Nấm là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Trong nấm có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhiều người thích loại thực phẩm này luôn có thắc mắc là liệu không biết rằng ăn nấm có tốt không? Để giải đáp thắc mắc trên, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời từ nấm nhé!
Thành phần dinh dưỡng của nấm
Nấm là một nguyên liệu nấu ăn ngon không chất béo được nhiều gia đình yêu thích sử dụng chế biến trong các món ăn. Các loại nấm phổ biến thường được sử dụng là: Nấm đông cô, nấm mỡ trắng, nấm sò, nấm kim châm, nấm maitake, nấm mèo… Mỗi loại nấm đều có hình dáng và hương vị riêng.
Để biết ăn nấm có tốt không, trước tiên chúng ta cần biết đến thành phần dinh dưỡng của nấm. Như đã nói, nấm không có chất béo, ít calo, ít natri và không có cholesterol. Nấm cũng rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của con người.
Ăn nấm có tốt không?
Vấn đề ăn nấm có tốt không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Dưới đây là một số lợi ích mà bạn nhận được khi có chế độ ăn nấm phù hợp và an toàn.
Tốt cho xương
Canxi là một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và củng cố xương chắc khỏe. Và nấm là nguồn cung cấp cả canxi và vitamin D dồi dào.
Ngoài ra, vitamin D là một yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển hóa canxi nên nếu ăn nấm thường xuyên, bạn sẽ được bổ sung canxi và giảm khả năng loãng xương, đau nhức xương khớp và thoái hóa xương.
- Ăn dưa hấu nóng hay mát? Ăn nhiều có tốt không?
- Sự thật ăn óc heo có tốt không? Cách ăn óc heo đúng cách
- Ăn cùi dừa có tốt không? 8 lợi ích của cùi dừa không nên bỏ qua
Tốt cho hệ tim mạch
Ăn nấm có tốt không? Nấm không chứa chất béo và cholesterol, trong nấm có chứa ít natri nên rất tốt cho hệ tim mạch. Trong nấm có chứa kali, có tác dụng giãn mạch và hạ huyết áp. Kali cũng làm tăng chức năng nhận thức, bởi vì sự giãn mạch làm tăng lưu lượng máu và oxy đến não, kích thích hoạt động thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức kali tăng lên cũng góp phần cải thiện trí nhớ và khả năng ghi nhớ kiến thức.
Ngoài ra, vitamin C trong nấm còn giúp củng cố cấu trúc thành mạch máu. Beta-glucan trong nấm được cho là cản trở sự hấp thụ cholesterol vào máu. Eritadenine góp phần làm giảm mức lipid bằng cách điều chỉnh cách thức tạo ra một số lipid nhất định trong gan.
Ở các loại nấm khác nhau, tỷ lệ các chất làm giảm cholesterol cũng sẽ thay đổi. Nhiều nghiên cứu về khả năng điều trị và ngăn ngừa bệnh tim ở nấm cũng đang được tiến hành.
Phòng chống ung thư
Một số loại nấm đã được chứng minh là có tác dụng chống ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ức chế sự hình thành và tiến triển của khối u. Như vậy, ăn nấm có thể được coi là một trong những “chiến thuật” về dinh dưỡng giúp bạn phòng ngừa các bệnh ung thư.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ăn nấm có tốt không? Nấm chứa một lượng vitamin A, C và phức hợp vitamin B giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nấm còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên như polysaccharides và beta-glucan. Các chất này có thể kích thích và điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách chữa lành vết thương và vết loét.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu được thực hiện trên chuột, nấm rất hữu ích trong việc điều trị tình trạng kháng insulin, khi dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thành phần khác như mướp đắng hoặc crom niacin.
Nấm được cho là có chứa insulin tự nhiên và các enzym giúp phân hủy đường hoặc tinh bột trong thực phẩm. Chúng cũng có chứa một số hợp chất giúp tuyến tụy, gan và tuyến nội tiết khác hoạt động bình thường, thúc đẩy sự hình thành insulin để điều chỉnh một số chức năng cơ thể.
Bệnh nhân tiểu đường thường bị nhiễm trùng tay và chân kéo dài. Các chất kháng sinh tự nhiên trong nấm sẽ làm giảm đau và giảm các tác hại có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
- Ăn vỏ tôm có tốt không? Sự thật vỏ tôm có canxi không?
- Ăn rau nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu là đủ dinh dưỡng?
- Uống Coca có tốt không? Uống thường xuyên có tác hại gì?
Chống lão hóa, tăng tuổi thọ
Nấm có chứa hai chất chống oxy hóa là ergothioneine và glutathione ở nồng độ cao. Khi có mặt hai chất chống oxy hóa này, chúng sẽ hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể khỏi những căng thẳng về thể chất gây ra các dấu hiệu lão hóa (như nếp nhăn trên da).
