Insulin là gì? Tác dụng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng

insulin

Insulin là một loại hormone được sinh ra từ tuyến tụy và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucid, lipid và protein. Insulin được các nhà nghiên cứu phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1921 và mở ra những hướng điều trị tích cực cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy, thực sự vai trò của Insulin là gì? Khi nào cần sử dụng và cách dùng như thế nào? Cùng Ocany tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone peptide được tạo ra từ tuyến tụy có nhiệm vụ đóng góp trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất đường bột (Glucose), chất béo (Lipid) và Protein (Protid). Insulin chuyển hóa các chất này thành glucose và đưa chúng vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Insulin là một loại hormone peptide đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Insulin là một loại hormone peptide đóng vai trò chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Khi Insulin trong máu quá cao có thể ức chế quá trình sản xuất và bài tiết glucose của gan, lượng đường trong máu cũng sẽ giảm, gây ra tình trạng đổ mồ hôi, run rẩy, chóng mặt (hạ đường huyết). Trong khi đó, nếu Insulin quá thấp thì lượng glucose trong máu sẽ tăng cao (tăng đường huyết), đồng thời các tế bào không được cấp đủ năng lượng mà chúng cần.

Insulin có liên quan đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Khi khả năng hoạt động của Insulin gặp trục trặc hoặc lượng glucose trong máu quá cao so với mức đáp ứng của Insulin thì một lượng đường sẽ không được chuyển hóa thành năng lượng và dẫn đến dư thừa trong máu. Lượng glucose trong máu quá cao (tăng đường huyết) còn gọi là bệnh tiểu đường.

Vì vậy, có thể khẳng định, bệnh tiểu đường là một dạng bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate mà nguyên nhân chính là do hàm lượng Insulin bị thiếu hụt hoặc không đủ khả năng làm việc, dẫn đến tình trạng dư thừa đường trong máu. Bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe như suy thận, mù mắt, tai biến, tim mạch vành,…

Insulin có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường

Insulin có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chủ yếu, đó là tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ:

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, cơ thể sẽ luôn trong tình trạng thiếu hụt Insulin do tuyến tụy không thể sản sinh đủ so với lượng glucose trong máu. Khi đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách bổ sung Insulin từ bên ngoài.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn sản xuất đủ Insulin nhưng cơ thể lại xuất hiện tình trạng kháng Insulin. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc và bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra do nhau thai tạo ra các kích tố khiến cơ thể trở nên kháng Insulin. Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ khỏi sau khi sinh con, tuy nhiên vẫn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Vì  vậy, có thể thấy, vai trò của Insulin là rất quan trọng đối với người bị bệnh tiểu đường, bởi chúng giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh.

Insulin có tác dụng gì?

Như đã đề cập, Insulin có tác dụng chuyển hóa các carbohydrate, mô mỡ và gan thành năng lượng và đưa vào các tế bào để duy trì các hoạt động sống hàng ngày. Insulin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết đối với bệnh nhân tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng.

Kháng insulin là gì?

Kháng Insulin là hiện tượng mô đích giảm khả năng đáp ứng với hormone này ở nồng độ bình thường. Tức là mặc dù tuyến tụy vẫn sản xuất đầy đủ Insulin so với lượng glucose nhưng vẫn không thể chuyển hóa hết thành năng lượng và dẫn đến dư thừa đường trong máu.

Tình trạng kháng Insulin kéo dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Tình trạng kháng Insulin kéo dài sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2

Tình trạng kháng Insulin càng nặng và kéo dài sẽ khiến lượng đường trong máu tăng càng cao sẽ gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này cũng được đánh giá là khó điều trị dứt điểm hơn, người bệnh có thể sẽ phải dùng thuốc và sống chung với thực đơn ăn kiêng suốt đời.

Hiện tượng kháng Insulin dẫn đến tiểu đường tuýp 2 có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là các đối tượng như:

  • Những người có gen liên quan đến tiểu đường.
  • Người bị mắc hội chứng chuyển hóa.
  • Người thường rơi vào trạng thái stress, căng thẳng kéo dài không kiểm soát.
  • Người có lối sống thiếu lành mạnh, không thường xuyên vận động.
  • Bệnh nhân béo phì.
  • Người có thói quen ăn uống các loại thực phẩm giàu năng lượng hoặc đồ ăn, thức uống chứa quá nhiều đường liên tục trong một thời gian dài.
Ăn thực phẩm nhiều đường sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

Ăn thực phẩm nhiều đường sẽ có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2

Người bị kháng Insulin thường không có những triệu chứng rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn đầu, khi mức độ kháng trở nên nghiêm trọng hơn thì sẽ đi kèm với các rối loạn lipid máu, giảm nồng độ Cholesterol tốt, tăng Triglycerides.

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm nhận được các triệu chứng như:

  • Đi tiểu nhiều lần.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân.
  • Thị lực trở nên kém.
  • Thường xuyên khát nước.
  • Tăng huyết áp.
  • Tăng đường huyết lúc đói trong khi HDL và Triglycerides đều thấp.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các biến chứng về mạch máu là không thể tránh khỏi.

Tác dụng phụ của Insulin

Tác dụng phụ của Insulin thường xảy ra trong trường hợp sau khi tiêm loại hormone này đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Khi nồng độ Insulin quá sẽ gây ức chế chuyển hóa glycogen, khiến lượng đường trong máu bị giảm mạnh, đồng thời gây ra các triệu chứng như dị ứng Insulin (tỷ lệ xảy ra rất thấp), loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân, hạ đường huyết đi kèm với buồn nôn, chóng mặt,…

Các loại Insulin phổ biến

Hiện nay có 4 loại Insulin chủ yếu được dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, bao gồm Insulin có tác dụng nhanh, trung bình, chậm và kéo dài, cuối cùng là Insulin hỗn hợp.

