Hiến máu là một việc làm rất nhân đạo và luôn được cộng đồng khuyến khích thực hiện. Tuy trước khi hiến máu, bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe sơ bộ nhằm đảm bảo an toàn. Nhưng sau đó, bạn cũng sẽ khó tránh khỏi tình trạng hơi chóng mặt. Chính vì vậy, nếu bạn biết hiến máu xong nên ăn gì thì sẽ rất nhanh chóng lấy lại sức khỏe ổn định. Ở nội dung bài viết này, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu sau khi hiến máu xong nên ăn gì nhé!
Tại sao phải bổ sung dinh dưỡng sau khi hiến máu?
Mặc dù sau khi hiến máu, bạn sẽ mất một lượng máu rất nhỏ, khoảng 250 – 350ml. Cơ thể của bạn lúc này vẫn khỏe mạnh và có thể hoạt động bình thường nhưng vẫn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Cơ thể con người cần 24 giờ để môi trường máu trở lại bình thường và khoảng 3 – 5 tuần để hồng cầu phục hồi. Bên cạnh đó, hiến máu còn khiến cơ thể mất đi một lượng sắt. Và trung bình phải mất ít nhất 8 tuần để lượng sắt trong cơ thể ổn định. Vì vậy, nếu biết hiến máu xong nên ăn gì sẽ giúp bạn giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho sức khỏe sau hiến máu.
Xem thêm:
👉 Điều kiện hiến máu là gì? Có nên hiến máu không?
👉 Hiến máu có tốt không? Tại sao nên hiến máu nhân đạo?
Nên ăn gì trước khi hiến máu?
Ngoài việc biết hiến máu xong nên ăn gì, bạn cũng nên biết thêm kiến thức nên ăn gì trước khi hiến máu. Đối với mỗi người trưởng thành khỏe mạnh, 200ml máu hiến tặng chỉ chiếm 1/20 tổng lượng máu của toàn cơ thể. Điều này đã được khoa học chứng minh là không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, sau khi hiến máu, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời sẽ hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Và quan trọng không kém là trước khi hiến máu nên ăn gì?
Thực phẩm giàu sắt
Sắt là là một chất rất quan trọng đối với cơ thể vì sắt giúp tạo ra Hemoglobin. Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan trong cơ thể. Một chế độ ăn cân bằng với thực phẩm giàu chất sắt sẽ giúp cơ thể bạn dự trữ thêm chất sắt. Nếu cơ thể của bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù cho lượng sắt bị mất khi hiến máu, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể xảy ra.
Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: Trứng, thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt bê, thịt lợn), cá và động vật có vỏ (cá ngừ, tôm, hến, hàu, cá thu), gan động vật, bông cải xanh, củ cải đường, rau bina, khoai lang, đậu Hà Lan, cải xoăn, mù tạt xanh, bánh mì và ngũ cốc, trái cây….
👉 18 thực phẩm bổ sung sắt, giúp bổ máu nên bổ sung ngay
Ăn chay
Ăn chay rất tốt cho sức khỏe con người, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh như huyết áp, mỡ máu, các bệnh về tim mạch,… Vì vậy, ăn chay trước khi hiến máu sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc hại và hỗ trợ sản sinh ra máu sạch hơn.
Nên tránh ăn gì trước khi hiến máu?
Trước khi muốn biết hiến máu xong nên ăn gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những loại thực phẩm mà bạn cần tránh trước khi hiến máu nhé!
Rượu bia
Uống nhiều rượu bia sẽ khiến bạn dễ bị mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, rối loạn điều hòa trương lực mạch máu… Kèm theo đó là lượng máu mất đi nhiều nên có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể bạn. Nếu nhẹ thì khó chịu, chóng mặt, nặng có thể khởi phát nhiều bệnh lý tiềm ẩn như bệnh mạch vành, mạch máu não…
Thực phẩm giàu chất béo
Khoai tây chiên, kem… ăn trước khi hiến máu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Vì vậy, bạn nên bỏ qua thực phẩm giàu chất béo trong ngày hiến máu.
Thực phẩm làm giảm hấp thu sắt
Tuy không cần thiết phải tránh hoàn toàn những thực phẩm làm giảm hấp thu sắt nhưng bạn nên tránh ăn cùng lúc với thực phẩm giàu sắt hoặc thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Thực phẩm làm giảm hấp thu sắt bao gồm cà phê, trà, sữa, phô mai, sữa chua, sô cô la, rượu vang đỏ.
Aspirin
Bạn cần đảm bảo không uống Aspirin trong vòng 48 giờ trước khi hiến máu.
Hiến máu xong nên ăn gì?
Vậy là phần nội dung mà bạn mong chờ nhất đã tới. Hiến máu xong nên ăn gì để nhanh phục hồi sức khỏe? Bạn hãy tham khảo những gợi ý dưới đây của Ocany nhé!
Thực phẩm giàu chất sắt
Như đã kể trên, người hiến máu rất cần sắt để bổ sung cho lượng sắt đã mất đi sau khi hiến máu. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng thêm vào thực đơn của mình những loại thực phẩm giàu sắt mà Ocany đã nêu trên nhé!
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn từ các nguồn thực vật. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm: Dưa vàng, dứa, dâu tây, mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, cam quýt, đu đủ, dưa hấu, cà chua,….
