Bạn là người đam mê chạy bộ, thích vận động để rèn luyện sức khỏe? Vậy bạn có từng cảm thấy đau nhức dai dẳng ở phần ngoài đầu gối, đặc biệt khi thực hiện các động tác co duỗi mạnh? Nếu có, rất có thể bạn đã gặp phải Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial Band Syndrome – ITBS), một chấn thương phổ biến thường gặp ở những người tập luyện các môn thể thao cần sự vận động mạnh ở đầu gối. Nhưng đừng quá lo lắng, qua bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị hội chứng này hiệu quả.
Hội chứng dải chậu chày là gì?
Hội chứng dải chậu chày (IT band) là tình trạng viêm dải chậu chày, một dải mô dày chạy dọc theo mặt ngoài đùi từ mào chậu đến đầu gối. Dải chậu chày giúp ổn định khớp gối và hỗ trợ vận động duỗi chân. Khi bạn vận động quá mức, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến co duỗi đầu gối lặp đi lặp lại, dải chậu chày có thể bị siết chặt, kích thích và viêm. Điều này dẫn đến ma sát giữa dải chậu và xương bánh chè khi bạn co duỗi đầu gối, gây ra đau ở mặt ngoài đầu gối và đôi khi cơn đau sẽ lan ra hông.
Đau dải chậu chày phổ biến như thế nào?
Theo số liệu thống kê, trong các chấn thương liên quan đến việc chạy bộ, thì tỷ lệ mắc IT band lên đến 12%. Bên cạnh đó hội chứng này thường gặp hơn ở những người chạy đường dài và tập luyện thường xuyên. Đáng chú ý, nữ giới có nguy cơ mắc ITBS cao hơn nam giới. Ngoài ra, đau dải chậu chày cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây đau đầu gối, ảnh hưởng đến khoảng 25% người trưởng thành.
Nguyên nhân của IT band
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng này, trong đó phổ biến nhất là do vận động quá mức hoặc tăng cường độ tập luyện quá nhanh. Khi đó, dải chậu chày bị kéo căng, gây ra tình trạng viêm và đau nhức.Bên cạnh nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra hội chứng dải chậu chày như:
- Việc chạy trên địa hình gồ ghề, đi xuống dốc hoặc mang giày có đế mòn đều có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
- Tình trạng dải chậu chày bị căng hoặc bị nén ép lâu ngày, lặp đi lặp lại cũng là một nguyên nhân phổ biến.
- Yếu cơ mông nhỡ, đây là cơ giúp ổn định khớp hông và giảm áp lực lên dải chậu chày. Khi cơ mông nhỡ yếu, dải chậu chày phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến viêm.
- Căng cơ mạc đùi, cơ này nằm ở mặt trước đùi, khi cơ mạc đùi căng hoặc co cứng, dải chậu chày có thể bị kéo căng gây viêm.
- Gối vẹo trong do thoái hóa khớp gối, xương chày bị xoay trong bẩm sinh hoặc bàn chân bẹt đều khiến dải chậu ma sát nhiều hơn với xương bánh chè gây đau gối.
Những ai dễ bị mắc hội chứng dải chậu chày?
Hội chứng này thường gặp ở những người thường xuyên luyện tập các môn thể thao liên quan đến nhiều chuyển động lặp đi lặp lại ở đầu gối như đạp xe, leo núi,chơi bóng rổ, bóng đá và đặc biệt là chạy bộ. Bên cạnh đó những người thuộc các trường hợp sau cũng dễ mắc IT band hơn:
- Những người thường xuyên mang giày cao gót, phải đựng khụy chân trong thời gian dài hoặc leo cầu thang liên tục.
- Những người không khởi động đúng cách khi luyện tập, thường xuyên luyện tập quá sức.
- Những người chơi thể thao không đúng tư thế hoặc mặc trang phục không phù hợp
Triệu chứng thường gặp của hội chứng dải chậu chày
Triệu chứng phổ biến nhất của ITBS là đau ở phía ngoài đầu dưới xương đùi, ngay trên mỏm trên lồi cầu ngoài xương đùi. Cơn đau thường tăng dần theo thời gian và tăng lên khi chạy hoặc đi xuống dốc. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:
- Cảm giác cứng khớp ở đầu gối, đặc biệt là khi duỗi thẳng chân.
- Cảm giác nóng rát hoặc châm chích ở mặt ngoài đầu gối.
