Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường cùng với sự suy giảm sức đề kháng. Cơ thể dễ nhiễm các loại virus gây nên tình trạng sốt cao, đau họng, sổ mũi,… Mọi người đều biết cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Vậy khi bị sốt có nên uống nước cam không? cách uống nước cam để tăng sức đề kháng? Cùng Ocany giải đáp thắc mắc về việc uống nước cam khi bị sốt trong bài viết này!
Những lợi ích tuyệt vời chứa đựng trong quả cam
Trước khi trả lời câu hỏi bị sốt có nên uống nước cam hay không, chúng ta cần tìm hiểu về thành phần cũng như lợi ích mà nước cam mang lại. Đây là cơ sở để lý giải cho những câu hỏi ở đầu bài.
Theo các tài liệu dinh dưỡng của USDA, trong 140gr quả cam có chứa khoảng 73 calo và các dưỡng chất khác như:
- Chất béo: 0,2gr
- Natri: 13mg
- Carbohydrate: 16,5gr
- Chất cơ: 2,8gr
- Đường: 12gr
- Chất đạm: 1,3gr
- Vitamin C: 82,7mg
- Kali: 232mg
- Canxi: 06,2mg
Các dưỡng chất được tìm thấy trong quả cam mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể như:
Hệ tiêu hóa
Nước cam là một “người bạn” tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Cam cung cấp nhiều chất xơ, ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột, tăng cường hoạt động nhu động ruột, từ đó loại bỏ những chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng và làm giảm táo bón.
Ngoài ra, một nghiên cứu ở Úc chỉ ra rằng, những người uống nước cam thường xuyên có xu hướng phát triển ung thư hệ tiêu hóa hoặc dạ dày ít hơn khoảng 50%.
Hệ thống miễn dịch
Trong nước cam có chứa một lượng vitamin C dồi dào cần thiết cho cơ thể. Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, có chức năng giống như một chất chống oxy hóa, nó làm tổn thương hoặc trung hòa các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại cho các hệ thống của cơ thể.
Ngoài ra, vitamin C – axit ascorbic là một trong những thành phần cơ bản của collagen, góp phần sửa chữa các tế bào và kích thích sự phát triển của các mô mới trong cơ thể.
>>> Xem thêm: 19 loại nước uống thanh lọc cơ thể, thải độc an toàn
Chức năng gan và thận
Cùng với vitamin C, nước cam cũng có hàm lượng vitamin A khá cao, hoạt động như một chất chống oxy hóa. Nó hỗ trợ giải độc cơ thể bằng cách tăng cường chức năng của thận và gan.
Theo các chuyên gia, nước cam có chứa axit citric và citrat làm giảm nguy cơ kết tủa gây sỏi thận. Cộng với đặc tính kiềm hóa, nước cam làm sạch máu và hòa tan các chất cặn bã trong thận. Với sự trợ giúp của các enzyme, nước cam có thể làm sạch đường tiêu hóa và gan, giúp cải thiện khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và tăng cường chức năng gan.
Tuần hoàn và tạo máu
Folate trong cam đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra DNA và kích thích phát triển các tế bào mới. Folate cũng giữ cho các tế bào được bảo vệ khỏi đột biến, hỗ trợ xây dựng các tế bào hồng cầu mới, ngoài ra còn kích thích sự lưu thông của máu đến các chi, cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan, và giúp chúng hoạt động hiệu quả hơn.
Chống và giảm viêm
Nhờ sự hiện diện của hesperetin cũng như naringenin, nước cam có thể là một lựa chọn hợp lý cho những người bị viêm khớp. Cả hai loại flavonoid này đều có thể làm giảm mức độ viêm và do đó có khả năng giảm đau lâu dài.
Kiểm soát lượng đường dư thừa
Nước cam thường được khuyên dùng cho bệnh nhân Tiểu đường loại II vì nó chứa ít đường và có đặc tính lợi tiểu, giúp kiểm soát lượng đường dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C giúp tăng sức đề kháng và giảm thiểu những biến chứng do tiểu đường gây ra như nhiễm trùng, các vấn đề về thị giác.
Hệ tim mạch
Nước cam có chứa kali và magie, và cả hai chất dinh dưỡng giúp ổn định mức huyết áp. Ngoài ra, cam còn chứa một chất gọi là hesperidin, có thể làm giảm mức cholesterol LDL (cholesterol xấu), do đó làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim.
Hơn nữa, một nghiên cứu hiện tại đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống nước cam mỗi ngày ít có xu hướng mắc các vấn đề về đột quỵ hơn khoảng 20%, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu và báo cáo khoa học hơn để xác minh tác dụng này.
Chống lão hóa
Thành phần giàu vitamin C của quả cam chính là bí quyết làm đẹp, duy trì nét xuân mà chị em tìm kiếm bấy lâu nay. Ngoài tác dụng tăng đề kháng, vitamin C giúp kích thích cơ thể tăng cường sản sinh collagen dưới da – một loại protein quan trọng giữ vai trò duy trì độ đàn hồi, căng mịn và săn chắc của làn da.
Đồng thời, vitamin C cung hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do gây hại đến làn da, làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.
