Cùi dừa là thực phẩm giàu chất béo bão hòa giúp làm tăng mức cholesterol tốt (HDL) và giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu. Để biết cụ thể ăn cùi dừa có tốt không, làm sao để chế biến món ngon với cùi dừa, bạn hãy cùng Ocany theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cùi dừa có thành phần dinh dưỡng gì?
Cùi dừa là món ăn thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người không biết ăn cùi dừa có tốt không. Vì vậy, ở nội dung dưới đây, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong cùi dừa.
Cứ 100g cùi dừa non sẽ có 354 đơn vị calo. Ngoài ra, trong cùi dừa còn có đường và chất xơ cùng với chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Bên cạnh đó, cùi dừa còn có vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, canxi, kali, kẽm, sắt, magie, photpho.
Tác dụng của cùi dừa
Để có thể biết ăn cùi dừa có tốt không và tốt như thế nào, bạn hãy tham khảo những tác dụng dưới đây.
Dừa chứa nhiều axit béo
Các axit béo có trong cùi dừa như axit caprylic, axit lauric, axit palmitic, axit capric, axit steraic, oleic, linoleic… được hấp thụ trực tiếp tại ruột và đưa đến gan để tạo năng lượng. Do đó, các axit béo này không tham gia vào quá trình vận chuyển và hình thành cholesterol. Ngoài ra, axit lauric cũng đã được chứng minh là làm tăng cholesterol HDL, giúp giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Bảo vệ tim mạch
Trong cùi dừa chứa dầu dừa nên có khả năng làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm cholesterol xấu LDL, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Trong một nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng kéo dài 4 tuần, họ đã cho 91 người dùng 50ml dầu dừa nguyên chất, dầu ô liu nguyên chất hoặc bơ không muối hàng ngày. Những người trong nhóm dùng dầu dừa đã tăng đáng kể mức cholesterol HDL tốt so với những người dùng bơ hoặc dầu ô liu.
Giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Ăn cơm dừa có tốt không? Cùi dừa chứa nhiều chất xơ nên giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Loại thực phẩm này cũng chứa nhiều chất béo nên giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tan trong chất béo như vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K tốt hơn.
Giúp ổn định đường huyết
Cơm dừa có thể làm giảm lượng đường trong máu và thay đổi vi khuẩn trong ruột khi bạn đói để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhờ đó mà trong lúc đối bạn hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hỗ trợ giảm cân
Muốn giảm cân ăn cùi dừa có tốt không? Các nghiên cứu cho thấy rằng chất béo trung tính có trong cùi dừa có thể giúp bạn cảm thấy no hơn và ngăn ngừa ăn quá nhiều. Hơn nữa, loại chất béo này còn giúp đốt cháy calo, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Nhiều chất xơ
Cùi dừa chứa nhiều chất béo nên có thể giúp cơ thể hấp thu các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Cùi dừa còn chứa nhiều chất xơ nên giúp hệ tiêu hóa tốt, chống táo bón một cách hiệu quả.
Hỗ trợ khả năng miễn dịch
Mangan và chất chống oxy hóa trong cùi dừa có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Ngoài ra, chất béo triglycerid chuỗi trung bình còn có đặc tính kháng virus, ức chế khối u và kháng nấm. Điều này giúp ích rất lớn cho việc bảo vệ sức khỏe của bạn và ngăn ngừa bệnh tật một cách tốt hơn.
Dừa chứa axit lauric
Ăn cùi dừa có tốt không? Axit lauric là một axit béo chuỗi trung bình chiếm hơn 50% tổng số axit béo trong dầu dừa. Theo các nghiên cứu, loại axit này có thể giúp giảm tình trạng mất trí nhớ hoặc giảm chức năng não ở những người mắc bệnh Alzheimer.
Những ai không nên ăn cùi dừa?
Như vậy, với nội dung trên thì chúng ta đã phần nào giải đáp được thắc mắc ăn cùi dừa có tốt không. Cùi dừa là thực phẩm giàu chất béo bão hòa, mà chất béo trong dừa đã được chứng minh là làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Vậy những ai không nên ăn cùi dừa?
Tuy nhiên, bạn không nên ăn cùi dừa hàng ngày vì có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra, do cùi dừa giàu chất béo và chất xơ nên dễ gây đầy bụng, khó chịu.
Với những người có sức khỏe bình thường thì chỉ nên ăn cùi dừa khoảng 1 đến 2 lần mỗi tuần. Những người có hội chứng suy nhược, tiêu hóa kém, người bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu, phụ nữ mang thai, béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch… thì nên hạn chế ăn cùi dừa.