Nấm còn có khả năng bảo vệ não bộ khi chúng ta về già, giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer. Các nhà nghiên cứu ở bang Pennsylvania – Mỹ khuyến cáo rằng bạn nên ăn nấm thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh về não và thần kinh trong tương lai.
Tăng cường sức khỏe đường ruột
Ăn nấm có tốt không? Thường xuyên ăn nấm có thể giúp cơ thể của bạn cân bằng vi khuẩn để tăng cường hệ thống miễn dịch và giữ cho đường tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Nấm có chứa prebiotic, là chất dinh dưỡng cần thiết cho men vi sinh để phát triển. Do đó, prebiotic từ nấm có thể hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi này.
Giảm cân
Nấm thường được đưa vào thực đơn giúp người đang giảm cân kiểm soát cân nặng do hàm lượng carbohydrate và calo thấp. Ngoài ra, nhiều loại nấm như portobello có vị thịt, khiến chúng trở thành lựa chọn yêu thích của những người ăn chay và thuần chay.
Bổ máu
Ăn nấm có tốt không? Tác dụng của nấm linh chi cũng giống như các loại nấm khác nhưng ưu điểm mạnh nhất của loại nấm này là bổ máu cực hiệu quả. Bạn có thể nghiền nấm thành bột để uống hoặc ăn kèm với các món khác. Người bị thiếu máu hoặc phụ nữ đến tháng nên dùng nấm linh chi thường xuyên hơn để có lợi cho sức khỏe.
Tại sao nên dùng nấm đúng cách?
Chắc hẳn bạn cũng biết rằng mọi sự vật trên thế giới đều có mối tương quan với nhau. Ví dụ, nhiều loại rau, trái cây không thể ăn cùng nhau như cà chua và dưa chuột không được ăn cùng lúc) hoặc không nên ăn tôm khi bạn đang uống vitamin C.
Nấm cũng không ngoại lệ, chúng cũng có mặt tối mà người dùng như chúng ta cần biết lưu ý trong cách chế biến và tiêu dùng. Vì việc ăn nấm có tốt không phụ thuộc khá nhiều vào cách chế biến và tiêu thụ nấm của bạn.
Ăn nấm nhiều có tốt không? Mặc dù nấm là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần hiểu những đặc tính cơ bản của nấm để sử dụng nấm đúng cách. Nếu bạn là nội trợ hay là người bếp chính trong nhà thì cần chú ý để có một chế độ dinh dưỡng chuẩn cho gia đình và bản thân.
Mỗi món ăn có nhiều chất giống nhau và khác nhau, nếu nạp vào cơ thể nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà không phù hợp sẽ dẫn đến xung đột hóa học trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho bạn và người thân.
Có bao nhiêu loại nấm ăn được?
Theo thống kê trên internet chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu và biết được nấm có đến 70.000 loài mọc trong tự nhiên. Con số này vô cùng lớn nhưng thực sự chỉ có hơn 100 loại nấm ăn được và nấm dược liệu có thể bào chế thành thuốc.
Trong số 100 loại nấm ăn đó, có gần 40 loại nấm ăn khá phổ biến, chưa kể một số loại nấm đắt nhất thế giới bởi hương vị độc đáo, có dinh dưỡng cao và cực kỳ quý hiếm. Các loại nấm tươi thường được sử dụng có thể kể đến như nấm Đông Cô, nấm Mèo, nấm rơm, nấm bào ngư, nấm sò, nấm đùi gà, nấm mối, nấm trầm hương, nấm vị cua… Và để tìm hiểu ăn nấm có tốt không, Ocany mời bạn theo dõi tiếp ở nội dung tiếp theo nhé!
Tác dụng đặc trưng mỗi loại nấm?
Ăn nấm có tốt không là mối quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là ở những người thích ăn nấm. Dưới đây là một số tác dụng của nấm mà Ocany muốn chia sẻ đến bạn.
Nấm Hương
Nấm hương có tác dụng điều hòa chuyển hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, chống sỏi mật và sỏi tiết niệu, hỗ trợ tiêu hóa.
Đây là thực phẩm lý tưởng cho người thiếu máu do thiếu sắt, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, đái tháo đường, trẻ em suy dinh dưỡng. Chất ergosterol có trong nấm hương sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Điều này giúp cơ thể phòng và chữa bệnh còi xương rất hiệu quả.
Nấm bào ngư
Nấm bào ngư giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao khả năng tạo máu của tủy xương, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa cao huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não…
Nấm bào ngư còn có khả năng ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, phòng chống bệnh máu đông máu do huyết khối, ngăn ngừa hình thành các mảng xơ vữa trong mạch máu, chống lão hóa, ung thư và phóng xạ.
Nấm rơm
Hàm lượng chất béo không no cùng với các vi chất dinh dưỡng như: Sắt, canxi, photpho và các loại vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin C, D và vitamin PP… Ngoài ra, nấm rơm còn rất giàu chất xơ giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nấm mèo
Nấm mèo hay mộc nhĩ được biết đến với hình dáng giống tai người, màu từ nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục nát. Loại nấm này có kết cấu giống như cao su, tương đối cứng và giòn. Nấm mèo thường được sử dụng trong ẩm thực của châu Á.
