Caffein là thức uống thường được nhiều người sử dụng để kích thích sự tỉnh táo khi làm việc. Để biết chất Caffeine là gì? Caffeine có tác dụng gì? Caffeine có lợi hay có hại cho sức khỏe của chúng ta? Bài viết dưới đây, Ocany sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin có bản về loại chất này.
Caffeine là gì?
Caffeine hay còn gọi là caffein là một chất kích thích tự nhiên được tìm thấy trong trà, cà phê và ca cao. Chúng giúp kích thích não và hệ thần kinh trung ương để cơ thể của chúng ta luôn trong trạng thái tỉnh táo.
Người chăn cừu Ethiopia là người đầu tiên phát hiện ra chất kích Caffeine là gì. Ethiopia đã nhận thấy nguồn năng lượng bổ sung mà Caffeine mang lại cho đàn dê của mình. Ngày nay, hơn 3/4 dân số thế giới tiêu thụ một sản phẩm có chứa loại chất này mỗi ngày và con số này lên tới 90% đối với người trưởng thành ở Bắc Mỹ.
Các nguồn Caffeine phổ biến nhất đối với hầu hết mọi người là cà phê, trà và sô cô la. Lượng chất kích thích này trong thực phẩm và đồ uống khác nhau. Đối với cà phê và trà, lượng Caffein của mỗi cốc phụ thuộc vào thương hiệu, loại hạt hoặc lá được nhà sản xuất sử dụng.
Nước tăng lực cũng là loại nước chứa nhiều Cafein đang được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Hàm lượng Caffein trong những đồ uống này dao động từ 60 mg đến hơn 250 mg mỗi khẩu phần. Theo đó, cà phê chính là loại thực uống phổ biến có nhiều chất kích thích này được nhiều người sử dụng để giảm mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo hoặc tăng cường năng lượng.
- Vitamin PP là gì? Vitamin PP có tác dụng gì? Cách bổ sung
- Chất chống oxy hóa là gì? Cách bổ sung chất chống oxy hóa
- Chất béo tốt là gì? Top 15 thực phẩm giàu chất béo lành mạnh
Cơ chế hoạt động của Caffeine
Sau khi được dung nạp vào cơ thể, Caffein sẽ nhanh chóng được hấp thụ từ ruột vào máu. Từ đó, chúng đi đến gan rồi bị phân hủy thành một số hợp chất khác nhau. Các hợp chất này có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan của cơ thể, đặc biệt là não.
Chất kích thích này hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adenosine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp thư giãn não bộ. Thông thường, nồng độ adenosine trong ngày sẽ tăng dần lên khiến bạn ngày càng mệt mỏi và muốn đi ngủ.
Theo đó, Caffein giúp bạn tỉnh táo bằng cách kết nối với các thụ thể adenosine trong não không kích hoạt, từ đó giúp ngăn chặn tác dụng của adenosine.
Tác dụng của Caffeine đối với cơ thể
Nhiều người trong chúng ta có thói quen dựa vào một tách cà phê buổi sáng hoặc buổi chiều để giữ cho tinh thần tỉnh táo. Caffeine được dùng phổ biến rộng rãi và khoảng 80% dân số người Mỹ và hiện nay, tại các văn phòng làm việc bạn cũng dễ dàng bắt gặp thói quen uống cà phê của nhiều người. Vậy, ngoài giúp cho tinh thần thoải mái caffeine có tác dụng gì?
Cải thiện tâm trạng
Caffeine có khả năng ngăn chặn phân tử truyền tín hiệu não adenosine, gia tăng các phân tử truyền tín hiệu có lợi khác, chẳng hạn như dopamine và norepinephrine. Sự thay đổi này có lợi cho tâm trạng và não bộ của bạn,
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Caffein giúp chúng ta tỉnh táo, tránh trầm cảm và giảm nguy cơ tự tử. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những tách cà phê tiếp theo sẽ không mang lại thêm lợi ích nào trừ khi thời gian giữa 2 tách cà phê phải cách nhau 8 tiếng.
Điều này có nghĩa là uống nhiều cà phê (khoảng 3 đến 5 tách mỗi ngày) không có lợi mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như Alzheimer và Parkinson.
Hỗ trợ trao đổi chất
Do khả năng kích thích với hệ thần kinh trung ương, Caffein có thể làm tăng quá trình trao đổi chất lên tới 11% và đốt cháy chất béo lên tới 13%. Trên thực tế, tiêu thụ 300 mg chất kích thích này mỗi ngày có thể cho phép bạn đốt cháy thêm 79 calo.
Nâng cao hiệu suất tập thể dục
Caffein làm tăng việc sử dụng chất béo làm nhiên liệu trong quá trình tập thể dục. Điều này rất có lợi vì chúng có thể giúp glucose được lưu trữ trong cơ lâu hơn, có khả năng trì hoãn thời gian cơ bị kiệt sức.
