, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Trong nước dừa có chứa nguồn axit lauric dồi dào giúp cơ thể chuyển hóa thành monolaurin. Monolaurin có hoạt tính kháng vi-rút, kháng khuẩn. Uống nước dừa tươi còn có tác dụng chống giun đường ruột, ký sinh trùng và các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác ở trẻ em và người lớn.
Giúp giảm cân
Nước dừa tươi là chất điện giải tự nhiên giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, tác dụng của nước dừa tươi rất tốt cho những người thừa cân.
Giúp tăng cường miễn dịch
Một công dụng mà ít người biết đến ở nước dừa là khả năng chống vi khuẩn và ngăn ngừa bệnh tật. Một số chất trong nước dừa tươi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả. Nước dừa, đặc biệt là cùi dừa có chứa chất béo và caprylic, capric, lauric. Những chất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và chống độc tố. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh.
Giúp chống mất nước
Uống nước dừa có tác dụng gì trong việc chống mất nước? Nước dừa tươi rất giàu khoáng chất và kali. Vì vậy, uống nước dừa tươi giúp bạn điều hòa chất lỏng bên trong cơ thể, qua đó giúp bạn bổ sung và bù nước cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu mất nước? Cơ thể mất nước nên uống gì?
Làm giảm huyết áp
Theo các nhà nghiên cứu, những người có huyết áp cao thì thường sẽ có mức độ kali thấp. Vì vậy, uống nước dừa thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều chỉnh huyết áp do nồng độ kali và axit lauric cao.
Tương tự, một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Đồng thời, nó là một thứ nước uống tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.
Lưu ý khi uống nước dừa
Thông qua nội dung trên, bạn đã biết uống nước dừa có tác dụng gì. Tuy nhiên, khi uống loại nước này bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây.
Không uống khi đi nắng về
Uống nước dừa khi đi nắng về sẽ dễ bị trúng gió, nhất là khi vừa chơi thể thao xong hoặc làm việc nặng. Vì lúc đó cơ thể sẽ mệt mỏi, tay chân bủn rủn và phản xạ kém nhanh nhẹn. Vì vậy, sau khi nghỉ ngơi một lúc rồi bạn hãy uống nước dừa.
Không uống nước vào lúc khuya
Nếu uống nước dừa lúc khuya, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể lúc này có nguy cơ bị nhiễm lạnh, xương khớp cũng rã rời và cảm thấy yếu người.
Như vậy, thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất trong ngày là buổi sáng hoặc trưa để cân bằng hai yếu tố âm – dương trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng không nên uống nước dừa khi bụng đói hoặc quá no. Khi uống nước dừa, bạn nên cho thêm một chút muối để dạ dày dễ hấp thu, hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Hơn nữa, nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng uống nhiều hơn 3-4 quả/ngày và uống liên tục trong nhiều ngày nhé.
Ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa thường được dùng để giải nhiệt vào mùa hè. Đây là thức uống tốt cho sức khỏe, nhưng nó không dành cho một số đối tượng dưới đây.
- Người có hàm lượng kali trong nước dừa rất cao.
- Người huyết áp thấp và suy thận.
Ngoài ra, đối với những ai đang chuẩn bị tiến hành phẫu thuật dù là tiểu phẫu thì cũng không nên uống nước dừa.
Những loại thực phẩm cần tránh dùng chung với nước dừa
Như vậy, với nội dung trên bạn đã biết uống nước dừa có tác dụng gì và những ai không nên uống nhiều nước dừa. Nội dung phần này chúng ta sẽ tìm hiểu những loại thực phẩm nên tránh dùng chung với nước dừa.
Đá lạnh
Vào mùa nắng nóng, chúng ta thường bảo quản nước dừa trong tủ lạnh hoặc thêm đá để tăng cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước đá chung với dừa. Vì nước dừa vốn có tính lạnh nên khi kết hợp với đá sẽ khiến cơ thể càng lạnh, dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu… Đặc biệt, uống nước dừa lạnh khi vừa đi ngoài nắng hay vừa hoạt động thể thao vận động mạnh thì càng nguy hiểm. Vì điều này gây ra sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến dạ dày phản ứng ngay lập tức.
>>> Xem thêm: Uống gì tốt cho dạ dày? 10 loại thức uống cực tốt cho dạ dày
Hải sản
Tương tự như nước đá, hải sản cũng có tính hàn nên khi kết hợp với nước dừa sẽ khiến cơ thể bị lạnh, đầy bụng, tiêu chảy, khó tiêu. Đặc biệt, người bị huyết áp thấp, người mới ốm dậy, người bị phong thấp, cảm mạo hay suy nhược cơ thể không nên sử dụng đồng thời hai loại thực phẩm này.
Thông thường, bạn sẽ thấy món hải sản hấp dừa luôn được nhiều người yêu thích. Nếu dùng ít sẽ không có vấn đề gì, nhưng bạn chú ý không nên lạm dụng và dùng quá nhiều nhé!
Chocolate
Axit oxalic trong socola kết hợp với protein và canxi trong nước dừa để tạo ra canxi oxalate không hòa tan, cản trở sự hấp thụ canxi của cơ thể. Hai thực phẩm này dùng chung với nhau thường xuyên sẽ gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng và tiêu chảy. Người lớn cũng có thể bị rụng tóc, trẻ nhỏ càng nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.
>>> Xem thêm: Đau bụng tiêu chảy uống gì để nhanh khỏi, thực hiện đơn giản
Thuốc
Uống nước dừa có tác dụng gì nếu uống chung với thuốc? Nước dừa cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất đồng thời cũng bổ sung nước cho cơ thể. Đây là một thức uống giải khát tuyệt vời nhưng chúng ta không thể dùng nước dừa để uống thuốc.
Nước dừa có thể tạo thành một lớp màng bao quanh thuốc khiến cơ thể khó hấp thụ các hoạt chất trong thuốc và làm giảm hiệu quả điều trị. Ngoài ra, canxi, magie và các khoáng chất khác có trong nước dừa cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Khi uống thuốc bạn chỉ nên dùng nước lọc, nước khoáng.
Qua nội dung bài viết trên, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu uống nước dừa có tác dụng gì và những lưu ý khi dùng loại nước này. Nếu bạn là một “tín đồ” yêu thích loại nước này, bạn hãy tham khảo bài viết trên để biết uống nước dừa đúng cách như thế nào và đạt được hiệu quả như mong muốn nhé!
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!