Nồng độ pH là gì? Độ pH có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

pH là gì

Chắc rằng chúng ta đã thường xuyên nghe đến cụm từ “độ pH” khi học môn Hóa ở trên trường, lúc cần xác định tính axit và bazơ của một dung dịch. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ hết “pH là gì?” hay “Nồng độ pH là gì?”, cách tính nồng độ pH như thế nào? Tại sao nó lại quan trọng và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Nồng độ pH là gì?
Độ pH là gi? Ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Không những thế, nồng độ pH thực chất còn là cơ sở để kiểm tra tình trạng sức khỏe của chúng ta. Việc lấy mẫu nước tiểu, máu để xét nghiệm ở các cơ sở y tế cũng với mục đích là đo độ pH của cơ thể. Và thông qua đó các bác sĩ có thể nhận biết sức khỏe của bạn đang như thế nào. 

Vậy tại sao độ pH lại làm được điều đó? Hãy cùng Ocany tìm hiểu lý do này!

Nồng độ pH là gì?

Độ pH không chỉ có ý nghĩa với lĩnh vực hóa học mà còn với sức khỏe con người. Đây là một chỉ số có vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Vì sao như thế? Để tìm câu trả lời, đầu tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm độ pH là gì.

Nồng độ pH là gì
Nồng độ pH là gì?

Khái niệm PH

pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion H₃O⁺ (H+) trong dung dịch, nghĩa là độ axit hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện li của nước (Kw = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch.

Và nếu dung dịch có:

  • Độ pH >7: dung dịch có tính kiềm (bazơ)
  • Độ pH =7: dung dịch trung tính
  • Độ pH <7: dung dịch có tính axit

Cách tính nồng độ PH

Các công thức tính nồng độ pH của axit và bazơ:

  • Công thức chung: pH = -log [H+] 
  • Ngoài ra chúng ta còn các công thức khác được chuyển đổi từ cách tính trên: pH = 14 – pOH và pOH = -log[OH-] = log(1/[OH-])

Nồng độ pH có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe?

Chỉ số pH là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tổng quan sức khỏe của mỗi chúng ta. Sự chênh lệch độ pH ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy nồng độ pH trong cơ thể là gì? Và cụ thể, nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

Nồng độ pH đối với sức khỏe
Nồng độ pH đối với sức khỏe

Nồng độ pH trong cơ thể là gì?

Sau khi đã biết về khái niệm nồng độ pH là gì và cách tính nồng độ pH thì sau đây cũng ta sẽ tìm hiểu nồng đồ pH trong chính cơ thể con người. Ở chúng ta, mỗi cơ quan nội tạng đều có nồng độ pH khác nhau. Độ pH cho biết mật độ H+ tại vùng đó. Nếu pH quá thấp tức là H+ quá nhiều, tính axit cao và ngược lại pH cao thì H+ thấp, có tính kiềm. 

Chẳng hạn, độ pH của nước bọt trong duy trì khoảng từ 6,5 đến 7,5 và của máu là từ 7,35 đến 7,45. Nếu cơ quan, chất lỏng trong cơ thể có chỉ số nằm ngoài ngưỡng an toàn thì sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Chúng không thể thực hiện đúng các chức năng của mình, dẫn đến việc các hoạt động trao đổi sinh lý gặp khó khăn. 

Do đó việc cân bằng nồng độ pH cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Việc cân bằng giữa tính axit và tính kiềm sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động “trơn tru” hơn. Nhờ đó, sức khỏe thể chất và tinh thần luôn đạt trạng thái tốt nhất.

Cách kiểm tra nồng độ pH cho cơ thể

Để biết tình trạng sức khỏe của bản thân bạn có thể kiểm tra nồng độ pH của cơ thể. Và bạn có thể tự đo độ pH ngay tại nhà bằng 2 cách sau đây:

Dùng giấy quỳ tím (giấy pH): 

Buổi sáng, khi bạn vừa mới thức dậy là khoảng thời gian tốt nhất để đo độ pH. Bởi vì lúc này chỉ số được đo chính xác hơn. Lấy một tờ giấy quỳ tím và bạn có thể trực tiếp tiểu lên đó hoặc nhúng ⅓ của chiều dài giấy vào cốc nước tiểu. 

Đo độ pH bằng giấy quỳ tím
Đo độ pH bằng giấy quỳ tím

Giấy thử sau khi được làm ẩm sẽ bị đổi màu, để biết độ pH bạn hãy so sánh màu của mảnh giấy đó với các dãy màu được cung cấp kèm theo bộ thử. Tương ứng với mỗi màu là một chỉ số độ pH. Bạn hãy tìm màu giống nhất với mảnh giấy và đọc kết quả. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng nước bọt để kiểm tra.

Dùng bút đo độ pH: 

Cách đo cũng tương tự như trên. Thời điểm thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm chưa ăn gì. Để kiểm tra bạn hãy dùng bút đo độ pH nhúng vào cốc nước tiểu. Sau khoảng 4 giây trên thân bút đo sẽ hiện lên chỉ số và bạn chỉ cần đọc kết quả. 

Đo bộ pH bằng bút
Đo bộ pH bằng bút

Chỉ số độ pH lý tưởng của nước tiểu trong khoảng từ 6.5 đến 7.5. Còn độ pH của nước bọt từ 6.4 đến 6.8. Nếu nồng độ pH dưới 5 thì nước tiểu có tính axit hơn và có thể bạn gặp các vấn đề về sức khỏe như mất nước, tiêu chảy, suy thận cấp. Và khi pH nước tiểu trên 8 bạn có thể bị bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nôn ói nhiều,…

Nồng độ pH trong cơ thể bao nhiêu là tốt?