Trong nấm mèo có các chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Ngoài ra, nấm là một nguồn prebiotic tốt, có khả năng bảo vệ gan, phòng chống bệnh mãn tính và ngừa chứng mất trí nhớ cùng với bệnh Alzheimer.
Cách chế biến nấm
Như bạn đã biết, ăn nấm có tốt không còn phụ thuộc vào cách chế biến của bạn. Vì dù nấm có giàu chất dinh dưỡng nhưng được chế biến không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của món ăn. Dưới đây là một số lưu ý trong vấn đề chế biến nấm.
Theo một số nghiên cứu, cách chế biến nấm tốt nhất là nướng và cho nấm vào lò vi sóng để phát huy tối đa các chất có lợi trong nấm. Nướng nấm với một ít dầu lành mạnh như dầu ô liu sẽ giúp tăng giá trị dinh dưỡng của nấm rất nhiều. Nấm xào, luộc tuy ngon nhưng sẽ bị mất chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, ngâm nấm quá kỹ sẽ làm mất chất dinh dưỡng của nấm. Chỉ cần bạn cắt chân nấm, lau hoặc rửa nấm vừa đủ để giữ hương vị ngon nhất và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
- Ăn rau muống có tốt không? Lợi ích và tác hại của rau muống
- Uống trà khô có tốt không? Lợi ích và những lưu ý khi uống
- Uống nước ngọt có tốt không? 15 tác hại làm hủy hoại cơ thể
Trẻ em và phụ nữ mang thai có nên ăn nấm không?
Như vậy, với những chia sẻ trên thì chúng ta đã biết ăn nấm có tốt không. Tuy nấm rất tốt và giúp cơ thể con người phòng ngừa được nhiều bệnh tật, tuy nhiên đối với trẻ em và người lớn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
Ăn nhiều nấm có tốt không? Không có khuyến nghị nào của các tổ chức dinh dưỡng ngăn cấm phụ nữ mang thai và trẻ em ăn nấm. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chỉ nên cho trẻ bắt đầu ăn nấm sau 1 tuổi. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên nấu chín nấm trước khi ăn, nhất là thức ăn cho trẻ nhỏ.
Đối với phụ nữ mang thai, các loại nấm ăn phổ biến như nấm bào ngư, nấm đông cô cũng là những thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Cũng như khuyến cáo đối với trẻ em, bà bầu nên nấu chín nấm trước khi sử dụng, không nên ăn nấm sống hoặc nấu chưa chín tới.
Có nên ăn nấm thường xuyên không?
Ngoài những thắc mắc về ăn nấm có tốt không, nhiều người còn rất muốn biết ăn nấm thường xuyên có được không. Nấm có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày với lượng vừa đủ để cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo báo dinh dưỡng và sức khỏe, người trưởng thành có thể dùng 100g nấm tươi mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Theo The Daily Telegraph, ăn nấm hàng ngày có thể giảm 2/3 khả năng mắc bệnh ung thư. Một nghiên cứu trên 2.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy những người ăn nấm tươi mỗi ngày, khoảng 10g, giảm 64% nguy cơ ung thư vú. Điều này được giải thích là do nấm giúp cân bằng lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ, giảm nguy cơ ung thư.
Lưu ý quan trọng khi mua nấm
Qua nội dung trên, chúng ta đã biết rõ ăn nấm có tốt không. Vậy bạn có tò mò khi mua nấm chúng ta cần phải lưu ý gì không? Nếu có, bạn hãy cùng Ocany theo dõi tiếp nội dung này để có lời giải đáp nhé!
Nấm khi mua nên chọn loại non, tươi và nên mua ở cơ sở uy tín. Tốt nhất là bạn nên chế biến và tiêu thụ nấm trong vòng 12 giờ sau khi mua. Đối với người dân miền núi muốn hái nấm ăn thì cần lưu ý đa số những loài nấm độc đều có màu sắc sặc sỡ, hay mọc ở môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.
Trong nấm độc chứa nhiều chất lỏng màu trắng đục. Khi nấu nấm độc trong đồ dùng bằng bạc hoặc kim loại, nấm độc có thể biến đồ vật thành màu đen. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn những loại nấm phổ biến, tuyệt đối không ăn khi chưa biết đó là loại nấm gì.
Kết luận
Thông qua nội dung bài viết trên, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu về một số thông tin về nấm. Đồng thời, Ocany cũng đã giúp bạn giải đáp ăn nấm có tốt không. Nhìn chung, nấm là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua những loại nấm còn tươi và chế biến đúng cách cũng như ăn với lượng vừa phải để đảm bảo dinh dưỡng của chúng. Ocany mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều loại nấm và biết cách lên thực đơn phù hợp với nhu cầu ăn uống của mình.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!