Folate là tên gọi chung của Acid Folic hay Vitamin B9, đây là một chất quan trọng đối với cơ thể người trong quá trình trao đổi chất và phát triển tế bào. Folate được bổ sung vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống giàu các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả hoặc các loại thực phẩm chức năng có chứa Folate. Để hiểu rõ hơn về Folate cũng như cách sử dụng như thế nào là phù hợp loại Vitamin quý giá này, cùng Ocany tham khảo bài viết sau nhé!
Folate là gì?
Folate là một tên gọi khác của Vitamin B9 có mặt trong các loại thực phẩm tự nhiên hay Acid Folic được tổng hợp dưới dạng monoglutamate có trong các loại thực phẩm bổ sung. Vitamin B9 hay Folate đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và trao đổi chất của tế bào. Vì vậy luôn được khuyến khích bổ sung, nhất là đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú hoặc người bị ốm để nhanh hồi phục.
Folate chủ yếu được tìm thấy trong các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh, rau diếp cá, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, chanh, đậu phụ, thực phẩm lên men,…
Folate có tác dụng gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Folate nếu được bổ sung hằng ngày với liều lượng thích hợp sẽ đem lại nhiều cải thiện đáng ngạc nhiên cho sức khỏe, đồng thời tăng sức đề kháng và ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Vậy, Folate có tác dụng gì? cùng Ocany tìm hiểu chi tiết trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Ngăn ngừa ung thư vú phát triển
Ung thư vú được xem là một dạng u ác tính hình thành ở vú và phát triển ở các ống dẫn sữa, túi sữa hoặc tiểu thùy. Ung thư vú nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm bằng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Một trong những nhóm dinh dưỡng mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân ung thư vú của mình tích cực bổ sung đó là Folate
Bởi Folate có nhiệm vụ điều chỉnh sự phát triển bình thường của các tế bào, đồng thời ngăn ngừa và ức chế các khiếm khuyết trong tế bào, từ đó đẩy lùi quá trình tiến triển của ung thư hiệu quả.
Giảm thiểu tối đa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Folate cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng tế bào, mô, tạo ra DNA mang thông tin di truyền ở trẻ sơ sinh. Folate thường được các bác sĩ sản phụ khoa chỉ định sử dụng trong thai kỳ với liều lượng thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các khiếm khuyết về sưng não và tủy sống, điển hình nhất là hở môi, hở hàm ếch.
Điều trị thiếu folate
Mặc dù cơ thể cũng có khả năng tự sản sinh Folate và lưu trữ ở gan nhưng đôi khi số lượng không đủ đáp ứng cho nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Khi bị thiếu Folate, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng vô cùng tiêu cực như mất nhận thức, da trở nên tái nhợt, toàn thân đau nhức, khó thở, giảm vị giác,…
Thông thường, để đối phó với tình trạng thiếu hụt Folate, các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung Acid Folic thông qua đường uống để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
- Insulin là gì? Tác dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng
- Caffeine là gì? Lợi ích và tác hại của Caffeine đối với sức khỏe
- Vitamin PP là gì? Vitamin PP có tác dụng gì? Cách bổ sung
Bảo vệ hệ tim mạch
Khi nồng độ homocysteine trong máu vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu và gây đột quỵ. Folate và Vitamin B6, vitamin B12 khi được kết hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát nồng độ homocysteine trong máu, từ đó giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Duy trì và thúc đẩy sự phát triển bình thường của tế bào thần kinh
Phiền muộn, lo âu hay sa sút trí tuệ là những biểu hiện không bình thường của hệ thần kinh. Người bị sa sút trí tuệ có thể đi kèm với các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, không kiểm soát được hành vi, mất khả năng vận động,… Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng phiền muộn và sa sút trí tuệ kể trên đó là sự thiếu hụt trầm trọng Folate trong cơ thể.
Folate có tác dụng duy trì và thúc đẩy sự phát triển bình thường của các tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh. Khi được bổ sung đầy đủ sẽ giúp ổn định tinh thần, đồng thời đẩy lùi nguy cơ sa sút trí tuệ hiệu quả.
Điều trị bệnh thận và hỗ trợ giảm các triệu chứng
Theo thống kê, có đến 85% bệnh nhân mắc bệnh thận nặng đều có chỉ số nồng độ homocysteine trong máu cao, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên những biến chứng nặng nề cho hệ tim mạch và hệ thần kinh. Trong khi đó, việc bổ sung Folate cho cơ thể có thể giúp giảm nồng độ homocysteine, ức chế quá trình sản sinh của acid amin này.