Insulin có tác dụng nhanh

Insulin tác dụng nhanh thường bao gồm Insulin lispro (Humalog), Insulin aspart (NovoLog); Insulin glulisine (Apidra). Loại Insulin này được tiêm trực tiếp dưới da và thẩm thấu nhanh chóng trong vòng 1 giờ sau khi phân ly thành các monomer. Người bệnh sử dụng Insulin có tác dụng nhanh cần kiểm soát chặt chẽ lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống.

Insulin có tác dụng nhanh chỉ sau 1 giờ

Insulin có tác dụng nhanh chỉ sau 1 giờ

Insulin có tác dụng trung bình

Insulin có tác dụng trung bình thường có tác dụng kéo dài hơn nhờ sự kết hợp giữa 2 thành phần Insulin Zinc hòa tan và Protamine Zinc Insulin. Thuốc này thường phát huy tác dụng sau khoảng 2 đến 4 giờ và đạt đỉnh hấp thu từ 6 đến 7 giờ. Insulin trung bình đem lại khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết từ 10 đến 20 giờ, vì vậy cần tiêm 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Insulin có tác dụng kéo dài

Insulin có tác dụng kéo dài bao gồm Insulin Glargine (Lantus), Insulin Detemir (Levemir), Insulin Degludec (Tresiba). Loại thuốc này thường có tác dụng kéo dài suốt cả ngày, từ 18 đến 23 giờ và cần khoảng 4 giờ để hấp thu hoàn toàn vào máu.

Insulin hỗn hợp

Insulin hỗn hợp là loại thuốc kết hợp giữa Insulin tác dụng nhanh và tác dụng dài trong cùng 1 loại hoặc 1 mũi tiêm. Một loại sẽ đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát lượng carbohydrate trong bữa ăn, loại còn lại có nhiệm vụ tạo nên Insulin nền.

Insulin hỗn hợp là kết hợp giữa 2 loại Insulin tác dụng nhanh và dài

Insulin hỗn hợp là kết hợp giữa 2 loại Insulin tác dụng nhanh và dài

Đối tượng sử dụng Insulin

Trên thực tế, không phải ai bị tiểu đường cũng phải sử dụng Insulin, vì vậy, người bệnh cần phải thăm khám, xét nghiệm thường xuyên và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng dư thừa Insulin. Một số đối tượng cần được sử dụng Insulin thường bao gồm:

  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 được chỉ định dùng Insulin.
  • Trường hợp bệnh nhân bị hôn mê do tiểu đường đang cần cấp cứu.
  • Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã dùng thuốc nhưng không đạt được hiệu quả sẽ được chỉ định dùng thêm Insulin để cải thiện.
  • Bệnh nhân tiểu đường đi kèm với các biến chứng như suy thận, đột quỵ, nhồi máu tim,…
  • Bệnh nhân tiểu đường có thể trạng gầy, suy dinh dưỡng.
  • Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng là đối tượng cần bổ sung Insulin.

Hướng sử dụng Insulin cho bệnh nhân tiểu đường

Tùy thuộc vào từng loại Insulin mà cách dùng và liều dùng cũng khác nhau, cụ thể như sau:

Insulin tác dụng nhanh

Sử dụng với liều cho phép từ 0,5 – 1 IU/kg/ngày và được tiêm dưới da.

Insulin tác dụng trung bình

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, sử dụng với liều duy trì từ 0,5 – 1 IU/kg/ngày, người có cân nặng bình thường sử dụng liều từ 0,4-0,6 IU/kg/ngày, bệnh nhân béo phì sử dụng liều từ 0,8-1,2 IU/kg/ngày.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, liều đầu tiên được dùng trong khoảng 0,2 IU/kg/ngày, chia thành 2 lần sử dụng, buổi sáng tiêm ⅔ tổng liều, buổi tối ⅓ còn lại.

Insulin tác dụng kéo dài

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Liều đầu tiên bằng ⅓ tổng liều, tiêm trước khi ăn. Liều duy trì cho phép từ 0,5-1 IU/kg, chia thành nhiều liều mỗi ngày. Người có cân nặng bình thường sử dụng liều từ 0,4-0,6 IU/kg/ngày, bệnh nhân béo phì sử dụng liều từ 0,8-1,2 IU/kg/ngày.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng thuốc thì dùng kiều 10 IU/ngày (tương đương 0,1-0,2 IU/kg/ngày).

Insulin hỗn hợp

  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1: Dùng liều khởi đầu 0,2-0,4 IU/kg/ngày. Liều duy trì 0,5-1 IU/kg/ngày.
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2: Dùng liều khởi đầu 10 IU/ngày (tương đương 0,1-0,2 IU/kg/ngày).
Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Insulin

Bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng Insulin

Trên đây chỉ là những con số tương đối và chưa thực sự chính xác đối với từng tình trạng của bệnh nhân. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp, bệnh nhân cần tuân thủ đúng, đủ để lượng đường huyết luôn được kiểm soát tốt.

Insulin đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các thức ăn đã nạp vào cơ thể thành năng lượng để duy trì hoạt động sống. Tuy nhiên, khi khả năng sản sinh Insulin của tuyến tụy không đủ đáp ứng do lượng glucose trong máu quá cao hoặc kháng Insulin sẽ gây ra bệnh tiểu đường, đồng thời dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.

Vì vậy cần xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động để tiêu hao bớt năng lượng, chế độ ăn cần kiểm soát lượng carbohydrate để hạn chế nguy cơ tăng cao lượng đường. Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.