Răng, xương và cơ bắp
Thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các vấn đề về xương khớp. Ngoài ra, axit uric tích tụ trong xương cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, gây đau và khó chịu.
Theo các bác sĩ, việc uống nước cam thường xuyên có thể hỗ trợ cơ thể loại bỏ axit uric, từ đó ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh gout hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, cần tiêu thụ nước ép dạng nguyên chất, không pha thêm đường hay các phụ gia chứa calo khác.
Bên cạnh đó, thói quen uống nước cam giúp tăng cường men răng và sức khỏe chân răng, chống lại các vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng trong khoang miệng.
Cải thiện cholesterol
Thói quen ăn uống kém lành mạnh có thể dẫn đến mức cholesterol cao, gây ra những vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Chất xơ trong cam rất tốt cho việc cải thiện và duy trì mức cholesterol trong cơ thể.
Ngoài chất xơ, hàm lượng flavonoid cao như flavon polymethoxyl hóa trong nước cam cũng có tác dụng giảm mức cholesterol một cách an toàn.
Tuy nhiên, để cải thiện cholesterol các bạn cần kết hợp với thói quen thường xuyên luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Trên đây là tất tần tật những tác dụng mà nước cam mang lại cho sức khỏe. Vậy người bị sốt có nhận được đầy đủ những lợi ích này? bị sốt có nên uống nước cam không? Chúng ta tiếp tục đi tìm câu trả lời chính xác nhé!
Bị sốt có nên uống nước cam không?
Như đã chia sẻ, cam là loại quả giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Chỉ với một cốc nước cam, chúng ta đã nạp gần 100% lượng vitamin C được khuyến nghị mỗi ngày. Vậy nên nhiều người nhận định bị sốt nên uống nước cam đó là điều hiển nhiên. Sự thật thì sốt có nên uống nước cam hay không?
Câu trả lời là CÓ, tuy nhiên bạn cần nhớ những thông tin dưới đây:
- Không uống nước cam khi đói: điều này vô tình làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Không uống cùng thuốc tây: vì các hoạt chất trong nước cam có thể phá hủy hoặc làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.
- Không uống nước cam với sữa khi sốt: vì dễ gây đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.
Đừng quá lo lắng về vấn đề bị sốt có nên uống nước cam hay không? Ngoài nước cam, bạn có thể dùng nước lọc, nước khoáng hay nước điện giải để đáp ứng nhu cầu nước cho cơ thể.
Các loại thực phẩm khác chứa hàm lượng vitamin C không thua cam mà bạn có thể tìm đến, bao gồm: ớt xanh, dưa đỏ, ổi, cà chua, bông cải xanh, rau lá xanh, bưởi. Nếu thật sự muốn dùng cam, thì nên ăn cả quả để bổ sung chất xơ thay vì nước ép cam.
Như vậy, bạn đã tìm được câu trả lời cho sốt có nên uống nước cam hay không rồi đúng không nào? Ocany sẽ chia sẻ thêm về cách uống nước cam đúng để bảo vệ sức khỏe trong phần tiếp theo.
>>> Xem thêm: Bị sốt nên uống nước gì để mau hạ sốt, phục hồi sức khỏe
Cách uống nước cam đúng bảo vệ sức khỏe
Việc uống một lượng lớn nước cam thường xuyên không được khuyến khích. Để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Mỗi ngày chỉ nên uống một lượng nước cam vừa đủ, không dư không thiếu.
- Người lớn: khoảng 200 ml/ngày
- Trẻ em: 80ml/ngày
Những người đang mắc bệnh lý tiểu đường hay viêm khớp cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời tư vấn chính xác về liều lượng nước cam có thể dùng mỗi ngày.
Những lưu ý không thể bỏ qua khi uống nước cam
Một số lưu ý được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế mà nhiều người mắc phải:
Không uống nước cam khi đói
Những loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam thường có tính acid. Tiêu thụ loại thực phẩm có tính acid khi bụng đói sẽ gây hại cho dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Không uống nước cam khi vừa ăn no
Sau khi ăn, dạ dày tiết ra dịch tiêu hóa để “giải quyết” thức ăn mà bạn nạp vào từ bữa ăn. Nếu bạn uống nước cam hay bất cứ loại nước nào khác, dịch tiêu hóa sẽ bị pha loãng, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Thời điểm tốt nhất để uống nước cam là sau khi ăn no 1 tiếng.
Không uống nước cam sát giờ ngủ
Nước cam có tính lợi tiểu, nếu uống trước giờ lên giường đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây gián đoạn giấc ngủ và tiểu đêm.
Không uống nước cam với sữa
Protein trong sữa sẽ liên kết với axit tartaric trong nước cam gây hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
Hi vọng những nội dung trong bài viết bị sốt có nên uống nước cam hay không ở trên sẽ giúp ích cho bạn, đặc biệt là những ai đang nhiễm virus sốt. Ngoài cam, bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm giàu vitamin C khác được nhắc đến trong bài viết và hãy lưu ý những 4 Không được ghi rõ ở cuối bài viết để tránh gây hại đến sức khỏe khi dùng nước cam nhé!
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!