Nho là một loại trái cây bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Để biết cụ thể ăn nho có tác dụng gì, bạn hãy cùng Ocany khám phá nội dung bài viết dưới đây.
Thành phần dinh dưỡng có trong nho
Trước khi muốn biết ăn nho có tác dụng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những thành phần dinh dưỡng của quả nho. Nho là một loại trái cây có vị ngọt, hơi chua và rất bổ dưỡng. Nho chứa nhiều khoáng chất cần thiết để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Trong nho có chứa khoảng 104 calo, 27g tinh bột, 1g đạm, 0.2g chất béo, 1.4g chất xơ và các loại vitamin K, vitamin B2, vitamin B1, vitamin B6, vitamin E, vitamin C…

Nho là loại trái cây giàu chất xơ và vitamin có lợi cho cơ thể
Ăn nho có tác dụng gì?
Để biết ăn nho có tác dụng gì, OCcany sẽ cùng bạn tham khảo những lợi ích dưới đây của nho.
Ngăn ngừa các bệnh mãn tính
Nho là loại trái cây chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao, những chất này tập trung chủ yếu ở vỏ và hạt của quả nho. Các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 1.600 hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe có trong nho.
Các chất chống oxy hóa trong nho sẽ giúp chữa lành các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Đồng thời, chúng cũng giảm stress oxy hóa và đây là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư…
- Ăn dưa hấu có tác dụng gì? 22 lợi ích tuyệt vời từ dưa hấu
- Ăn dưa leo có tác dụng gì? 25+ lợi ích đặc biệt của dưa leo
- Ăn mít có tác dụng gì? 13+ lợi ích đặc biệt khi ăn mít
Phòng chống ung thư
Nho chứa một hợp chất gọi là resveratrol. Hợp chất này có vai trò ngăn ngừa ung thư bằng cách giảm viêm, ngăn chặn sự lây lan và phát triển của các tế bào ung thư.

Nho có khả năng phòng chống ung thư hiệu quả
Tốt cho tim mạch
Nếu ăn khoảng 151g bạn sẽ nạp vào cơ thể 288 mg kali. Kali là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì huyết áp khỏe mạnh và sức khỏe của tim. Một nghiên cứu cho thấy 69 người mỡ máu cao ăn 500g nho mỗi ngày, sau 8 tuần lượng cholesterol xấu của họ giảm đáng kể.
Phòng chống bệnh tiểu đường
Ăn nho có tốt không? Trong 151g nho chỉ có 23g đường nên người bệnh tiểu đường hoàn toàn yên tâm khi ăn loại quả này. Ngoài ra, chất resveratrol trong nho giúp tăng độ nhạy insulin, từ đó cải thiện khả năng tiêu thụ glucose và giúp giảm lượng đường trong máu.
Tốt cho mắt
Ăn nho có tác dụng gì cho mắt? Resveratrol trong nho được chứng minh có vai trò bảo vệ tế bào võng mạc khỏi tác hại của tia UV A. Điều này giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bệnh về mắt do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lutein và zeaxanthin có trong nho còn giúp ngăn ngừa tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt.

Ăn nho rất tốt cho mắt
Giúp cải thiện trí nhớ
Các thí nghiệm được tiến hành trên chuột ăn nho trong 4 tuần đã chỉ ra rằng resveratrol trong nho giúp cải thiện trí nhớ và tâm trạng của chúng ta. Không chỉ vậy, nho còn góp phần tăng lượng máu lên não và sự phát triển của các tế bào não.
Xả stress
Do sự hiện diện của chất chống oxy hóa, magiê và các chất dinh dưỡng giảm căng thẳng khác có trong nho. Nên khi bạn ăn loại trái cây này thường xuyên sẽ có thể giúp chống lại tác động của căng thẳng.
Chống nhiễm trùng và nấm
Có rất nhiều người muốn biết ăn nho nhiều có tốt không? Với hàm lượng vitamin C cao, nho giúp có tác dụng chống lại virus, cảm cúm, virus herpes và thủy đậu. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm có hại như E. Coli.

