Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Cần làm gì để hệ tiêu hóa khỏe

Uống gì tốt cho gan

Hệ tiêu hóa là bộ máy với cấu trúc phức tạp đảm nhiệm chức năng chuyển hóa thức ăn thành dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể sử dụng. Bạn có từng tò mò hệ tiêu hóa hoạt động như thế nào không? Trong bài viết này, Ocany sẽ cung cấp một số thông tin có thể bạn chưa biết về “bộ máy khổng lồ” này.

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa (hay hệ tiêu hoá – khử độc) là một hệ thống quan trọng trong cơ thể động vật và người. Nhiệm vụ của nó là tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể.

Hệ tiêu hóa bao gồm rất nhiều cơ quan như: miệng, hầu họng, dạ dày, ruột non, ruột trong, ruột già, lá lách, túi mật và đại tràng. Các cơ quan và bộ phận này hoạt động liên tục để phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng nhỏ hơn, hấp thụ chúng và loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể.

Hệ tiêu hóa chứa rất nhiều cơ quan quan trọng với cơ thể

Hệ tiêu hóa chứa rất nhiều cơ quan quan trọng với cơ thể

Hệ tiêu hóa là một hệ thống quan trọng giúp cơ thể duy trì sức khỏe và hoạt động tốt. Nó đảm bảo rằng các chất dinh dưỡng được hấp thụ và sử dụng để cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho các hoạt động của cơ thể Ngoài ra, nó còn loại bỏ các chất thải và độc tố khỏi cơ thể.

Những cơ quan của một hệ tiêu hóa bình thường 

Hệ tiêu hóa có cấu tạo phức tạp, bao gồm nhiều cơ quan bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng có nhiệm vụ nghiền nát, phá vỡ cấu trúc của thức ăn để tạo thành dinh dưỡng, năng lượng phục vụ cho hoạt động sống.

Quá trình này diễn ra với sự phối hợp của các hoạt động như nhai, nghiền cơ hoạt và dùng enzyme phân hủy sinh học. Hãy cùng Ocany điểm qua một số cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa. 

Cổ họng

Nơi đầu tiên để bắt đầu một chu trình tiêu hóa đó chính là cổ họng. Nó là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng, sau đó đưa xuống thực quản. Cơ quan này chỉ là nơi vận chuyển thức ăn trung gian.

Thực quản

Vị trí của thực quản nằm dưới cổ họng, là một ống dài giúp đưa thức ăn xuống dạ dày. Nó tạo ra các cơn nhu động co thắt để đẩy thức ăn xuống và giữ thức ăn không bị trào ngược lên.

Túi mật

Một hệ tiêu hóa hoàn chỉnh không thể thiếu đi túi mật. Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan dài khoảng 80-100mm. Túi mật sẽ co bóp dịch mật đến ống mật chủ, sau đó vào tá tràng rồi xuống ruột non để tiêu hóa chất béo. 

Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan dài khoảng 80-100mm

Đây là một túi nhỏ, nằm sát gan dài khoảng 80-100mm

Gan

Gan đảm trách nhiệm vụ tổng hợp protein huyết tương, thải độc và dự trữ glycogen. Nó được ví như một “nhà máy hóa chất” của cơ thể do phải điều hòa các phản ứng hóa sinh.

👉 [Bác sĩ tư vấn] Gan nhiễm mỡ uống gì mau khỏi?

👉 11 công thức detox thải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể

👉 Uống gì tốt cho gan? 17 loại thức uống tốt cho gan đơn giản

Dạ dày

Dạ dày là cơ quan cực kỳ quan trọng của hệ tiêu hóa. Nó có cấu tạo như một chiếc túi với các cơ. Khi thức ăn được đưa từ thực quản xuống, dạ dày sẽ tiết ra axit, enzyme để phân hủy thức ăn thành protein và các dưỡng chất.

Thức ăn được lưu trữ tại dạ dày một khoảng thời gian tương đối để thực hiện quá trình phân hủy. Cuối cùng, thức ăn sẽ được biến đổi sang dạng lỏng hay bột nhão để đưa xuống ruột non.