- Sưng tấy ở mặt ngoài đầu gối.
- Khó khăn khi đi lại, đặc biệt là khi lên hoặc xuống cầu thang.
- Tiếng “lách cách” hoặc tiếng “bốp” ở mặt ngoài đầu gối khi vận động.
- Sưng đỏ và tích tụ dịch xung quanh bao hoạt dịch dải chậu chày (trong trường hợp viêm bao hoạt dịch).
Đau dải chậu chày có tự khỏi không?
IT band thường có thể tự khỏi nếu bạn áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách và kiên trì. Sau vài ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức không cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, hoặc cơn đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù hội chứng dải chậu chày thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà, tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ trong một số trường hợp sau:
- Triệu chứng đau nhức không cải thiện sau vài ngày áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Cơn đau trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Xuất hiện các triệu chứng khác như sưng tấy, nóng đỏ, hoặc hạn chế vận động khớp gối.
- Mất chức năng khớp gối, chẳng hạn như không thể duỗi thẳng hoặc gập cong đầu gối.
Biến chứng của bệnh là gì?
Mặc dù hội chứng dải chậu chày thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể gây ra hội chứng đau khớp chè – đùi. Đây là biến chứng phổ biến nhất gây ra đau nhức ở phía trước đầu gối, vùng hông và xung quanh và dưới xương bánh chè.
Phương pháp chẩn đoán hội chứng dải chậu chày
Để chẩn đoán IT band, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, mức độ nghiêm trọng, các hoạt động liên quan đến việc phát triển triệu chứng, tiền sử chấn thương, các bệnh lý nền khác. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm, yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài tập vận động nhất định. Qua đó, đánh giá mức độ di chuyển, sức mạnh và sự ổn định của khớp háng, đầu gối, cũng như phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến dải chậu chày.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm, chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các bất thường có liên quan đến hội chứng này.
Điều trị đau dải chậu chày
Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Điều đáng mừng là hầu hết các trường hợp hội chứng này đều có thể được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp bảo tồn không xâm lấn. Nếu tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và dành đủ thời gian để điều trị, nghỉ ngơi phù hợp, người bệnh có thể thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể trong vòng 6 tuần.
Biện pháp sơ cứu
Khi gặp phải các triệu chứng của hội chứng dải chậu chày như đau nhức kéo dài ở vùng chậu và chân, việc sơ cứu ban đầu đóng vai trò quan trọng trong để kiểm soát tình trạng và ngăn ngừa các biến chứng.
Bạn nên nghỉ ngơi và dừng ngay mọi hoạt động gây áp lực lên các cơ và dây chằng bị tổn thương ở vùng chậu và chân. Điều này giúp giảm bớt sự căng cơ, cho phép cơ thể tự phục hồi và ngăn ngừa tình trạng chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, chườm lạnh bằng túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng đầu gối trong khoảng 15 – 20 phút sau mỗi 2 giờ cũng là một biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm đau và viêm tức. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên chườm lạnh quá lâu vì có thể gây tổn thương mô và cơ.
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc là một biện pháp hiệu quả trong việc điều trị IT band, giúp giảm đau và viêm tại khu vực bị ảnh hưởng. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) đường uống như ibuprofen, naproxen hoặc thuốc thoa tại chỗ.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp cơn đau dữ dội và viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định tiêm steroid (cortisone) để giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Phương pháp tiêm steroid thường được áp dụng trong giai đoạn cấp tính hoặc khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả mong muốn.
Lưu ý: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng phải tuân theo tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị
Vật lý trị liệu
Sau khi các biện pháp sơ cứu ban và sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm đã giúp kiểm soát được tình trạng đau nhức và viêm tấy tạm thời, vật lý trị liệu sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và điều trị lâu dài hội chứng dải chậu chày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ xây dựng một chương trình tập luyện chuyên biệt phù hợp với từng cá nhân.
Chương trình vật lý trị liệu thường bao gồm các bài tập nhằm tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và phạm vi vận động của các cơ vùng chậu và chân. Những bài tập này không chỉ giúp cải thiện cơn đau mà còn giúp ngăn ngừa các chấn thương tái phát trong tương lai.
Phẫu thuật
Đối với một số trường hợp hiếm gặp, khi các triệu chứng đau kéo dài dai dẳng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng ngày và các biện pháp điều trị như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc áp dụng.