Nho có thể giúp chống lại nhiễm trùng và nấm trên da
Giúp giảm cholesterol
Nho có hàm lượng resveratrol cao, là một chất chống oxy hóa hiệu quả. Như vậy, ăn nho giúp giảm hấp thu cholesterol có hại LDL. Từ đó, trái tim của bạn cũng được bảo vệ tốt hơn.
- Ăn thanh long có tác dụng gì? 10 lợi ích bất ngờ từ thanh long
- Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
- Ăn socola có tác dụng gì? Lợi ích và tác hại cần phải lưu ý
Phòng chống sỏi thận
Nho chứa axit uric giúp đào thải lượng axit trong hệ thống tiết niệu, giảm áp lực cho thận. Bên cạnh đó, lượng nước trong nho giúp lợi tiểu, ngăn chặn sự lắng đọng axit bên trong cơ thể gây sỏi thận.
Hỗ trợ sức khỏe gan
Các yếu tố như biến đổi nhiệt độ thất thường, ô nhiễm môi trường, lạm dụng bia rượu và một số bệnh nhiễm trùng có thể làm suy giảm chức năng gan. Các polyphenol, resveratrol và chất chống oxy hóa có trong nho xanh đã được các nhà khoa học nghiên cứu về khả năng bảo vệ gan.
Vì vậy, để giảm nguy cơ suy gan, bạn nên tăng cường bổ sung nho xanh vào chế độ ăn của mình.

Ăn nho giúp hỗ trợ sức khỏe của gan
Chống táo bón
Nho xanh chứa nhiều nước và có lượng chất xơ dồi dào. Do đó, chúng có thể cải thiện nhu động ruột, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Giúp da sáng đẹp
Ăn nho có tác dụng gì đối với làn da của bạn? Các chất chống oxy hóa trong nho xanh có khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím có hại. Chúng còn giúp làm giảm các đốm đen và nếp nhăn cho da.
Nho cũng chứa vitamin C, E làm trẻ hóa tế bào da và giữ lại độ ẩm cho da. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng tăng độ đàn hồi cho da và tăng cường lưu thông máu. Vì vậy, nếu bạn muốn làn da của mình luôn sáng đẹp thì ăn nho xanh là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Giúp xương chắc khỏe
Nho xanh và các chế phẩm của chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp xương chắc khỏe như: canxi, magie, kali, photpho, mangan, vitamin K… Ngoài ra, hợp chất resveratrol có trong loại quả này có thể giúp tăng cường mật độ xương.
Ăn nho xanh giúp giảm cân
Nếu bạn muốn giảm cân thì nho xanh là một sự lựa chọn tuyệt vời. Nho xanh chứa ít chất béo, cholesterol và cả calo. Tiêu thụ ít calo hơn từ loại trái cây này hàng ngày sẽ làm giảm lượng chất béo tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp bạn ăn nho với lượng vừa phải, không lạm dụng chúng.

Ăn nho với lượng vừa phải có thể giúp bạn giảm cân
Tác dụng của việc ăn nhiều nho
Với nội dung trên bạn đã biết ăn nho có tác dụng gì. Nội dung tiếp theo, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu một số tác dụng phụ nếu như bạn ăn nho quá nhiều.
Tăng cân
Nho là loại trái cây có chứa rất ít calo, trong 30 quả nho chứa 105 calo. Nếu bạn ăn nhiều nho khi đang ngồi hoặc ít vận động thì lượng calo sẽ tăng gấp đôi, dẫn đến tình trạng tăng cân.
Quá tải carbohydrate
Một chén nho chứa tới 27g carbohydrate vượt quá khả năng hấp thu của cơ thể, gây mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, khi bạn ăn quá nhiều nho sẽ dẫn đến quá tải carbohydrate và thiếu chất đạm, chất béo.
Gây bệnh đường ruột
Ăn nho có tác dụng gì cho hệ đường ruột không? Nho là loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng cao và giàu chất xơ. Tuy nhiên, khi bạn ăn quá nhiều nho thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ dễ gặp vấn đề. Việc ăn quá nhiều nho sẽ dễ dẫn đến táo bón, đôi khi là tiêu chảy do cơ thể cố gắng đào thải chất này.
Dị ứng
Nếu bạn dùng nho hoặc chạm vào quả nho mà bị nổi mề đay, mẩn đỏ trên da thì chứng tỏ bạn bị dị ứng với nho. Trong trường hợp nặng hơn, bạn sẽ thấy khó thở… nguyên nhân là do thuốc trừ sâu, men, mốc bám trên quả nho.