Dạ dày sẽ tiết ra axit, enzyme để phân hủy thức ăn thành protein và các dưỡng chất

Dạ dày sẽ tiết ra axit, enzyme để phân hủy thức ăn thành protein và các dưỡng chất

Ruột non

Một sự thật có thể làm bạn bất ngờ, đó là ruột non có thể dài đến 6m. Đây là nơi mà thức ăn tiếp tục được biến đổi nhờ enzyme tiết ra từ mật gan và tuyến nhụy. Với chiều dài thực sự ấn tượng này, nhu động ruột di chuyển sẽ di chuyển xuyên suốt ruột non và trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa.

Đại tràng

Các chất không được hấp thu cuối quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển xuống đại tràng dưới dạng lỏng. Ở đây, đại tràng sẽ hút nước từ dịch này và chuyển thành dạng rắn, hay còn được gọi là phân. Thời gian mà phân được xử lý ở đại tràng thông thường là 36 tiếng.

Đại tràng sẽ hút nước dinh dưỡng từ dịch này và chuyển thành dạng rắn

Đại tràng sẽ hút nước dinh dưỡng từ dịch này và chuyển thành dạng rắn

Trực tràng

Trong hệ tiêu hóa thì trực tràng nằm ngay dưới đại tràng. Chiều dài của nó là 20cm. Khi phân được chuyển tới đây, các dây thần kinh đặc biệt sẽ bị kích thích và truyền tín hiệu tới vỏ đại não, thông báo bạn cần đi đại tiện.

Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì quá trình này chưa hoàn thiện nên sẽ xảy ra hiện tượng đi đại tiện không tự chủ. Với người lớn, khi muốn đi vệ sinh thì não sẽ phát tín hiệu làm giãn cơ vòng, hỗ trợ quá trình đại tiện. Khi muốn nhịn lại, cơ thắt cùng trực tràng sẽ phối hợp cùng nhau để bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh.

Hậu môn

Hậu môn là bộ phận cuối cùng kết thúc một chu trình tiêu hóa. Nó được cấu tạo từ cơ sàn chậu cùng cơ thắt hậu môn. Trong hệ tiêu hóa, hậu môn đảm nhiệm chức năng lưu trữ và đào thải phân. Khi bạn đi ngoài, hậu môn sẽ được dịch nhầy bôi trơn để phân dễ dàng đi ra ngoài.

Cách thức hệ tiêu hóa làm việc

Hệ tiêu hóa là một hệ thống phức tạp bao gồm các bộ phận từ miệng đến hậu môn và các cơ quan khác như gan, túi mật và tuyến tụy. Chức năng chính của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và loại bỏ chất thải khỏi cơ thể.

 Chức năng của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn, hấp thụ và loại bỏ chất thải 

Chức năng của hệ tiêu hóa là phân hủy thức ăn, hấp thụ và loại bỏ chất thải

Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng, khi thức ăn được cắn nhai và pha trộn với nước bọt để tạo thành bột thức ăn và đưa vào dạ dày thông qua thực quản. Tại dạ dày, thức ăn được xử lý bởi axit và men tiêu hóa để tách chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. 

Dạ dày cũng tạo ra chất nhầy và chuyển động liên tục của các cơ ở bụng giúp trộn đều thức ăn. Thức ăn sau đó đi qua ruột non rồi tiếp tục xử lý bởi các enzyme để phân hủy thành các phân tử dưỡng chất nhỏ hơn để hấp thụ. Các phân tử dưỡng chất dần được hấp thụ vào hệ thống tuần hoàn, để các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và chức năng cơ thể.

Những phần không tiêu hóa của thức ăn, bao gồm chất xơ và chất thải, được đưa vào đại tràng để loại bỏ khỏi cơ thể dưới dạng phân. Các cơ quan như gan, túi mật và tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan giúp sản xuất mật để giúp tiêu hóa chất béo, túi mật giữ mật và giải phóng nó khi cần thiết, và tuyến tụy giúp sản xuất các hormone và enzyme để phân hủy thức ăn.

