Các bệnh về dạ dày như ợ chua, trào ngược, khó tiêu,… thường là do hàm lượng axit trong dạ dày tăng cao bất thường. Các chuyên gia khích khích nên bổ sung thực phẩm và đồ uống có tính kiềm để cải thiện tình trạng mất cân bằng axit trong cơ thể. Vậy uống nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày, cải thiện các vấn đề liên quan đến đường ruột hay không? Hãy cùng Ocany đi tìm lời giải ngay trong bài viết này.

Nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày không?
Tìm hiểu về trào ngược axit dạ dày (triệu chứng và nguyên nhân)
Trước khi trả lời câu hỏi nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày hay không? bạn cần hiểu rõ về căn bệnh mà nhiều người hiện đại thường mắc phải – trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây nên các triệu chứng khó chịu như ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị,…
Khi ăn uống, thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản, khi đó cơ vòng thực quản dưới mở ra để đẩy thức ăn xuống dưới dạ dày, và tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương các cơ quan ở khu vực này.
>>> Xem thêm: Nước ion kiềm là gì? Vì sao nên uống thay nước lọc hàng ngày?
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất dễ nhận biết, bạn chỉ cần để ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể là sẽ dễ dàng “bắt bệnh” ngay từ sớm. Một số biểu hiện phổ biến gồm:

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất dễ nhận biết
- Tiết nhiều nước bọt hơn bình thường dù không ăn gì
- Thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng sau các bữa ăn hoặc khi cúi gặp người
- Cảm thấy muốn nôn và buồn nôn
- Xuất hiện vị đắng trong khoang miệng dù không ăn gì
- Thỉnh thoảng cảm thấy khó thở và tức ngực.
Ở trẻ em, bệnh trào người axit khá khó phát hiện. Thông thường, bệnh sẽ có những biểu hiện như khó thở, khò khè, biếng ăn, chậm lớn,…
Nguyên nhân
Theo các chuyên gia, khi vùng cơ thắt thực quản hoạt động yếu đi, áp lực tạo ra không đủ để đóng hoặc mở van sẽ làm trào ngược axit. Hiện tượng này được tạo ra do nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể, chẳng hạn như: .

Dùng thuốc Tây quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến axit dạ dày
– Dùng thuốc Tây trong thời gian dài gây tác dụng phụ
– Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống mang tính axit như thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt,…
– Những thói quen sinh hoạt không tốt cũng gây bệnh trào ngược dạ dày HP, điển hình như hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích…
– Trào ngược dạ dày cũng có thể do các bệnh lý nhiễm trùng, tổn thương tại thực quản…
– Do nguyên nhân khác: béo phì, stress, căng thẳng kéo dài, cường độ làm việc nhiều, phụ nữ mang thai…
Xác định được nguyên nhân gây bệnh là nền tảng để bạn điều chỉnh có những biện pháp điều trị phù hợp. Từ đó, bạn cũng sẽ có thêm cơ sở để xem xét nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày hay không.
Cơ chế chống trào ngược axit, bảo vệ thực quản hiểu đơn giản là?
Trào ngược dạ dày xảy ra khi yếu tố tấn công thực quản lấn át yếu tố bảo vệ nó. Trong đó, yếu tố bảo vệ thực quản gồm: trương lực của cơ thắt thực quản dưới; chất nhầy trên niêm mạc thực quản; chiều co bóp tự nhiên của cơ thực quản; tính kiềm của nước bọt.