Phẫu thuật nhằm loại bỏ áp lực lên dải chậu chày, từ đó giảm viêm, đau và cải thiện chức năng khớp gối. Hoặc tái tạo dải chậu chày nếu bị tổn thương. Một số kỹ thuật phổ biến được áp dụng như:
- Cắt dải chậu chày: Một phần nhỏ dải chậu chày bị cắt bỏ tại vị trí bị chèn ép.
- Giải phóng dải chậu chày: Dải chậu chày được tách khỏi các mô xung quanh để giảm bớt sự chèn ép.
Bài tập tăng sức mạnh cho dải chậu chày
Tập luyện là một phương pháp hiệu quả để tăng cường sức mạnh dải chậu chày, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hội chứng này. Dưới đây là một số bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà:
Bài tập căng nhóm cơ mông
Việc căng giãn nhóm cơ mông thường xuyên giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp hông và dải chậu chày, từ đó cải thiện khả năng vận động và giảm nguy cơ chấn thương.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, hai đầu gối co lên, lòng bàn chân đặt phẳng trên sàn.
- Bắt chéo một cổ chân lên đùi đối diện. Dùng tay cùng bên kéo đầu gối về phía ngực cho đến khi cảm thấy căng ở mông và mặt ngoài đùi.
- Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó đổi bên và lặp lại.
Bài tập chùng chân (lunge)
Đây là bài tập tác động lên nhiều nhóm cơ ở chân bao gồm cả dải chậu chày. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.
- Đứng hai chân rộng bằng vai, mũi chân hướng về trước.
- Bước một chân ra phía sau, hạ thấp người xuống cho đến khi đầu gối trước tạo thành góc 90 độ và đầu gối sau gần chạm sàn. Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây.
- Dùng lực đẩy của gót chân trước để đứng dậy, quay trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác với chân kia.
Bài tập với con lăn
Sử dụng con lăn xốp để massage là một phương pháp hiệu quả để giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện độ linh hoạt và giảm căng cho dải chậu chày.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một con lăn xốp và đặt nó trên sàn tập.
- Nằm ngửa trên con lăn, hai chân duỗi thẳng. Đặt con lăn dưới phần thân dưới, sao cho con lăn nằm dọc theo dải chậu chày.
- Từ từ di chuyển cơ thể về phía trước để di chuyển con lăn lên xuống dọc theo dải chậu chày.
- Lặp lại động tác khoảng 10-15 lần cho mỗi chân. Bạn có thể thực hiện thêm 3-4 hiệp để tăng hiệu quả bài tập.
Lengthening Stretch
Bài tập này tác động trực tiếp đến cơ căng mặc đùi (tensor fascia latae), phần cơ chạy từ hông đến phần ngoài chân, giúp cải thiện khả năng vận động của khớp hông và gối.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên bắt chéo chân bị thương ra sau chân còn lại và nghiêng người về phía không bị thương.
- Tiếp theo, duỗi thẳng cánh tay qua đầu, tạo hình cánh cung từ mắt cá chân đến bàn tay với dải cơ IT bị thương ở bên ngoài. Sau đó, đưa cánh tay xuống sao cho chạm vào mắt cá chân ở mặt trong của cánh cung.
- Giữ nguyên tư thế trong 15 giây, sau đó hít vào và từ từ trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên. Bạn nên thực hiện 3 set mỗi ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Động tác vỏ sò (Clam Shell)
Bài tập này tác động trực tiếp đến cơ mông, giúp ổn định dải chậu chày. Với cách thực hiện đơn giản, bạn có thể dễ dàng luyện tập:
- Nằm nghiêng qua bên trái, đầu đặt lên tay trái, hai chân uốn cong gối và xếp chồng lên nhau.
- Tiếp theo, đặt một dây kháng lực quấn quanh đầu gối. Từ tư thế ban đầu từ từ mở rộng gối phải hướng lên trần nhà giống hình ảnh một con vỏ sò đang mở vỏ. Giữ gót chân của bạn chạm nhau trong suốt chuyển động.
- Sau đó, từ từ đưa chân quay trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10-15 lần cho mỗi bên.
- Thực hiện 2-3 hiệp mỗi ngày.
Side Plank With Leg Lift
Side Plank With Leg Lift là bài tập plank nghiêng kết hợp nâng cao chân, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng cường sức mạnh cho dải chậu chày.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu ở tư thế plank nghiêng bên trái, chống khuỷu tay trái dưới vai, đặt cẳng tay trái vuông góc với sàn.