Vai trò của hệ tiêu hóa 

Hệ tiêu hóa giữ nhiều vai trò quan trọng với cơ thể, cơ bản là chúng thực hiện những chức năng như: 

  • Tiêu hóa thức ăn;
  • Hấp thụ chất dinh dưỡng;
  • Tạo ra năng lượng;
  • Điều chỉnh độ ẩm của cơ thể;
  • Đào thải chất thải;
  • Giữ cân bằng điện giải;
  • Điều chỉnh hệ miễn dịch.
Hệ tiêu hóa rất tích cực làm việc để giúp cơ thể khỏe mạnh 

Hệ tiêu hóa rất tích cực làm việc để giúp cơ thể khỏe mạnh

Các vấn đề về hệ tiêu hóa thường gặp

Hệ tiêu hóa là một hệ thống phức tạp trong cơ thể con người, vì vậy có rất nhiều bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến hệ tiêu hóa:

  • Đau dạ dày;
  • Bệnh trào ngược axit dạ dày – thực quản;
  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Viêm ruột;
  • Viêm gan;
  • Ung thư đại tràng.

👉 Viêm xung huyết hang vị là gì? Mức độ nguy hiểm thế nào?

👉 12 nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày – điều trị như thế nào?

👉 Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa cần phải lưu ý 

Hệ tiêu hóa của con người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân gây hại. Dưới đây là một số tác nhân chính có thể làm hại cho hệ tiêu hóa:

  • Thuốc kháng sinh;
  • Rượu và thuốc lá;
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn trong cửa hàng tiện lợi ;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Stress;
  • Đồ uống có cồn và đường;
  • Độc tố trong thực phẩm.
Thuốc lá rất gây hại cho hệ tiêu hóa

Thuốc lá rất gây hại cho hệ tiêu hóa

Điều bạn cần làm để có đường tiêu hóa khỏe mạnh

Có một số cách để có đường tiêu hóa khỏe mạnh, bao gồm:

  • Ăn chế độ ăn uống cân bằng;
  • Uống đủ nước;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Tránh thức ăn khó tiêu;
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống;
  • Tránh stress;
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa.

👉 Bụng yếu nên uống gì? Ăn gì và kiêng gì tốt cho hệ tiêu hóa?

👉 23 loại thực phẩm dễ tiêu hóa tốt cho đường ruột không thể bỏ qua

Điểm qua những thông tin thú vị về hệ tiêu hóa ở người

Hệ tiêu hóa là khái niệm đã quá quen thuộc. Nhưng có thể những thông tin dưới đây có thể thấy lạ lẫm với “bộ máy này”.

Ruột non có thể dài tới hơn 7 mét

Chiều cao của con người thường chỉ dừng ở mức dưới 2m. Nhưng bạn có thể bất ngờ với thông tin chiều dài ruột non đôi khi lên tới 7m, còn chiều rộng sẽ rơi vào khoảng 1,5 – 3cm. .

Axit trong dạ dày rất mạnh

Axit trong dạ dày có thành phần KCl, NaCl và HCl. Độ pH của axit dao động từ 1,5-3,5. Thế thì tại sao axit “không làm chảy” dạ dày của bạn? Lý do là vì cấu tạo của hệ tiêu hóa, dạ dày sẽ tạo ra một lớp chất nhầy như gel như chất nhầy dạ dày. Chất nhầy này giúp axit và enzyme trong dạ dày nguyên vẹn.

Tuyến dạ dày sẽ tiết ra chất nhầy, axit trong dạ dày và enzyme đôi khi tác động làm phá vỡ kết cấu niêm mạc dạ dày, gây trào ngược axit.

Axit trong dạ dày rất mạnh

Axit trong dạ dày rất mạnh

👉 Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

👉 Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?

👉 Uống nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày không?

Hàng triệu lợi khuẩn đang sống trong đường ruột

Thông thường khi nghe thấy cụm từ “vi khuẩn”, mọi người sẽ nghĩ ngay đến mặt xấu của nó. Tuy nhiên, trong hệ tiêu hóa của bạn có đến 300-500 lợi khuẩn, với hơn 2 triệu mã gen khác nhau. Nhiệm vụ của chúng là phân hủy thức ăn, tiêu diệt các tác nhân gây hại đến cơ thể.

Do đó, nhiều chuyên gia khuyến khích bổ sung nhiều các sản phẩm lợi khuẩn, giàu probiotic như sữa chua, men tiêu hóa, thức ăn lên men.