Cơ chế chống trào ngược axit, bảo vệ thực quản khỏi tổn thương
Yếu tố tấn công bao gồm: tính axit trong dịch vụ, pepsin hay dịch mật; áp lực của dạ dày lên cơ thắt thực quản dưới.
Để chống trào ngược dạ dày, bạn cần quan tâm đến hoạt động của cơ thắt dưới thực quản. Thông thường, cơ thắt dưới thực quản chỉ hoạt động giãn và mở khi nuốt thức ăn và sau đó sẽ đóng kín để ngăn không cho axit trào ngược lên. Tuy nhiên, khi trương lực cơ bị giảm sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược dịch axit lên thực quản.
Khi sự trào ngược xảy ra, dịch nhầy thực quản cùng bicarbonat và nước bọt sẽ trung hòa lượng HCl của dịch vị để làm giảm sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc thực quản và đẩy chúng trở lại dạ dày. Ngoài ra, để ngăn ngừa trào ngược dạ dày bạn cần loại bỏ được các nguyên nhân như stress, viêm loét dạ dày, thói quen ăn uống không lành mạnh,…
Dựa theo cơ chế chống trào ngược dạ dày, chúng ta có thể đúc rút ra được hàm lượng axit dư thừa trong thực phẩm có thể tác động đến tình trạng trào ngược acid dạ dày. Chính vì vậy, những thực phẩm có tính kiềm hay nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày nên được bổ sung vào chế độ ăn.
>>>Xem thêm:
- Đau dạ dày uống gì giúp xoa dịu cơn đau ngay lập tức?
- Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?
- Uống gì tốt cho dạ dày? 10 loại thức uống cực tốt cho dạ dày
Quá trình trào ngược axit dạ dày diễn ra như thế nào?
Trong dịch vị dạ dày có chứa 2 tác nhân gây phá hủy niêm mạc thực quản, đó là axit và pepsin. Các ion H+ trong dịch vị đi ngược lên trên và tiếp xúc với niêm mạc thực quản, từ đó gây nên những tổn thương và phá hủy chất nhầy bảo vệ trên bề mặt niêm mạc thực quản. Khi hiện tượng lặp lại nhiều lần, dịch vị sẽ tồn đọng trong thức quản, khiến cho chất nhầy bảo vệ không còn khả năng chống đỡ sự tấn công của axit.

Nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày khi thức ăn tồn đọng lâu?
Ngoài ra, sự ứ đọng thức ăn trong dạ dày quá lâu khiến thời gian làm rỗng dạ dày bị rút ngắn, dẫn đến dạ dày phải làm việc liên tục để giải quyết chúng. Sự tăng áp lực trong dạ dày chênh lệch với áp lực thực quản – kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn nở và gây trào ngược. Nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày khi thức ăn tồn đọng lâu trong nó?
Khi bị trào ngược tức là hoạt động của cơ thực quản dưới bị rối loạn, đồng nghĩa với việc chức năng đóng mở của cơ này sẽ diễn ra không như bình thường. Chẳng hạn như, lực đóng yếu hơn, thời gian đóng mở không đúng làm các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Lúc này, tần suất giãn của cơ vòng dưới thực quản có thể lên đến 8 lần/giờ, trong khi bình thường chi 3,4 lần/giờ.
Nước ion kiềm Ocany có giúp giảm acid không?
Nước ion kiềm có giúp giảm acid dạ dày không? Nước ion kiềm là một trong những phát minh vĩ đại nhất của các chuyên gia Nhật Bản cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nhờ công nghệ điện phân, loại nước này sở hữu tính kiềm tự nhiên với độ pH lên đến 9.5 giúp trung hòa nhanh và chủ động cân bằng các axit dư thừa trong dạ dày. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh về đường ruột như đau dạ dày, táo bón, trào ngược axit, rối loạn tiêu hóa,…
>>> Xem thêm: Nước ion kiềm mua ở đâu chính hãng, giá tốt?
Ngoài ra, kích thước cụm phân tử siêu nhỏ của nước ion kiềm cũng là một “chiến binh lợi hại” bảo vệ hệ đường ruột bằng cách bóc tách các mảng bám ở thành ruột, đào thải axit và độc tố tích tụ trong hệ tiêu hóa giúp cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn.

Giải đáp – Nước Ocany có giúp giảm acid dạ dày không?
Ocany tự hào là thương hiệu Việt mang nguồn nước kỳ diệu đến với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Nước Ocany chứa đầy đủ các đặc tính điển hình của nước ion kiềm. Với tính kiềm cao lên đến 9.5pH, bạn sẽ cảm nhận được tình trạng trào ngược dạ dày thuyên giảm sau một khoảng thời gian sử dụng.
Kết hợp sử dụng nước Ocany trong chế độ dinh dưỡng sẽ là cách điều chỉnh giảm tiết axit dạ dày và hạn chế những tác hại cho axit dạ dày gây ra cho niêm mạc thực quản. Từ đó giúp phục hồi những tổn thương ở dạ dày hiệu quả hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giải quyết cho bạn được câu hỏi nước ion kiềm có giúp giảm acid không? Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ tìm ra một giải pháp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả và tiện lợi nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Nguyễn Kiều Linh hiện là chuyên viên SEO, chuyên phân tích lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch SEO giúp Khách hàng gia tăng hiệu quả bán hàng trên website, đồng thời là tác giả chia sẻ Blog trên Ocany với sứ mệnh cung cấp những giá trị tốt nhất và thông tin hữu ích về sức khỏe, liftstyle, cách chăm sóc bản thân và gia đình.