- Duỗi thẳng hai chân chồng lên nhau, mũi chân hướng về phía trước. Giữ cơ thể tạo thành đường thẳng từ đầu đến phần gót chân.
- Hít vào, từ từ nâng cao chân phải lên cao nhất có thể, đảm bảo hông không xoay ra sau.
- Thở ra, hạ chân phải về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10 lần cho bên trái, sau đó đổi bên và thực hiện tương tự trong 3 hiệp.
Nếu quá khó, bạn có thể đặt hông xuống sàn và thực hiện nâng chân. Khi đã dần quen, thì trở lại đúng tư theo hướng dẫn
Squat một chân
Squat một chân là bài tập đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là cho dải chậu chày.
Cách thực hiện:
- Khi thực hiện động tác này, bạn cần đứng thẳng, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên một chân.
- Sau đó từ từ hạ thấp thân người xuống về tư thế squat.
- Trong khi đó, chân còn lại được đưa ra phía trước, không chạm sàn.
- Dồn lực vào gót chân trị, đẩy hông lên cao để trở về vị trí đứng ban đầu.
- Lặp lại động tác 10-15 lần cho mỗi chân.
Để tăng cường độ khó của bài tập, bạn có thể bắt chước động tác chạy bằng cách mở rộng chân không trụ ra phía sau khi hạ xuống, đồng thời đưa chân qua để nâng đầu gối lên trước mặt khi đứng lên. Điều này sẽ kích thích các cơ dải chậu và chân hoạt động nhiều hơn, giúp tăng cường sức mạnh.
Hip Hike
Động tác Hip hike giúp ổn định khớp hông và đầu gối, cải thiện sức mạnh cho ITB.
Cách thực hiện:
- Đứng bằng chân trái trên bục tập hoặc cầu thang cao khoảng 10-15cm, chân phải buông thõng tự nhiên xuống sàn. Tay đặt lên hông để giữ thăng bằng..
- Giữ cơ thể đứn thẳng, siết chặt cơ bụng và cơ mông. Nâng hông lên cao bằng cách đẩy hông sang bên phải, đồng thời nâng cao chân phải cho đến khi song song với sàn. Không xoay hông sang hai bên.
- Từ từ hạ hông xuống gần hết phạm vi chuyển động, đồng thời hạ chân phải xuống cho đến khi gần chạm sàn. Duy trì cơ thể ở tư thế thẳng trong suốt quá trình di chuyển.
- Thực hiện tối đa 3 hiệp, lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên
Ngoài các bài tập trên, để tăng cường sự linh hoạt của dải chậu chày bạn cũng nên kết hợp bổ sung thêm nước uống thể thao ion kiềm Ocany khi luyện tập thể thao. Với cấu trúc phân tử siêu nhỏ và giàu vi khoáng (canxi, kali, magie), nước Ocany giúp cơ thể dễ dàng hấp thu nước và bù đắp lượng điện giải bị mất, hỗ trợ phục hồi thể lực nhanh chóng, giảm nguy cơ chuột rút và mệt mỏi.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, nhờ vậy bạn có thể duy trì phong độ và hiệu suất tốt hơn. Chưa hết, Ocany còn giúp phục hồi tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp, giảm nguy cơ viêm sưng và cải thiện khả năng vận động của khớp gối, góp phần ngăn ngừa IT band hiệu quả.
Lời kết
Với những chia sẻ trên của Ocany, có thể thấy hội chứng dải chậu chày là một tình trạng phổ biến gây đau ở đầu gối. Tuy không nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là đối với những người yêu thích thể thao. Bằng cách thực hiện các biện pháp phòng tránh và điều trị thích hợp, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng này và duy trì sức khỏe cho khớp gối của bạn.
Xem thêm:
- Đau đầu gối khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
- Fascia là gì? Tất cả thông tin về mạc cơ mà runner nên biết
Tôi là Mạnh Di, một cựu sinh viên của Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM. Tôi đã dành nhiều năm để tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym và Fitness. Hiện tại, với vai trò là một Personal Trainer, tôi không chỉ huấn luyện cá nhân mà còn chia sẽ kiến thức về lĩnh vực này cho cộng đồng rộng lớn. Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về Gym, Fitness và phong cách sống lành mạnh.