Nước ngọt là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt là với các bạn nhỏ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đều biết nước ngọt được chế biến từ nhiều thành phần hóa học, không thực sự tốt cho sức khỏe. Vậy, để biết uống nước ngọt có tốt không? Uống nước ngọt nhiều gây tác hại gì? Làm thế nào để uống nước ngọt đúng cách? Ở nội dung bài viết này, Ocany sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Thành phần của nước ngọt
Trước khi muốn biết uống nước ngọt có tốt không, Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu về thành phần có trong nước ngọt. Carbon dioxide bão hòa chiếm 94% thành phần trong nước ngọt. Tiếp đến là chất tạo ngọt chiếm từ 7% đến 12%, còn lại là hương liệu, phụ gia khác và chất bảo quản.
Chất tạo ngọt là yếu tố quan trọng nhất, thường là đường, siro hoặc chất tạo ngọt thay thế. Từ thành phần nguyên liệu trên ta có thể thấy, nước ngọt không có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Uống nước ngọt có tốt không?
Với những chia sẻ trên thì chúng ta đã phần nào hình dung được uống nước ngọt có tốt không. Tuy nhiên, để biết cụ thể hơn uống nước ngọt có ảnh hưởn gì, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu ở nội dung tiếp theo.
Mất chất dinh dưỡng thiết yếu
Những người uống nước ngọt có gas khó có đủ vitamin A, canxi và magie cho cơ thể. Hơn nữa, nước ngọt có gas chứa axit photphoric làm cạn kiệt canxi và magie. Đây là hai dưỡng chất giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả cao nhất.
- Nước ngọt bao nhiêu calo? Cách uống nước ngọt không béo
- Nước ngọt không calo có thật sự tốt? Ăn kiêng có nên dùng?
- Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Bệnh tiểu đường sớm
Tất cả các loại nước ngọt có gas đều chứa siro có hàm lượng đường fructose cao. Điều này có thể dẫn đến việc chúng sẽ sản xuất nhiều gốc tự do hơn, có liên quan đến tổn thương mô, phát triển bệnh tiểu đường và các biến chứng tiểu đường.
Tác hại của chai nhựa
Chai nước giải khát được làm bằng nhựa và có chứa một hóa chất độc hại gọi là bisphenol A (BPA) có thể ngấm từ chai vào nước và đi vào cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên bảo vệ trẻ em khỏi tiếp xúc với các sản phẩm có chứa BPA, đặc biệt là những sản phẩm được trẻ em tiêu thụ hoặc sử dụng hàng ngày như nước ngọt.
Tăng cân, béo phì
Uống nhiều nước ngọt có gas thực sự sẽ có nguy cơ cao bị tăng cân. Một nghiên cứu trên 1.550 người đã kết luận rằng những người uống nước ngọt mỗi ngày có nguy cơ thừa cân hoặc béo phì tăng 41%. Bất kỳ loại nước ngọt nào cũng có thể làm cơ thể tích trữ chất béo và carbohydrate, khiến bạn bị đói.
Một lượng lớn đường biến thành chất béo trong gan
Khi bạn tiêu thụ quá nhiều đường, gan của bạn sẽ bị quá tải và biến đường fructose thành chất béo. Một số chất béo sẽ được vận chuyển với dạng chất béo trung tính trong máu, trong khi một phần vẫn còn trong gan của bạn, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Nước ngọt chứa axit photphoric
Uống nước ngọt có tốt không? Axit photphoric trong nước ngọt cản trở khả năng hấp thụ canxi tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể không nhận đủ canxi có thể dẫn đến xương mềm, loãng xương và sâu răng. Axit photphoric cũng phá vỡ axit dạ dày, ngăn chặn sự hấp thụ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình tiêu hóa.