Nho có thể gây dị ứng cho một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm với các chất có trong nho
Người bị bệnh răng miệng không nên ăn nho
Nếu bạn có bệnh về răng miệng thì bạn cần hạn chế ăn nho. Đặc biệt là bạn không nên ăn nho cùng với bia, cá, nước khoáng hoặc sữa. Vì các loại thực phẩm này khi kết hợp cùng với nho dễ gây tức bụng.
Những ai không nên ăn nho
Nho mang lại nhiều dưỡng chất tốt và vitamin cho con người. Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề ăn nho có tác dụng gì bạn cũng cần chú ý đến những đối tượng không được ăn nho. Như là:
Người bị bệnh đường ruột
Hàm lượng chất xơ trong nho cao, nếu nạp một lượng lớn chất xơ vào cơ thể sẽ dễ gây mất cân bằng đường ruột. Do đó, bạn chỉ nên ăn nho với lượng vừa đủ mà không nên lạm dụng loại trái cây này.
Người viêm loét dạ dày
Người bị viêm loét dạ dày không nên dùng nho. Lý do là vì trong 125ml nước ép nho sẽ có 66mg lượng vitamin C. Nếu nạp nhiều loại quả này vào cơ thể sẽ có nguy cơ khiến tình trạng dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
- Ăn hàu có tốt không? Có tác dụng gì đối với nam giới?
- Ăn dứa có tác dụng gì? 15+ lợi ích cực hay từ quả dứa
- Ăn bơ có tác dụng gì? Ăn bơ nhiều có sao không?
Người bệnh tiểu đường
Bạn không nên ăn nhiều nho nếu bị tiểu đường vì nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ra những vấn đề tiêu cực cho sức khỏe. Ngoài nho, người bị bệnh tiểu đường cũng không nên ăn quá nhiều những loại trái cây có chứa nhiều đường như xoài chín, mít, sầu riêng…
Người béo phì
Trong 30 quả nho có chứa khoảng 105 calo, vì vậy nếu bạn ăn một lúc quá nhiều nho thì cơ thể sẽ phải hấp thụ một lượng lớn calo tương đương với một bữa ăn bình thường. Do đó, nếu bạn đang bị béo phì thì nên cân nhắc về lượng nho nạp vào cơ thể.

Ăn nho quá nhiều cùng một lúc có thể gây béo phì
Người đang điều trị bệnh huyết áp cao
Nho nếu kết hợp với thuốc có chứa canxi sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa thuốc. Hơn nữa, các chất ức chế enzym như Captopril, Benzapril,… dùng để điều trị tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho gây ra vấn đề không tốt cho sức khỏe của bạn..
Người mắc bệnh răng miệng
Như đã nói, những người đang gặp vấn đề về răng miệng như đau răng nếu ăn nhiều nho hoặc uống nước ép nho sẽ không tốt. Trong nho cũng có chứa một lượng đường không nhỏ sẽ làm cho tình trạng bệnh răng miệng của bạn trở nên nặng hơn.
Ăn nho còn nguyên vỏ có tốt không?
Ăn nho có tác dụng gì, đặc biệt là khi ăn nho nguyên vỏ? Từ xa xưa, ông cha ta thường truyền lại bí quyết sống lâu trăm tuổi bằng cách ăn nho không bỏ vỏ. Những tuyên bố này đã được khoa học chứng minh vì vỏ nho có chứa một chất có giá trị là Resveratrol. Resveratrol (3,5,4′-trihydroxy-trans-stilbene) là một chất có hoạt tính sinh học cao được tìm thấy trong nho hoặc các loại quả mọng, đậu phộng và rượu vang đỏ.
Một công dụng khác đã được công nhận từ lâu của vỏ quả nho là khả năng ngăn ngừa bệnh tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Resveratrol có hoạt tính chống ung thư, ức chế sự phát triển các tổn thương trước khi phát triển thành khối u.
Chúng chống lại cả 3 giai đoạn hình thành và phát triển của khối là khởi phát, tăng trưởng và di căn. Chưa kể Resveratrol còn cực kỳ hiệu quả trong việc chống lão hóa, các bệnh thoái hóa thần kinh, Alzheimer và Parkinson…

Vỏ của nho có chất Resveratrol có khả năng giúp chống lão hóa cho cơ thể
Nên tránh ăn nho với gì?
Qua những chia sẻ trên thì Ocany và bạn cũng đã tìm hiểu ăn nho có tác dụng gì đối với sức khỏe của cơ thể. Ở nội dung này, Ocany sẽ chia sẻ đến bạn một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh ăn cùng với nho.
Nếu ăn nho cùng với một số thực phẩm kiêng kỵ như sữa tươi, sữa chua, hải sản (tôm, cua, cá,…), bia, các loại dưa, củ cải trắng,… sẽ gây tác hại xấu cho cơ thể. Tình trạng nặng có thể gây ngộ độc hoặc ói mửa, nổi mẩn ngứa…
Kết luận
Trên đây là nội dung chia sẻ về kiến thức ăn nho có tác dụng gì mà Ocany muốn gửi đến bạn. Mong rằng với bài viết trên sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về việc ăn nho. Qua đó, bạn sẽ biết cách lên thực đơn phù hợp hơn với chế độ ăn uống của mình và những người thân trong gia đình nhé!

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!