Để các tế bào và cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt nhất, con người phải duy trì nồng độ pH trong khoảng từ 7.35 đến 7.45. Nghĩa là một cơ thể khỏe mạnh sẽ hơi có tính kiềm.

Nồng độ pH trong cơ thể
Nồng độ pH trong cơ thể

Nhưng khi ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ uống có chất kích thích,… cơ thể mất đi tính kiềm tự nhiên và chuyển sang mang tính axit. Nếu không có biện pháp cân bằng độ pH, sức khỏe chúng ta sẽ yếu dần kèm theo mắc các căn bệnh về tiêu hóa, mắt, bị loãng xương, suy thận,… 

Nồng độ pH không tốt sẽ gây ra những nguy hiểm gì với sức khỏe

Cân bằng nồng độ pH trong cơ thể còn được gọi là cân bằng axit-bazơ. Đó là mức axit và bazơ trong máu khi cơ thể bạn hoạt động tốt nhất. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ chức năng của các tế bào, cơ quan trong cơ thể bị “trục trặc” dẫn đến tình trạng mà trong y khoa gọi là nhiễm kiềm và nhiễm toan. 

Một số triệu chứng chung thường gặp khi nhiễm kiềm: 

  • Nôn ói
  • Run tay
  • Tê buốt 
  • Yếu cơ
  • Chuột rút cơ bắp

Một số triệu chứng chung thường gặp khi nhiễm toan: 

  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Buồn ngủ
  • Lú lẫn

Khi gặp các triệu chứng trên, bạn hãy đến cơ sở y tế để khám và được các bác sĩ chữa trị. Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị shock và hôn mê.

Cách giữ độ pH ở mức tốt nhất cho cơ thể

Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm để trung hòa Axit

Theo các chuyên gia để tăng độ kiềm cho cơ thể, khẩu phần ăn cần có rau cải xanh như bông cải xanh, dưa leo, xà lách cùng các loại trái cây, hạt, đậu. Các thực phẩm trên chứa các nguyên tố có tính kiềm: canxi, magie, sắt, natri và kali.

Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm để trung hòa Axit
Ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm để trung hòa Axit

Việc ăn các nhóm thực phẩm giàu kiềm tự nhiên sẽ giúp trung hòa lượng axit dư trong máu và mang đi nuôi dưỡng các cơ quan, tế bào trong cơ thể. Đặc biệt, khi cơ thể có nồng độ pH thấp việc bổ sung rau củ, trái cây có tính kiềm vào 70% thực đơn là rất cần thiết.

Sinh hoạt và có chế độ luyện tập điều độ

Với lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích, thực phẩm chế biến có sẵn sẽ làm mất cân bằng axit-bazơ. Tập thể dục là giải pháp hữu ích. Khi vận động cơ thể chúng ta tiết ra mồ hôi cùng các chất hoocmon giúp duy trì cân bằng nội môi, điều tiết độ pH.

Sinh hoạt và có chế độ luyện tập điều độ (1)

Sinh hoạt và có chế độ luyện tập điều độ

Ngoài ra, bạn phải sinh hoạt điều độ với chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý để điều hòa lượng axit-bazơ trong các cơ quan cơ thể. Điều chỉnh nhịp sinh hoạt theo giờ cố định và duy trì hằng ngày là phương pháp tốt nhất để cải thiện sức khỏe. 

Sử dụng những loại nước uống Alkaline hằng ngày

Nước Alkaline là nước uống có tính kiềm tự nhiên với độ pH 8.5-9.5 giàu hydro, chứa nhiều các ion khoáng có lợi cho sức khỏe. Với chỉ số pH cao hơn nước khoáng thường, nước kiềm Alkaline giúp ổn định lượng bazơ trong cơ thể nhờ bổ sung các ion khoáng như Na+, K+, Ca+,…

Sử dụng nước alkaline hằng ngày
Sử dụng nước alkaline hằng ngày

Người Nhật Bản được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố là người dân có tuổi thọ lớn nhất thế giới có thói quen uống nước Alkaline hằng ngày. Và nước ion kiềm được Hội nghị Y khoa Nhật Bản công nhận là nước uống rất có lợi cho sức khỏe. Vào năm 2009 đất nước này đã chọn ngày 11/7 hằng năm làm “Ngày nước ion kiềm” nhằm khuyến khích người dân sử dụng loại nước này.

Tuy nồng độ pH trong cơ thể con người từ 7.35-7.45 hơi mang tính kiềm. Nhưng nồng độ pH dễ bị thay đổi khi bản thân chịu sự ảnh hưởng từ môi trường ô nhiễm, ăn món cay nóng hay đồ ngọt,… 

Do đó, cơ thể sẽ dễ bị dư thừa lượng axit và gặp các vấn đề về sức khỏe. Dùng nước ion kiềm hằng ngày sẽ giúp trung hòa axit dư thừa, ổn định lượng kiềm cho cơ thể. Ngoài ra, nước kiềm còn có công dụng ngăn ngừa sự lão hóa, tăng hệ miễn dịch và điều trị bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, loét dạ dày,… 

Lời kết

Tóm lại, bài viết đã cung cấp cho chúng ta biết về khái niệm nồng độ pH là gì? cách tính nồng độ pH và tầm quan trọng của chỉ số pH đến sức khỏe của chúng ta. Chỉ số pH chênh lệch khỏi ngưỡng an toàn dù ít hay nhiều cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe. Bởi thế, chúng ta phải duy trì thói quen ăn nhiều rau xanh, tập thể dục và đặc biệt là uống nước ion kiềm để giữ độ pH cơ thể ở mức tốt nhất.

Xem thêm: Nước điện giải là gì ? 10 Loại nước uống bù điện giải đơn giản dễ tìm

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.