Có thể dẫn đến mất nước
Uống nước ngọt có gas có thể dẫn đến mất nước vì hàm lượng đường, natri và caffein cao. Nhiều người sẽ uống nước ngọt thay cho nước lọc trong bữa ăn mà quên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng chứa đường hóa học
Nước ngọt dành cho người ăn kiêng thường có chứa aspartame thay vì đường, và chúng gây hại cho cơ thể. Các báo cáo cho rằng aspartame có thể liên quan đến u não, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, chứng động kinh, rối loạn cảm xúc cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Không có chất dinh dưỡng
Nếu bạn cần thêm một lý do để tránh xa nước ngọt thì đó là chúng hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng hoặc một số loại vẫn có nhưng rất ít. Uống nước ngọt có gas không mang lại bất kỳ tác dụng tích cực nào dù nó có thể kích thích vị giác của bạn trong các bữa ăn.
Nguy hiểm cho răng
Uống nước ngọt có gas thường xuyên có thể khiến mảng bám tích tụ trên răng dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu. Ngoài ra, khi vi khuẩn tự nhiên trong miệng gặp đường từ nước giải khát, nó sẽ tạo thành axit dẫn đến sâu răng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh gút và sa sút trí tuệ
Bệnh gút là một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm và đau khớp, đặc biệt là các ngón chân cái. Bệnh gút thường xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao, Fructose là một loại carbohydrate làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Ngoài ra, uống nhiều nước ngọt còn dẫn đến sa sút trí tuệ. Đây là bệnh suy giảm chức năng não ở những người lớn tuổi. Hình thức phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Lượng đường trong máu càng cao, nguy cơ mất trí nhớ càng cao.
- Ăn hàu có tốt không? Có tác dụng gì đối với nam giới?
- Ăn đậu phộng có tốt không? 10 lợi ích tuyệt vời từ đậu phộng
- Ăn chân gà có tốt không? Lợi ích và các nguy cơ cần lưu ý
Đường có thể gây kháng Leptin
Uống nước ngọt có tốt không? Leptin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể, góp phần làm điều chỉnh lượng calo trong cơ thể. Mức độ leptin sẽ thay đổi để đáp ứng với tình trạng cơ thể đói hoặc béo phì. Đường trong nước ngọt có khả năng chống lại tác dụng của hormone này, được gọi là kháng leptin, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng mỡ ở người.
Rối loạn chức năng tinh hoàn
Năm 2021, các nhà khoa học Mỹ vừa công bố trên Human Reproductive thông tin: “Nam giới uống nước ngọt có gas có thể bị suy giảm chức năng tinh hoàn, thể hiện ở việc giảm số lượng tinh trùng và giảm nội tiết tố”. Nước giải khát ở đây bao gồm các loại nước ngọt có đường như: Nước ép trái cây, nước tăng lực, trà sữa… Một lon nước ngọt thông thường có thể tích 330ml, lon nhỏ có thể tích 250ml.
Nghiên cứu có sự tham gia của gần 3.000 nam thanh niên ở Hoa Kỳ. Các nhà khoa học cho biết, nam thanh niên uống từ 220ml nước ngọt mỗi ngày có số lượng tinh trùng ít hơn khoảng 28 triệu con so với nam thanh niên không uống nước ngọt.
Nước giải khát có thể gây nghiện
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ngọt và đồ ăn nhẹ đã qua chế biến có ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Nước ngọt tác động mạnh đến chức năng não bộ, uống nước ngọt thường xuyên có thể dẫn đến nghiện.
Nguyên nhân của nhiều bệnh tật
Uống nước ngọt có tốt không? Vấn đề béo phì do lạm dụng nước ngọt xảy ra ở mọi lứa tuổi. Uống nhiều nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, gút, huyết áp, tiểu đường, loãng xương ở người lớn tuổi.
Uống một lon nước ngọt khoảng 300ml là đã vượt ngưỡng đường cho phép nạp vào một ngày
Với chia sẻ trên chúng ta đã biết uống nước ngọt có tốt không. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi mỗi ngày bạn uống 300ml nước ngọt, hãy cùng Ocany tìm hiểu nhé!
