Củ cải đường được mệnh danh là nhân sâm mùa đông chúng có rất nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe cũng như khả năng chữa một số bệnh như ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, bảo vệ dạ dày…. Bài viết này sẽ phân tích thêm những công dụng phổ biến của loại thực phẩm này, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu nhé!
Củ cải đường (sugar beet) là gì?
Củ cải đường là một loại cây thuộc họ dền, có tên khoa học là Beta Vulgaris. Chúng được trồng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Mỹ. Do chứa nhiều đường nên loài củ này thường được sử dụng để sản xuất đường phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Củ cải đường có dạng hình trụ đặc, đường kính khoảng 10-12cm, vỏ hơi sần sùi và có màu nâu kem. Lá của thực phẩm này hơi thon dài, có màu xanh lục. Bạn cũng có thể sử dụng lá của chúng để làm món rau bình thường.
Giá trị dinh dưỡng trong củ cải đường
Thành phần dinh dưỡng của củ cải đường trong 100 gam gồm: 1.4 gam protid, 3.7 gam glucid, 41 mg phốt pho, 1.1 mg sắt, 1.5 gam xenluloza, 40 mg canxi, 0.06 mg vitamin B1… Theo y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt nhạt, hơi cay, đắng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Ăn sống củ cải đường được không?
Có rất nhiều người thắc mắc không biết có nên ăn sống loại củ này không. Bạn hoàn toàn có thể ăn sống củ cải đường khi chúng còn non hoặc chế biến bằng cách thái lát mỏng trộn salad để tăng hương vị cho món ăn. Còn đối với củ cải hơi già sẽ được dùng để chế biến các món luộc, xào, rang.
- Rau bina (rau chân vịt) là gì? 17 lợi ích tuyệt vời của rau bina
- Cải Kale (cải xoăn) là gì? Chứa dưỡng chất gì tốt cho sức khỏe?
- Táo đỏ có tác dụng gì? 13+ lợi ích của táo đỏ với sức khỏe
Tên củ cải đường ở Việt Nam
Sugar beet là tên gọi của cây củ cải đường, được trồng để sản xuất đường (tương tự như mía). Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người vẫn dùng cụm từ “củ cải đường” này để chỉ loại củ cải đỏ. Củ này có hình tròn, đôi khi là hình bầu dục, vỏ màu đỏ hồng và bên trong màu trắng.
Củ cải đường có giá bao nhiêu và có thể mua ở đâu?
Củ cải đường hiện không có bán ở Việt Nam vì chúng thường được sử dụng để sản xuất đường. Tuy nhiên, đối với củ cải đỏ (được một số người Việt Nam gọi là củ cải đường), giá thường dao động từ 60.000 – 70.000 đồng/kg. Bạn có thể tìm mua loại củ cải này tại các chợ dân sinh, cửa hàng chuyên rau sạch hoặc siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc.
Phân biệt củ cải đường, củ cải (trắng/đỏ) và củ dền
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa củ cải đường là củ cải trắng, củ cải đỏ và củ dền. Vì vậy, ở bài viết dưới đây Ocany sẽ giúp bạn phân biệt những loại củ này.
Tiêu chí | Củ cải đường | Củ cải (trắng/ đỏ) | Củ dền |
Phân loại | Beta vulgaris | R. raphanistrum | Beta vulgaris |
Đường kính | 10 – 12cm | 2 – 5cm | 5 – 7cm |
Màu sắc của vỏ | Màu nâu kem | Củ cải trắng có màu trắng, củ cải đỏ có màu đỏ | Đỏ thẫm hoặc tím |
Màu sắc bên trong củ | Trắng ngà hoặc trắng | Màu trắng | Đỏ tím, tím than |
Hương vị củ | Ngọt nhẹ | Hơi hăng và một chút ngọt ngọt | Hơi đắng và ngọt |
Củ cải đường có tác dụng gì?
Khi nhắc đến sugar beet, chúng ta không thể không nói đến những lợi ích mà loại thực phẩm này mang lại. Dưới đây là một số tác dụng của củ cải đường mà bạn nên biết.
Củ cải đường chứa ít calo
Củ cải đường chứa ít calo nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100 gam loại củ này luộc lên sẽ có 44 calo, 1.7 gam chất đạm, 0.2 gam chất béo, 10 gam tinh bột, 14% DV mangan, 8% DV đồng, 4% DV vitamin C, vitamin B6 và sắt.
Củ cải đường đặc biệt giàu folate, một loại vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tim mạch. Chúng cũng chứa một lượng mangan tốt, tham gia vào việc chuyển hóa chất dinh dưỡng và quá trình hình thành xương. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều đồng, một khoáng chất quan trọng và cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
Kiểm soát huyết áp
Một số nghiên cứu cho thấy nước ép của loại củ này có thể giúp giảm đáng kể mức huyết áp tâm thu và tâm trương. Sử dụng củ cải đường sống có hiệu quả hơn là khi chúng được nấu chín. Tác dụng hạ huyết áp này là do nồng độ nitrat cao trong loại rau củ này. Trong cơ thể, nitrat được chuyển đổi thành oxit nitric, một phân tử làm giãn mạch máu và giảm mức huyết áp.
Củ cải đường cũng là một nguồn folate tuyệt vời giúp giảm đáng kể mức huyết áp. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng tác dụng của củ cải đường đối với huyết áp chỉ là tạm thời. Do đó, bạn cần tiêu thụ chúng thường xuyên để có được những lợi ích lâu dài cho sức khỏe tim mạch.
