Loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

loét dạ dày

Loét dạ dày là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Bệnh có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hoặc một số nguyên nhân cá biệt khác. Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này, bạn hãy cùng Ocany theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi tá tràng hoặc các lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn, các lớp bên dưới thành dạ dày, thành ruột sẽ bị lộ ra ngoài. Vết rạch ở tá tràng chiếm 95%, vết rạch ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết rạch ở bờ cong dạ dày chiếm 25% các trường hợp bệnh.

Viêm loét dạ dày là tình trạng tá tràng hoặc niêm mạc dạ dày  bị tổn thương

Viêm loét dạ dày là tình trạng tá tràng hoặc niêm mạc dạ dày  bị tổn thương

👉 12 nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày – điều trị như thế nào?

👉 Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

Ai có nguy cơ dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng?

Bất cứ ai trong chúng ta đều có khả năng bị mắc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, những đối tượng Ocany liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Người thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc

Bạn có biết trong khói thuốc lá chứa hơn 200 loại chất có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là nicotin. Nicotin sẽ kích thích cơ chế tiết ra nhiều cortisol, đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Căng thẳng thần kinh

Những người thường xuyên căng thẳng, lo âu trong thời gian dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vì khi tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình tiết axit trong dạ dày.

Ăn uống và sinh hoạt không điều độ

Việc sinh hoạt cá nhân thất thường như thức khuya, bỏ bữa sáng hay ăn uống không đúng bữa, thói quen ăn khuya, lười vận động… không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến sức khỏe ngày càng suy yếu. Đây là một trong những yếu tố lớn gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Ăn uống không điều độ là một trong nhiều nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét

Ăn uống không điều độ là một trong nhiều nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm loét

Người sống ở những nơi tiềm ẩn vi khuẩn HP

Những người sống ở nơi có điều kiện vệ sinh kém sẽ dễ bị viêm loét dạ dày tá tràng vì đây là những nơi có khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP cao. Ngoài ra, bác sĩ, y tá cũng có khả năng bị nhiễm bệnh nếu dụng cụ nội soi không được khử trùng đúng cách và bị lây nhiễm vi khuẩn HP từ đó.

Người lạm dụng thuốc giảm đau

Thuốc chống viêm không steroid là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thuốc này làm suy giảm nghiêm trọng khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và cản trở quá trình lành vết loét.

👉 Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

👉 Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?

👉 Đau dạ dày có nên uống sữa không? Bác sĩ cho lời khuyên

Loét dạ dày tá tràng nguyên nhân là do đâu?

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy nhất và Ocany muốn chia sẻ đến bạn.

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)

Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Sau khi vào cơ thể, vi khuẩn sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng và tiết ra độc tố làm mất chức năng chống lại axit của lớp niêm mạc này.

Người hay dùng thuốc giảm đau, chống viêm

Người cao tuổi dùng thuốc chống viêm, giảm đau lâu ngày làm ức chế tổng hợp Prostaglandin (chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày). Từ đó, chất Prostaglandin sẽ bị suy giảm gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Người hay dùng thuốc kháng sinh, giảm đau cũng có nguy cơ bị viêm loét dạ dày

Người hay dùng thuốc kháng sinh, giảm đau cũng có nguy cơ bị viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày có những dấu hiệu gì?

Thật dễ để nhận biết các dấu hiệu của viêm loét dạ dày. Bạn cần gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời bệnh dạ dày nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:

Đau vùng thượng vị

Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy của bệnh viêm loét dạ dày. Nếu loét hành tá tràng, cơn đau sẽ thường xuất hiện khi đói hoặc sau khi ăn khoảng 2-3 giờ. Cơn đau có thể xuất hiện vào nửa đêm về sáng, lan ra sau lưng. Cơn đau âm ỉ, đau quặn bụng hoặc đau theo từng cơn. Trong những trường hợp này, bạn nên hạn chế ăn đồ chua, cay… khi đói.

Đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu

Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày bị tổn thương dẫn đến chậm tiêu hóa khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác chướng bụng, đầy hơi.

Mất ngủ, ngủ không ngon

Mất ngủ hoặc giấc ngủ thường bị gián đoạn do đầy bụng, nặng bụng khó tiêu hoặc do đau bụng lúc nửa đêm là những dấu hiệu phổ biến thường thấy khi bạn bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, nhiều người đã xem nhẹ những dấu hiệu này và để bệnh trở nên ngày càng nặng hơn.