Hệ tiêu hóa ở người hoạt động không dựa trên trọng lực

Một điều thú vị khác mà ít người để ý khi nhắc đến hệ tiêu hóa, đó là chúng hoạt động không dựa trên trọng lực. Nhu động ruột đảm nhiệm việc di chuyển chất rắn, lỏng qua đường tiêu hóa. Quá trình này cần sự chuyển động tương tự sóng của các cơ.

Khi các cơ vẫn khỏe mạnh, chúng sẽ vận chuyển thức ăn ngay cả khi bạn thực hiện tư thế trồng cây chuối. Bạn có thể tự kiểm chứng điều này. Tuy nhiên, hành động này không được khuyến khích với người mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Một người có thể tiết ra hơn 1 lít nước bọt mỗi ngày 

Mỗi ngày 2 lít nước là câu nói quen thuộc mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn luôn nhắc đến. Và có thể bạn chưa biết, tuyến nước bọt có thể tiết ra đến 1,5 lít mỗi ngày, tương đương với 7-8 ly nước.

Dạ dày có khả năng giãn nở để chứa 4-5 lít thức ăn

Dạ dày căng ra để chứa thức ăn, dung tích có thể chứa lên đến 1 lít, trong đó đã bao gồm thực phẩm rắn và lỏng. Tuy nhiên, lượng dung tích nạp vào có thể lên đến 4 lít. Tuy nhiên, việc ăn quá no không được khuyến khích. 

Lúc này, dạ dày có xu hướng chèn ép lên các cơ quan xung quanh, gây khó chịu. Nó còn tạo sức ép lên hệ tiêu hóa, khiến chúng phải làm việc với hiệu suất cao hơn bình thường.

Dạ dày có khả năng giãn nở để chứa 4-5 lít thức ăn

Dạ dày có khả năng giãn nở để chứa 4-5 lít thức ăn

Âm thanh “Borborygmi” được tạo ra khi đói

Bụng bạn có thể phát ra âm thanh khi đói, hay dân gian gọi đó là chứng “sôi bụng”. Đây là tín hiệu mà não gửi đến hệ tiêu hóa và thông báo với chúng là cần phải nạp thức ăn. Bên cạnh cảm giác đói, âm thanh này đôi khi phát ra do vấn đề tiêu hóa hay khí nóng bị ứ trong ruột non.

Nước bọt bảo vệ khoang miệng lúc nôn mửa

Khi buồn ói, cơ thể sẽ tự động tiết ra nhiều nước bọt hơn. Lượng nước bọt này có tác dụng bảo vệ các cơ quan như miệng, cổ họng, răng khỏi thành phần axit chứa trong chất nôn. Axit ở dạ dày thường khá mạnh, gây hại đến các cơ quan xung quanh. Đó là lý do tại sao cơ chế tiết nước bọt lại tạo thành.

“Thả bom” có mùi là do khí từ vi khuẩn sinh ra

Xì hơi là tình trạng xấu hổ với nhiều người, đặc biệt khi bạn không thể kiểm soát trong một đám đông. Hiện tượng này thường xảy ra khi bạn nuốt khí khi ăn uống, hút thuốc hay trò chuyện. 

Đây được xem là luồng khí dư được thải ra ngoài bằng miệng như ợ hơi hay qua trực tràng là hành vi đánh rắm. “Mùi” của các quả rắm này thường do vi khuẩn hay thức ăn trong ruột tạo thành.

Hệ tiêu hóa thường là nguyên nhân dẫn tới ung thư

Ung thư đường tiêu hóa là thuật ngữ được dùng chung để chỉ các loại ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa. Chúng bao gồm ung thư miệng, thực quản, vòm họng, dạ dày, ruột non, trực tràng hay thậm chí là hậu môn. Đa số các ca bệnh ung thư sẽ thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa.

Ung thư đường tiêu hóa thường diễn ra âm thầm nên chúng thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn cuối. Bạn nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát bệnh bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 lần mỗi 6 tháng.

Ocany hy vọng với bài viết này, bạn sẽ thêm được những thông tin thú vị. Hệ tiêu hóa luôn là bộ máy phức tạp mà con người muốn tìm thấy lời giải. Sức khỏe của bạn cũng gắn liền với bộ máy này. Do đó, việc chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa như ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ rất quan trọng. 

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.