Món ngon từ cùi dừa
Khi đã biết ăn cùi dừa có tốt không, nhiều người cùng rất tò mò về những món ăn chế biến từ cùi dừa. Dưới đây, Ocany sẽ gợi ý đến bạn một số món ăn, nước uống phổ biến được làm từ cùi dừa nhé!
Sinh tố cùi dừa non
Để chế biến món sinh tố cùi dừa non thơm ngon, bạn cần chuẩn bị một nửa chén cùi dừa non, khoảng 100ml nước dừa tươi, 150ml nước cốt dừa, 80g đường, 1 thìa nước cốt chanh và đá vừa đủ.
Đầu tiên, chúng ta cho hết cùi dừa non, nước cốt dừa, đường, nước cốt chanh vào máy xay để xay nhuyễn. Sau đó, bạn cần đổ hỗn hợp này ra ly, thêm các viên đá vào trộn đều. Chỉ đơn giản vậy thôi là bạn đã có một ly sinh tố dừa non giải nhiệt mùa hè nóng nực rồi. Ngoài ra, nếu bạn không thích uống đá viên thì cũng có thể xay đá nhuyễn cùng với sinh tố.
Thịt kho cùi dừa
Món thịt ba chỉ kho mặn mặn kết hợp với vị béo ngọt của dừa sẽ rất hợp với cơm trắng. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích trong những ngày mưa. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu 500g thịt xông khói, 1 quả dừa vừa đủ già tới, gia vị ( đường, hành, nước mắm, tương ớt, nước màu…)
Thịt ba chỉ sau khi rửa sạch bạn hãy cắt miếng vừa ăn. Lấy cùi dừa từ quả dừa để kho với thịt. Bạn cần cắt cùi dừa thành từng miếng vừa ăn, ướp thịt ba chỉ với một thìa canh đường trong khoảng 15-30 phút để thịt giòn hơn.
Sau đó, bạn cho thịt vào nồi thêm nước mắm, nước màu, tương ớt rồi bắc lên bếp xào đến khi thịt săn lại. Bạn hãy om thịt với lửa nhỏ cho đến khi thịt có màu vàng nâu thì cho cùi dừa vào đảo đều. Nếu nồi thịt hơi cạn thì cho thêm một ít nước dừa hoặc nước sôi rồi đun tiếp khoảng 30 phút.
Tôm rang cùi dừa
Nếu đã biết ăn cùi dừa có tốt không và tốt như thế nào rồi thì chắc hẳn bạn sẽ khó chối từ những món ăn thơm ngon, hấp dẫn từ cùi dừa. Tôm chiên cùi dừa là món ăn nhanh gọn, hương vị thơm ngon mà lại đầy đủ dinh dưỡng nên bạn có thể dễ dàng chế biến tại nhà.
Nguyên liệu cho món ăn ngon này bạn cần chuẩn bị 300g tôm tươi, 150g cùi dừa non không già, 100g hành lá, 1 củ hành tím, 5g dầu gấc, gia vị (hạt nêm, nước mắm, đường vàng…). Để chế biến, bạn cần rửa sạch tôm, rút chỉ ở sống lưng và cắt bỏ râu cho dễ ăn. Sau đó, ướp tôm với 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe đường vàng và dầu gấc.
Cùi dừa rửa sạch, thái sợi dài rồi ướp cùi dừa với 1 thìa cafe hạt nêm. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng. Đặt chảo dầu lên bếp phi thơm hành tím rồi cho tôm vào đảo đều. Khi tôm chuyển sang màu đỏ và săn lại thì cho cùi dừa và một muỗng canh nước mắm vào đảo đều. Bạn có thể cho thêm một ít nước lọc hoặc nước dừa để rang tôm chín kỹ hơn. Khi món ăn chín, bạn tắt bếp và bày món ăn ra đĩa cùng ít hành lá cắt nhỏ. Bạn nên chuẩn bị thêm cơm trắng để ăn kèm với món tôm rang cùi dừa này nhé.
Kết luận
Tóm lại, vấn đề ăn cùi dừa có tốt không còn phù thuộc vào chế độ ăn của bạn. Nếu bạn ăn với lượng vừa phải và biết chế biến thành những món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn thì cùi dừa rất có lợi cho sức khỏe của bạn. Ngược lại, nếu bạn ăn quá nhiều thì sẽ dễ gây tăng cân. Hy vọng với nội dung bài viết trên, Ocany đã giúp bạn hiểu hơn về dinh dưỡng có trong cùi dừa và biết cách chế biến những món ăn ngon từ nguyên liệu này.
Xem thêm:
- Ăn nhãn có tốt không? Lợi ích và những lưu ý khi ăn nhãn
- Ăn gan lợn có tốt không? Cần đặc biệt lưu ý khi ăn gan lợn
- Ăn măng có tốt không? Những ai không nên ăn măng?
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!