Folate có khả năng làm giảm các độc tính gây ra bởi thuốc điều trị ung thư
Methotrexate là một loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch và thường dùng cho các bệnh nhân đang điều trị ung thư, các bệnh tự miễn dịch, phá thai nội khoa hay mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, tác dụng phụ đi kèm với việc sử dụng loại thuốc này lại rất ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ thấy nhất là đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, rụng tóc,…
Trong khi đó, Folate sẽ đem lại khả năng giảm thiểu đáng kể các triệu chứng này, vì vậy thường được các bác sĩ chỉ định bổ sung thêm sau các đợt điều trị.
Giúp tăng cường sức đề kháng cho đôi mắt của người già
Người lớn tuổi chính là đối tượng dễ gặp phải các bệnh về lão hóa nhất, đặc biệt là ở mắt. Thoái hóa điểm vàng cũng là một bệnh thường thấy ở người cao tuổi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị phù hợp.
Việc bổ sung Folate, vitamin B6 và B12 hằng ngày với liều lượng phù hợp sẽ kết hợp với nhau để giảm thiểu đáng kể tốc độ lão hóa mắt và ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực ở người lớn tuổi.
Giảm huyết áp cao
Nhiều nghiên cứu trên thực tế cho thấy rằng việc sử dụng liên tục Folate trong ít nhất 6 tuần sẽ đem lại hiệu quả kiểm soát huyết áp cực tốt, giúp bệnh nhân cao huyết áp luôn trong trạng thái ổn định, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim do huyết áp cao.
- Chất béo là gì? Cách bổ sung chất béo có lợi vào chế độ ăn
- Maltodextrin là gì? Có nên sử dụng loại carbs này không?
- Carbohydrate là gì? Vai trò của carbohydrate đối với cơ thể
Những dấu hiệu nào cho thấy cơ thể đang thiếu hụt Folate?
Như Ocany đã đề cập, việc thiếu hụt Folate đem lại rất nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như:
- Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức: Việc thiếu hụt Folate sẽ rất dễ dàng nhận ra khi bạn cảm thấy tâm trạng “lên xuống” bất thường, dễ cáu gắt, hay quên, không tập trung, lâu dần có thể xuất hiện tình trạng trầm cảm do rối loạn lo âu.
- Làn da trở nên tái xanh, nhợt nhạt: Nguyên nhân chính của biểu hiện nay là do lượng Folate không đủ để sản sinh các tế bào hồng cầu cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, người bị thiếu Folate đôi khi còn gặp phải tình trạng mệt mỏi, tê tay, tê chân, yếu cơ.
- Thường xuyên đau nhức cơ thể: Hàm lượng Folate không đủ để sản sinh hồng cầu, từ đó dẫn đến thiếu máu, làm oxy không được cung cấp đủ lên não và gây đau nhức cơ hay thậm chí là hiện tượng sưng tấy.
- Khó thở: Khi thấy khó thở, thở ngắt quãng, thở khò khè thì có thể giải thích rằng lượng oxy trong máu đang bị thiếu hụt. Đó chính là do lượng Folate không đủ để sản sinh hồng cầu đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể.
- Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sụt cân nhanh, chán ăn cũng do tình trạng thiếu hụt Folate gây ra.
- Các triệu chứng khác có thể đi kèm với tình trạng thiếu Folate như hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim,…
Liều dùng Folate (Vitamin B9)
Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu thiếu hụt Vitamin B9 kể trên thì việc đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là bổ sung Folate dưới dạng tổng hợp để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp mà liều dùng Folate sẽ có sự thay đổi tương ứng để thuốc phát huy tác dụng và hạn chế nguy cơ quá liều.
Việc lạm dụng Folate cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho sức khỏe, trong đó tình trạng dễ thấy nhất đó là chính là chuột rút, tiêu chảy, phát ban, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Khi uống bằng đường miệng: Khi uống Folate bằng đường miệng, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng với liều 800 mcg – 1,2 mcg/ngày trong trường hợp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Khi dùng dưới dạng tiêm: Liều tiêm Folate được giới hạn dưới 1mg/ngày để không vượt ngưỡng cho phép.
- Đối với trường hợp thiếu Folate: Trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt Folate thì nên sử dụng liều từ 250 mcg đến 1mg mỗi ngày.
- Dùng trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não và cột sống: Đối với phụ nữ có khả năng mang thai nên dùng 400 mcg/ngày, thai phụ nên dùng 600 mcg/ngày. Đối với phụ nữ đã có tiền sử mang thai dị tật bẩm sinh thì cần bổ sung 4mg (4000mcg) mỗi ngày từ trước 1 tháng và trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Ở những người bệnh thận giai đoạn cuối cần dùng Folate 800 mcg/ngày.