Thực phẩm giàu chất đạm
Điều này có nghĩa là bạn cần tích cực bổ sung nhiều thực phẩm tạo máu là các thực phẩm giàu protein, sắt và vitamin B12. Cơ thể hấp thụ sớm các chất này sẽ có tác dụng bổ máu nhanh chóng. Thực phẩm giàu đạm bao gồm trứng, thịt nạc, sữa, các loại đậu,…
Thực phẩm giàu axit Folic
Folate (vitamin B9), được cơ thể sử dụng để tạo ra các tế bào máu mới. Bổ sung axit folic giúp thay thế hiệu quả các tế bào máu bị mất đi trong quá trình hiến tặng. Thực phẩm giàu axit folic bao gồm: Gan động vật, măng tây, cam, các loại hạt và các loại đậu, cải xoăn…
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 sẽ được hấp thụ nhờ sự trợ giúp của các Protein hòa tan trong máu qua dạ dày. Vitamin B12 giúp tăng sinh tế bào máu và tái tạo tế bào thần kinh. Đặc biệt, với vitamin B12, cơ thể con người không tự sản xuất được mà phải bổ sung từ bên ngoài qua các loại thực phẩm. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như: Nấm, cá, phô mai, sản phẩm từ sữa, trứng và men dinh dưỡng.
Uống nhiều nước
Nước cũng như thức ăn giúp tái tạo năng lượng sau hiến máu, giúp tạo tế bào mới thay thế tế bào đã mất đi. Uống nước sẽ giúp bạn điều hòa huyết áp, giảm đau đầu, chóng mặt. Trong 24 đến 48 giờ sau khi hiến máu, uống đủ nước giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục lại thể trạng. Ngoài nước khoáng thông thường, bạn có thể bổ sung nước ion kiềm Ocany để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Nước ion kiềm Ocany giàu hydrogeb, có cấu trúc phân tử nước nhỏ hơn nước thông thường, chỉ 0.5nm giúp thẩm thấu nhanh vào tế bào, vị ngon và dịu hơn, dễ hấp thu. Loại nước này rất giàu khoáng chất tự nhiên, giúp bổ sung chất điện giải, thúc đẩy quá trình hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, thanh lọc và giải độc nhanh chóng.
Một số thực phẩm bổ máu
Nếu bạn đã quan tâm đến việc hiến máu xong nên ăn gì thì không thể bỏ qua những loại thực phẩm bổ máu dưới đây:
Cháo củ mài – long nhãn
Củ mài 40g, long nhãn 20g, gạo tẻ 100g. Để nấu món ăn này, bạn cần lấy gạo vo sạch, cho long nhãn và gạo vào nồi, thêm nước lạnh vừa đủ đun trên lửa vừa, nêm nếm gia vị theo khẩu vị rồi sử dụng mỗi ngày 1 lần.
Canh gan heo táo nhân sâm
Gan heo 100g, đảng sâm 15g, đại táo 20 quả. Đảng sâm, đại táo rửa sạch, cho nước ấm vào ngâm 20 phút, thêm nước lạnh vừa đủ, đun nửa giờ sau, gạn lấy nước thuốc. Tiếp theo, bạn hãy cho nước vừa đủ đun trong 20 phút. Lấy 2 nước trộn lẫn với gan lợn đã rửa sạch, cho vào nồi đất nấu chín, sau khi nêm gia vị, chia 2 lần dùng, mỗi ngày 1 chén.
Huyết heo
Tiết canh lợn 0,5kg rửa sạch, thêm chút hành, gừng, rượu cho vào nồi ninh nhừ. Sau đó cho lượng nước vừa đủ đun đến khi chín, nêm chút muối, bột nêm.
Cháo đậu phộng táo đỏ
15 quả táo đỏ, 50g đậu phộng, 100g gạo tẻ. Tất cả nguyên liệu sau khi rửa sạch cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, nấu lửa vừa, dùng sáng và chiều mỗi ngày.
Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng xoay quanh vấn đề hiến máu xong nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý thêm một số lưu ý dưới đây để có được sức khỏe tốt sau khi hiến máu.
Chú ý nghỉ ngơi
1-2 ngày sau khi hiến máu, bạn nên chú ý nghỉ ngơi, tốt nhất là đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Sau khi hiến máu bạn không nên lao động chân tay, vận động quá sức. Bên cạnh đó, bạn cần bớt làm các công việc trí óc như học bài, đọc sách, lướt web…
Không uống trà đặc
Sau khi hiến máu trong vòng 1 tháng, tốt nhất là bạn không nên uống nước trà đặc. Bởi trong trà chứa nhiều axit tannic dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn bã không được cơ thể hấp thụ, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein và sắt của cơ thể.
Không cần tẩm bổ quá nhiều
Với những gợi ý hiến máu xong nên ăn gì ở nội dung trên là bạn đã có thể “dư sức” để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể của mình. Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc bổ hoặc tẩm bổ quá mức sẽ không tốt cho cơ thể.
Kết luận
Qua bài viết trên, Ocany đã cùng bạn giải đáp thắc mắc hiến máu xong nên ăn gì. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã biết cách xây dựng thực đơn tẩm bổ cho mình và người thân sau khi đi hiến máu. Ocany chúc bạn và gia đình sẽ có thật nhiều sức khỏe.
Xem thêm:
👉 Tụt huyết áp nên ăn gì, kiêng gì giúp ổn định huyết áp?
👉 Sau mổ ruột thừa ăn gì, kiêng gì giúp mau lành vết thương?
👉 Thiếu máu não nên ăn gì? 20 siêu thực phẩm nên bổ sung
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!