Đối với người trưởng thành không mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc thừa cân béo phì, lượng đường đơn tối đa chỉ được phép chiếm 10% tổng năng lượng của một ngày. Đối với người đái tháo đường, thừa cân béo phì, lượng đường đơn chỉ nên vừa phải, không quá 5% mỗi ngày.
Một người trưởng thành sẽ có nhu cầu khoảng 2.000 kcal mỗi ngày. Lượng đường đơn theo quy định nên dưới 10% hoặc khoảng 200 kcal. Trong khi đó, trong một lon nước ngọt khoảng 300ml sẽ có 140 – 150 kcal. Vì vậy, nếu bạn chỉ uống một lon nước ngọt 300ml thì gần như đủ nhu cầu đường đơn cho cả ngày.
Tuy nhiên, một ngày chúng ta còn nạp vào cơ thể một lượng lớn đường từ nhiều loại thực phẩm khác. Vì vậy, khi cho thêm một lon nước ngọt sẽ khiến lượng đường vượt ngưỡng cho phép.
Khi uống nước ngọt có gas thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể?
Như vậy, chúng ta đã biết thành phần của nước ngọt là gì và uống nước ngọt có tốt không. Nội dung này, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu xem cơ thể sẽ xảy ra điều gì sau khi uống nước ngọt có gas. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về sự thay đổi của cơ thể con người trong 1 giờ sau khi bạn uống một chai nước ngọt có ga.
- Sau 10 phút, một lượng đường khoảng 10 thìa cà phê trong nước ngọt sẽ được đưa vào cơ thể bạn. Đây là 100% lượng đường bạn cần trong ngày. Dù lượng đường khá lớn nhưng bạn không bị nôn do axit photphoric trong lon nước ngọt đã át chế mùi vị.
- Sau khoảng 20 phút, lượng đường trong máu sẽ tăng vọt. Insulin (một loại hormone giúp đường di chuyển từ máu vào tế bào) cũng được giải phóng. Gan nhanh chóng hấp thụ và chuyển hóa đường thành chất béo.
- Sau 40 phút, đồng tử của bạn sẽ giãn ra, huyết áp của bạn sẽ tăng lên và gan của bạn sẽ phản ứng bằng cách tăng lượng đường trong tuần hoàn của bạn.
- Sau 60 phút, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi trong máu, hệ thần kinh và trong não, caffeine lúc này bắt đầu phát huy tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, trong quá trình bài tiết, canxi, magie và kẽm sẽ được đào thải ra ngoài cùng với natri, nước và chất điện giải. Cơ thể bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải và bạn rất dễ cáu gắt.
Cần uống nước ngọt như thế nào để ít gây hại cho sức khỏe?
Khi đã trả lời được cho thắc mắc uống nước ngọt có tốt không, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn có thói quen uống một lon nước ngọt mỗi ngày thì bạn nên bỏ thói quen đó. Bởi việc uống nước ngọt mỗi ngày sẽ khiến rất có hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
- Không uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn, ví dụ như không nên uống 1 lon hay 1 chai nước ngọt mỗi ngày.
- Người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… không nên uống nước ngọt.
- Bạn không được uống nước ngọt thay cho nước lọc.
- Không uống nước ngọt trước hoặc sau khi ăn, không uống nước ngọt khi bụng đói.
Kết luận
Như vậy, với nội dung bài viết trên Ocany đã cùng bạn tìm hiểu uống nước ngọt có tốt không. Bạn cũng đã thấy rằng, nước ngọt rất có hại cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ nên uống ít, đôi khi chỉ nên dùng để tăng thêm khẩu vị cho bữa ăn hoặc khi tham gia tiệc tùng nhưng nhất quyết không được uống quá một lon. Hy vọng Ocany đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin để bạn có thể chăm sóc cho sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!