Caffeine có khả năng phòng chống một số bệnh tật
Nguy cơ mắc các bệnh như viêm nhiễm, sỏi mật và một số bệnh liên quan khác sẽ giảm đi nếu bạn sử dụng caffein thường xuyên. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffein có thể giúp người bệnh ngăn ngừa nhiều bệnh như động kinh, bệnh đa xơ cứng động mạch, Alzheimer, Parkinson…
Bảo vệ tim và chống lại tiểu đường loại 2
Nghiên cứu gần đây cho thấy người có thói quen uống từ 1 đến 2 tách cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng uống 2 tách cà phê hoặc trà xanh mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.
Caffeine có thể làm tăng huyết áp nhưng trường hợp này thường có tỉ lệ xảy ra rất nhỏ. Loại chất này cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Một đánh giá gần đây đã cho thấy rằng những người uống nhiều cà phê có nguy cơ thấp mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tiêu thụ cà phê đã được khử chất Caffein cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng khả năng phục hồi cơ sau quá trình tập luyện
Có thể thấy chất kích thích này có khả năng tạo glycogen giúp tăng khả năng phục hồi của cơ thể sau mỗi lần tập luyện. Tuy nhiên, bạn đừng quá lạm dụng Caffein vì điều này không những phản tác dụng mà còn khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn.
Lợi tiểu
Đây là tác dụng tuyệt vời của Caffein mà bạn không nên bỏ qua. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng đồng thời không gây mất nước. Nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều Caffeine mỗi ngày, tác dụng lợi tiểu sẽ giảm dần.
- Thực phẩm hữu cơ là gì? Ưu nhược điểm của Organic Food
- Maltodextrin là gì? Có nên sử dụng loại carbs này không?
- Carbohydrate là gì? Vai trò của carbohydrate đối với cơ thể
Các lợi ích sức khỏe khác
Ngoài những công dụng trên, Caffein còn có khả năng bảo vệ gan. Cà phê có thể làm giảm tới 84% nguy cơ tổn thương gan (xơ gan), làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện đáp ứng với điều trị. Bên cạnh đó, còn giúp chúng ta tăng tuổi thọ. Uống cà phê có thể giảm tới 30% nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt đối với phụ nữ và bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, dùng Caffeine còn giúp giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư đại trực tràng, làm giảm 20% nguy cơ ung thư da. Bên cạnh đó, chúng còn giúp phòng ngừa bệnh gút, hỗ trợ sức khỏe đường ruột.
Tác dụng phụ của Caffeine
Bên cạnh việc tìm hiểu Caffeine có tác dụng gì thì có không ít người cũng thắc mắc tác dụng phụ của loại chất này. Theo đó, nếu bạn sử dụng quá nhiều Caffein hoặc cơ thể của bạn không thích hợp để dùng Caffein thì có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:
Gây ra tình trạng mất ngủ
Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ là biểu hiện thường gặp khi bạn tiêu thụ quá lượng caffeine cho phép mỗi ngày, đặc biệt là thời điểm trước khi đi ngủ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi bởi hệ thần kinh của họ dần suy giảm cùng với tâm sinh lý kém dần.
Nhịp tim tăng nhanh
Có thể bạn chưa biết, uống caffein có thể kích thích tim đập nhanh hơn bình thường. Tác hại này tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng sẽ khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái lo lắng, hồi hộp.
Caffein làm tăng huyết áp
Khi Caffeine đi vào cơ thể sẽ ngăn chặn một số loại hormone làm giảm áp suất và mở rộng động mạch. Do đó khiến huyết áp của bạn tăng lên trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, chất này còn kích thích tiết ra adrenaline – một loại hormone có khả năng làm tăng huyết áp. Do đó, nếu bạn có vấn đề về tim mạch, huyết áp thì nên cân nhắc kỹ về việc sử dụng Caffein.
Làm ảnh hưởng đến giai đoạn mãn kinh
Đây cũng là nội dung không thể bỏ qua khi tìm hiểu ảnh hưởng của Cafein đến sức khỏe. Chất kích thích này khiến bạn đổ mồ hôi, gây bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh. Vì vậy, nhóm đối tượng này nên hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa Caffein, tốt nhất là không sử dụng để tránh gặp phải cảm giác khó chịu.
Ảnh hưởng đến tiêu hóa và hệ bài tiết
Caffeine có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày, đồng thời gây khó chịu cho dạ dày hoặc ợ chua. Khi bạn đưa những thực phẩm có chứa chất này vào cơ thể, gan sẽ có nhiệm vụ xử lý chúng mà không giữ lại trong cơ thể. Điều này giải thích tại sao chúng ta thường đi tiểu nhiều hơn sau khi tiêu thụ quá nhiều Caffein.
Caffeine gây hại cho cơ và xương
Lạm dụng Cafein sẽ gây ra tình trạng loãng xương. Nếu lượng Caffeine tiêu thụ mỗi ngày quá nhiều có thể gây co giật cơ bất thường. Nhưng nếu bạn đột ngột ngừng uống caffein, cơ bắp của bạn có thể bị đau.
Sử dụng caffein thế nào cho đúng?
Sau khi tìm hiểu tác dụng của Cafein đối với sức khỏe của chúng ta, việc tiếp theo bạn cần làm là hiểu cách sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất. Chất kích thích này thường có nhiều trong nước ngọt, cà phê, trà, nước tăng lực… Tuy chúng mang lại nhiều lợi ích như tăng cường trí nhớ, tăng cường thể lực… song lại có những tác hại nếu sử dụng quá nhiều.