- Ăn táo có tác dụng gì? 10+ công dụng đặc biệt từ quả táo
- Lá Thyme (xạ hương) là gì? Công dụng và cách dùng chuẩn
- Shortening là gì? Công dụng và cách dùng Shortening đúng
Giúp chống viêm
Củ cải đường chứa các sắc tố gọi là betalains, có một số đặc tính chống viêm. Viêm mãn tính có liên quan đến các tình trạng như bệnh tim, béo phì, bệnh gan và ung thư. Một nghiên cứu trên nhóm người bị huyết áp cao cho thấy tiêu thụ 250ml nước ép loại củ này trong 2 tuần sẽ làm giảm đáng kể một số dấu hiệu viêm. Thêm vào đó, một nghiên cứu cho thấy viên nang betalain được làm từ chiết xuất củ cải đường giúp giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Sugar beet rất giàu chất xơ, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Nhờ tác dụng điều hòa hệ vi sinh vật trong đường ruột, chất xơ còn có vai trò tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thu ở ruột.
Điều này có thể tăng cường sức khỏe tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các tình trạng tiêu hóa như táo bón, bệnh viêm ruột (IBS) và viêm túi thừa. Hơn nữa, chất xơ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư ruột kết và tiểu đường loại 2.
Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Tác dụng của củ cải đường đối với sức khỏe của não bộ là gì? Các chức năng tinh thần và nhận thức của cơ thể chúng ta sẽ suy giảm một cách tự nhiên theo tuổi tác. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn thoái hóa thần kinh như chứng mất trí nhớ. Các nitrat trong loại củ này có thể cải thiện chức năng não, làm tăng lưu lượng máu đến não.
Đặc biệt, loại củ này đã được chứng minh là cải thiện lưu lượng máu đến thùy trán của não, giúp cải thiện trí nhớ và ra quyết định nhanh hơn. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy thời gian phản ứng nhanh hơn 4% trong các bài kiểm tra chức năng nhận thức khi tiêu thụ 250ml nước ép củ cải đường mỗi ngày trong 2 tuần, so với nhóm đối chứng.
Chống ung thư
Củ cải đường chứa một số hợp chất bao gồm betaine, rutin, kaempferol, axit ferulic và axit caffeic có đặc tính chống ung thư. Các nghiên cứu về ống nghiệm đã chỉ ra rằng chiết xuất chúng có thể làm chậm quá trình phân chia và phát triển của tế bào ung thư.
Cân bằng năng lượng, giúp giảm cân
Củ cải đường ít chất béo và calo nhưng nhiều nước, có thể giúp cân bằng năng lượng của bạn. Tăng lượng thức ăn ít calo như loại rau củ này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, mặc dù ít calo nhưng chúng chứa một lượng protein và chất xơ vừa phải. Cả hai chất dinh dưỡng này có thể giúp bạn đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh dễ dàng hơn.
Chất xơ trong loại củ này cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, bằng cách thêm chúng vào công thức nấu ăn hoặc trộn chúng vào các loại thực phẩm khác sẽ giúp bạn cải thiện cân nặng của mình.
Giúp thanh lọc máu
Công dụng của củ cải đường đối với máu là gì? Một nghiên cứu trên Tạp chí Khoa học Điều dưỡng và Sức khỏe cho thấy các cô gái tuổi teen bị thiếu máu có thể cải thiện lượng sắt trong khoảng thời gian 20 ngày bằng cách uống nước ép củ dền hàng ngày.
Thành phần sắt chứa trong củ cải đường rất cần thiết cho sự hình thành hợp chất hemoglobin. Đây là loại protein có trong tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Như vậy, giải pháp này mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ khi mang thai, bởi giai đoạn này cơ thể phụ nữ cần nhiều sắt hơn bình thường.
Tốt cho tim mạch
Hợp chất nitrat có trong loại củ này có khả năng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Trong trường hợp bạn bị cao huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch thì việc uống nước ép củ cải đường sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Bởi vì, nước trong loại củ này có thể giúp thanh lọc máu và cải thiện quá trình lưu thông máu. Khi sử dụng nước ép chiết xuất từ 500mg loại rau củ này liên tục trong 2 tuần sẽ giúp bạn giảm huyết áp hiệu quả.
Giảm đau hiệu quả
Hợp chất cay trong hỗn hợp nước ép củ cải đường có tác dụng kháng khuẩn, kích hoạt gân cốt và có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nhất là vào mùa đông, bạn thường mỏi cơ hay đau nhức xương khớp. Khi đó, bạn có thể dùng củ dền gọt vỏ đắp lên vùng bị đau hoặc có thể cho củ dền vào túi chườm nóng lên vùng bị đau.
- Cải cầu vồng: Giá trị dinh dưỡng và công dụng cho sức khỏe
- Đậu bắp có tác dụng gì? 20 lợi ích tuyệt vời từ đậu bắp
- Ăn sầu riêng có tác dụng gì? Lợi ích và tác hại khi ăn sầu riêng
Kết luận
Củ cải đường có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của chúng ta. Khi bạn đã hiểu củ cải đường là gì và lợi ích của loại rau này, bạn sẽ biết cách sử dụng chúng sao cho phù hợp. Hy vọng với những chia sẻ trên, Ocany đã giúp bạn hiểu hơn về loại củ này. Ocany chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!