Viêm loét dạ dày sẽ khiến cho người bệnh mất ngủ

Viêm loét dạ dày sẽ khiến cho người bệnh mất ngủ

Đầy hơi, ợ nóng hoặc nóng rát vùng thượng vị

Hầu hết bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng đều có các triệu chứng ợ chua. Ợ nóng hoặc nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng rất thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu. Chứng ợ nóng thường gặp hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Rối loạn tiêu hóa

Một dấu hiệu khác của bệnh loét dạ dày tá tràng là tiêu chảy hoặc táo bón. Do tiêu hóa không ổn định nên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường bị sút cân. Nhưng ngược lại, do cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói nên người bệnh thường ăn nhiều hơn, điều này cũng có thể gây tăng cân nhanh chóng.

Tuy nhiên, các triệu chứng trên chỉ là gợi ý chứ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Vì vậy, Ocany khuyên bạn nên đến các cơ sở ý tế để được thăm khám nhằm chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn, từ đó xác định được giải pháp điều trị phù hợp.

👉 Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Cần làm gì để hệ tiêu hóa khỏe

👉 Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 17 thực phẩm cực tốt cho tiêu hóa

👉 Rối loạn tiêu hóa có triệu chứng gì? Nguyên nhân, cách điều trị 

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Hơn nữa, ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị từ bác sĩ, người bệnh vẫn có thể chủ động kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn.

Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không nghiêm túc điều trị hoặc phát hiện bệnh quá muộn sẽ phải đối mặt với những biến chứng xấu của bệnh. Đặc biệt là ung thư dạ dày với nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, viêm loét dạ dày tá tràng cần có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời thì người bệnh mới cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình.

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm

Viêm loét dạ dày tá tràng có những biến chứng gì?

Bệnh nhân viêm loét ở dạ dày tá tràng ngoài việc đối mặt với các triệu chứng của bệnh còn phải hết sức cẩn trọng với những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Những hậu quả về sức khỏe này thường xảy ra khi người bệnh có sức đề kháng yếu, có bệnh nền hoặc ăn phải những thực phẩm có hại cho dạ dày. Những điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Các biến chứng của viêm loét dạ dày mà bạn cần lưu ý để giảm thiểu nguy cơ mắc phải bao gồm:

  • Hẹp môn vị dạ dày: Đây là tình trạng dạ dày bị chít hẹp gây tắc nghẽn đường lưu thông của thức ăn và dịch vị. Nói cách khác, thức ăn sẽ nằm lâu trong dạ dày và khó di chuyển xuống ruột.
  • Thủng dạ dày: Biến chứng này sẽ gây đau dữ dội vùng thượng vị, người bệnh có triệu chứng đột ngột đau bụng dữ dội, đau quặn bụng.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen và có máu.
  • Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là giai đoạn nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ung thư dạ dày là một biến chứng nặng của viêm loét dạ dày

Ung thư dạ dày là một biến chứng nặng của viêm loét dạ dày

Cách để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện nay có 2 phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được áp dụng phổ biến:

Nội soi tiêu hóa trên

Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một ống dẻo có gắn camera vào bên trong miệng bệnh nhân, giúp phát hiện và chụp ảnh các tổn thương viêm loét. Ngoài ra, phương pháp nội soi đường tiêu hóa trên cũng có thể được thực hiện để sinh thiết và hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày.

Chụp X-quang tiêu hóa trên hàng loạt

Phương pháp tiếp theo được sử dụng là chụp X-quang đường tiêu hóa. Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chụp ảnh dạ dày và quan sát vết loét qua hình ảnh chụp X-quang. Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống thuốc cản quang barit trước khi chụp.

Chất barit này sẽ giúp bác sĩ xác định các vết loét trong niêm mạc dạ dày và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi hơn so với nội soi đường tiêu hóa trên vì khả năng phát hiện tổn thương thấp hơn và không thể giúp sinh thiết hoặc hỗ trợ cầm máu.

Chụp X-quang tiêu hóa trên hàng loạt có thể chẩn đoán viêm loét dạ dày

Chụp X-quang tiêu hóa trên hàng loạt có thể chẩn đoán viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng cần được điều trị như thế nào?

Bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khó điều trị bệnh khỏi hoàn toàn và lúc này, bệnh thường gây ra những biến chứng đáng tiếc.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ mình bị viêm loét dạ dày, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh và đến bệnh viện để được các bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp, phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, nếu bạn đang dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc phác đồ diệt trừ Helicobacter pylori thì việc đầu tiên là ngừng ngay lập tức. Hiện nay, do tình trạng vi khuẩn kháng thuốc rất phổ biến, phác đồ thường được sử dụng là phác đồ 4 với thuốc có Bismuth hoặc Levofloxacin.

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh khác nhau

Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn hoàn toàn có thể bảo vệ mình khỏi bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chủ động phòng ngừa bệnh, hạn chế tối đa các hoạt động kém lành mạnh, có nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh. Dưới đây là một số khuyến cáo của các chuyên gia y tế giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả:

  • Hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP bằng cách rửa tay thường xuyên và ăn uống sạch sẽ, thực phẩm được nấu chín hoàn toàn.
  • Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc nếu sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ theo lời khuyên chuyên môn từ bác sĩ để tránh lạm dụng thuốc NSAID.
  • Không uống rượu và hút thuốc và sử dụng thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ.

Những người viêm loét dạ dày tá tràng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh cần có chế độ ăn phù hợp và cần kiêng một số loại thực phẩm nhất định. Dưới đây là một số thực phẩm mà người viêm loét dạ dày nên và không nên ăn:

Thực phẩm nên ăn

  • Sữa và trứng sẽ đóng vai trò là chất đệm trung hòa lượng axit trong dạ dày. Sữa, chúng ta nên uống là sữa nóng; Trứng nên ăn dưới dạng hấp hoặc nấu cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 quả trứng.
  • Thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu: Thịt lợn nạc, cá nạc, đặc biệt chúng ta nên sử dụng ở dạng đã qua chế biến luộc, hấp, kho để dễ hấp thu. Tuyệt đối bạn không nên ăn tái hoặc ăn sống những loại thực phẩm này.
  • Rau củ quả tươi: Chọn rau củ non, tốt nhất là họ cải (cải bắp, củ cải) vì nhóm rau này chứa nhiều vitamin giúp vết thương đường tiêu hóa nhanh lành.
  • Thực phẩm giàu tinh bột ít mùi vị và dễ tiêu hóa như cơm, bánh mì hoặc cháo, khoai tây nấu chín hoặc luộc.
  • Các loại dầu thực vật làm từ hạt như dầu hướng dương, dầu mè, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
Rau củ giàu chất xơ là thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày

Rau củ giàu chất xơ là thực phẩm nên ăn khi bị viêm loét dạ dày

👉 Đau dạ dày uống gì giúp xoa dịu cơn đau ngay lập tức

👉 Chưa ăn sáng nên uống gì tốt cho dạ dày và sức khỏe?

👉 Uống gì tốt cho dạ dày? 10 loại thức uống cực tốt cho dạ dày

Thực phẩm không nên ăn

  • Thịt nguội đã qua chế biến như dăm bông, xúc xích.
  • Thức ăn cứng, dai như thịt nhiều gân, sụn, hoặc rau nhiều xơ (rau già, cần tây…)
  • Giấm tỏi, ớt, hoặc dưa chuột ngâm, hành muối.
  • Trái cây chua như chanh, cóc, xoài xanh, sấu….
  • Các loại nước có gas.
  • Trà và cà phê mạnh.
  • Hạn chế dùng đồ uống có cồn như bia, rượu. Nếu chúng ta bỏ được thói quen này thì không chỉ tốt cho dạ dày mà còn tốt cho tim mạchgan.
  • Hãy bỏ ngay thuốc lá, điều này không chỉ giúp bạn cải thiện bệnh dạ dày tá tràng mà còn giúp bạn tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh về phổi, đường hô hấp.
Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn đồ chua và cay

Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn đồ chua và cay

Một vài lưu ý cần biết khi chế biến thức ăn

Khi chế biến thức ăn, để phòng ngừa hiệu quả bệnh loét dạ dày, bạn nên thái nhỏ hoặc nghiền nát, ninh mềm thực phẩm để không gây áp lực quá lớn cho hệ tiêu hoá. Đồng thời, người bệnh nên ăn những thức ăn khi còn ấm nóng, tránh dùng thức ăn nguội lạnh.

Bài viết trên là những chia sẻ về bệnh loét dạ dày mà Ocany muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những kiến thức này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin để chăm sóc sức khỏe cho mình và những người thân trong gia đình.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.