Vì vậy, bạn nên chú ý đến thể trạng của mình và cân nhắc dùng lượng Caffeine trong giới hạn cho phép. Đối với người lớn là không quá 400 miligam mỗi ngày. Các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trong vòng 6 giờ sau khi uống Caffein. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống các loại thức uống có chứa Caffein vào khung giờ buổi tối dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ai không nên dùng Caffein?
Những người bị chứng khó ngủ, mất ngủ không nên dùng Caffein. Ngoài ra, với những người bệnh tim, tăng huyết áp cũng nên hạn chế dùng loại chất này, hoặc nếu dùng thì cần có liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Creatine là gì? Công dụng và cách sử dụng creatine hiệu quả
- Glutamine là gì? Công dụng và cách dùng của Glutamine
- Glycogen là gì? Vai trò quan trọng của Glycogen với gymer
Tương tác khi dùng chung với Caffeine
Trộn Caffeine với ma hoàng là bài thuốc được sử dụng để thông mũi nhưng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, huyết áp cao, đau tim hoặc co giật. Ngoài ra, Theophylin có công dụng để mở đường dẫn khí phế quản, nhưng khi dùng chung với cafein có thể gây ra một số tác dụng phụ chẳng hạn như tim đập nhanh và buồn nôn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng Caffeine chung với đông trùng hạ thảo vì sẽ gây ra tình trạng khó chịu cho cơ thể.
Những lưu ý khi dùng Caffeine
Ngoài những thông tin trên, khi dùng Caffeine bạn cần lưu ý thêm những vấn đề dưới đây:
- Cần thận trọng với phụ nữ có thai và cho con bú vì chất kích thích này đi qua nhau thai hoặc sữa mẹ có thể gây hại cho thai nhi và trẻ đang bú mẹ.
- Những đối tượng bị rối loạn giấc ngủ trong đó có chứng mất ngủ cần thận trọng khi sử dụng Caffein.
- Bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu hoặc các chứng đau đầu kinh niên khác, hồi hộp, xuất huyết tiêu hóa, loét đường tiêu hóa cũng không nên dùng cafein.
- Nếu bạn đang dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung, bao gồm cả chất kích thích, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị hen suyễn và thuốc điều trị bệnh tim… thì cần có sự tư vấn của bác sĩ.
- Trẻ em có thể đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của Caffein gây bồn chồn và khó chịu cho trẻ. Vì vậy, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Sử dụng Caffein để che giấu tình trạng thiếu ngủ có thể tạo ra một chu kỳ sinh học phản khoa học gây ra những hệ quả không mong muốn.
Cách để bạn tập giảm dần thói quen dùng Caffeine
Nếu bạn muốn thay đổi thói quen sử dụng Caffeine thì hãy cân nhắc một số gợi ý sau:
- Hãy chú ý đến lượng caffein bạn nhận được từ thực phẩm và đồ uống, bao gồm cả nước tăng lực, nước ngọt, trà, cà phê…
- Uống ít hơn 1 lon soda hoặc 1 tách cà phê nhỏ hơn mỗi ngày hoặc tránh uống đồ uống chứa caffein vào cuối ngày.
- Khi pha trà, pha trong thời gian ngắn hơn, đừng ngâm trà quá lâu và quá đậm hoặc ưu tiên chọn những loại trà thảo mộc.
- Nếu phải dùng thuốc giảm đau, hãy ưu tiên dùng loại không có chứa Caffein.
- Thay vào đó, hãy tìm loại thuốc giảm đau không chứa caffein.
Xử trí khi đột ngột ngưng dùng Caffeine
Nếu bạn đã tiêu thụ Caffeine một cách thường xuyên nhưng lại đột ngột dừng lại thì có thể gây ra một số triệu chứng như: Đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, dễ cáu gắt, khó tập trung. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ mất sau vài ngày. Nhiều người chịu không nỗi và đã nhanh chóng dùng lại Cafein ngay sau đó thì sẽ khiến cho tình trạng nghiện Cafein quay trở lại.
Phương pháp bảo quản
Để đảm bảo chất lượng thực phẩm, thuốc uống có chứa Cafein, bạn cần bảo quản theo gợi ý sau:
- Giữ sản phẩm có chứa Cafein ở xa tầm tay trẻ em và các vật nuôi.
- Để ở nơi khô ráo và thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15-30°C.
Nói tóm lại, caffeine không phải là một chất có hại mà ngược lại, nó còn giúp cơ thể bạn hoạt động tỉnh táo và hiệu quả hơn (với điều kiện bạn dùng với liều lượng phù hợp). Trên đây là thông tin cơ bản về công dụng, tác dụng phụ của Caffeine mà Ocany muốn chia sẻ đến bạn. Ocany mong rằng với những kiến thức trên bạn sẽ biết cách sử dụng loại chất kích thích này một cách hợp lý để chúng phát huy lợi ích một cách tối ưu nhất.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!