- Cải thiện phản ứng với thuốc điều trị trầm cảm cần dùng liều từ 200 – 250 mcg/ngày.
- Để giảm độc tính gây ra bởi thuốc Methotrexate: Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định dùng từ 1 đến 5mg mỗi ngày.
- Ngăn ngừa bệnh về mắt dẫn đến giảm thị lực ở người lớn tuổi nên dùng kết hợp Folate với liều 250mcg, 1mg Vitamin B12, và 50mg vitamin B6 mỗi ngày.
- Đối với bệnh nướu răng ở phụ nữ mang thai, chỉ cần sử dụng nước súc miệng có chứa thành phần Folate mỗi ngày 2 lần và ngậm trong 1 phút.
Có thể bổ sung Folate thông qua các loại thực phẩm nào?
Ngoài việc bổ sung Folate thông qua các loại thực phẩm chức năng hoặc đường tiêm thì bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể Vitamin này trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Cùng Ocany tìm hiểu xem bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu Folate nào nhé!
- Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu ván có thể cung cấp cho cơ thể đến 15% lượng Folate mà cơ thể cần trong một ngày khi được bổ sung vào khẩu phần ăn khoảng 50g.
- Măng tây.
- Rau chân vịt.
- Súp lơ.
- Bơ.
- Trứng gà.
- Gan heo.
Tác dụng phụ khi dụng Folate (Vitamin B9)
Việc sử dụng Folate quá nhiều cũng có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như tạo cảm giác buồn nôn, ăn không ngon, thường cáu gắt, rối loạn giấc ngủ,… Một số trường hợp có thể đi kèm với hiện tượng phát ban, ngứa hoặc khó thở khi sử dụng quá liều Folate. Cùng Ocany tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung tiếp theo của bài viết nhé!
Có thể khiến bạn không phát hiện rằng cơ thể đang bị thiếu hụt Vitamin B12
Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy rằng hàm lượng Vitamin B9 cao trong cơ thể có thể làm che dấu đi các dấu hiệu thiếu hụt của Vitamin B12. Khi bị thiếu hụt Vitamin B12 nhưng không được bổ sung kịp thời, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược, buồn ngủ do thiếu máu.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung cả 2 loại Vitamin cho cơ thể trong chế độ ăn hằng ngày hoặc sử dụng thuốc với liều dùng được khuyến cáo bởi bác sĩ.
Khiến người già nhanh chóng suy giảm trí nhớ
Lượng Folate dư thừa trong cơ thể còn có thể đẩy nhanh quá trình suy giảm tinh thần ở người trung niên và người cao tuổi, nhất là ở các đối tượng bị thiếu hụt Vitamin B12. Bởi nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng hàm lượng Folate cao trong khi Vitamin B12 lại quá thấp có thể rút ngắn thời gian lão hóa trí tuệ đến 3,5 lần so với người bình thường.
Cản trở quá trình phát triển bình thường của trí não
Mặc dù việc bổ sung Folate cho phụ nữ tiền mang thai và trong thời gian mang thai là điều vô cùng cần thiết để hỗ trợ phát triển tế bào một cách bình thường, đồng thời ngăn ngừa dị tật. Tuy nhiên, việc bổ sung dư thừa Folate cũng có thể khiến cơ thể người mẹ rơi vào tình trạng kháng Insulin dẫn đến tiểu đường thai kỳ và làm chậm quá trình phát triển trí não của trẻ.
- Creatine là gì? Công dụng và cách sử dụng creatine hiệu quả
- Glutamine là gì? Công dụng và cách dùng của Glutamine
- Glycogen là gì? Vai trò quan trọng của Glycogen với gymer
Có thể làm tế bào ung thư phát triển khỏe hơn
Điều này có vẻ nghịch lý, bởi Folate cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc ngăn ngừa nguy cơ ung thư, đồng thời hỗ trợ làm giảm các tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch sử dụng cho bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, Folate trên thực tế chỉ có tác dụng lên các tế bào khỏe mạnh thì mới có thể bảo vệ chúng khỏi nguy cơ ung thư. Một khi để Acid Folic tiếp xúc với tế bào ung thư thì sẽ giúp chúng phát triển và lây lan mạnh hơn. Vì vậy mà các bệnh nhân có tiền sử ung thư cần phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng Folate.
Trên đây là các thông tin liên quan đến Folate, công dụng, cách dùng và cả tác dụng phụ của loại Vitamin B9 này mà Ocany đã tổng hợp. Folate đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một cơ thể khỏe mạnh nhưng cũng có thể “tàn phá” nếu sử dụng quá liều. Vì vậy, trước khi có ý định bổ sung Folate thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng thích hợp bạn nhé!
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!