Xây dựng chế độ ăn giàu thực phẩm có tính kiềm và hạn chế thực phẩm mang tính axit được xem là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe tự nhiên hiệu quả. Trong bài viết này, cùng Ocany tìm hiểu lý do tại sao nên bổ sung thực phẩm có tính kiềm và những loại thực phẩm có tính kiềm cần có trong bữa ăn hằng ngày.
Tại sao cần bổ sung thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể?
Cơ thể có xu hướng bị axit hóa do thói quen ăn uống hiện đại, với lượng lớn thực phẩm như thịt đỏ, đường tinh luyện, đồ chiên rán và các sản phẩm chế biến sẵn. Sự mất cân bằng pH này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, gây mệt mỏi, đau đầu, và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu khi tăng cường thực phẩm kiềm trong chế độ ăn hàng ngày:
Hỗ trợ cân bằng pH nội môi
Khi bổ sung các loại thực phẩm có tính kiềm như rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt, cơ thể có thể trung hòa lượng axit dư thừa, từ đó giúp duy trì môi trường pH ổn định. Điều này góp phần hỗ trợ các hệ cơ quan hoạt động hiệu quả và giảm gánh nặng cho thận trong việc đào thải axit.
Tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/the-alkaline-diet-myth
Tăng khả năng hấp thụ khoáng chất
Môi trường cơ thể quá axit có thể cản trở việc hấp thụ các khoáng chất thiết yếu như canxi, magiê và kali. Ngược lại, khi pH được cân bằng ở mức kiềm nhẹ, quá trình hấp thụ dưỡng chất diễn ra tốt hơn, giúp cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương do cơ thể không cần rút canxi từ xương để trung hòa axit.
Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ ăn thiên về thực phẩm kiềm có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, hoặc viêm mãn tính. Dù không phải là liệu pháp điều trị trực tiếp, nhưng thực phẩm giàu kiềm góp phần tạo nên lối sống lành mạnh, hỗ trợ phòng bệnh từ sớm.

Bổ sung thực phẩm có tính kiềm cho cơ thể mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch
Thực phẩm có tính kiềm nên bổ sung hàng ngày
Bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp trung hòa axit dư thừa mà còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, duy trì sức khỏe ổn định và bền vững. Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giàu tính kiềm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng thường xuyên:
Rau lá xanh
Các loại rau xanh là nhóm thực phẩm mang tính kiềm tiêu biểu, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, đồng thời có khả năng hỗ trợ cơ thể trung hòa axit hiệu quả.
Một số loại rau nên bổ sung:
- Rau bina (cải bó xôi);
- Cải xoăn (kale);
- Rau diếp;
- Cần tây;
- Bông cải xanh.
Những loại rau này không chỉ giúp cân bằng pH mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng.
Các loại hạt
Bổ sung hạt điều, hạt dẻ và hạnh nhân vào chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho cơ thể. Những loại hạt này không chỉ cung cấp chất béo tốt mà còn có tính kiềm, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Đặc biệt, hạnh nhân là thực phẩm giàu kiềm nhất và có khả năng kiềm hóa mạnh, giúp cơ thể giảm tích tụ axit dư, duy trì độ pH cân bằng, và hỗ trợ tiêu hóa. Ăn hạnh nhân thường xuyên cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch và tiểu đường.

Các loại hạt có khả năng kiềm hóa mạnh giúp duy trì độ pH cân bằng
Trái cây có múi
Nhiều người thường nghĩ rằng trái cây có vị chua như cam, chanh sẽ có tính axit cao và gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, chanh thực chất là một thực phẩm có tính kiềm. Khi tiêu hóa, các loại trái cây họ cam chanh tạo ra phản ứng kiềm. Không chỉ cung cấp vitamin C giúp thải độc và chống oxy hóa, nước chanh pha thêm chút muối và mật ong còn được dùng để giảm triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Vì vậy trái cây có múi là nguồn thực phẩm giàu kiềm và rất tốt cho sức khỏe.
Chuối
Chuối chín là loại trái cây giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên, đặc biệt là kali, rất tốt cho hệ thần kinh và tiêu hóa. Đây cũng là thực phẩm có tính kiềm cao, giúp cơ thể duy trì cân bằng axit. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn chuối còn xanh vì dễ gây táo bón và làm tăng axit, khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng.
Dưa hấu
Dưa hấu là thực phẩm có tính kiềm, giàu nước và chứa nhiều dưỡng chất có lợi, đặc biệt là vitamin C, A và các chất chống oxy hóa. Việc bổ sung dưa hấu hàng ngày giúp cơ thể duy trì sự cân bằng pH, hỗ trợ quá trình trung hòa axit dư thừa.
Nhờ hàm lượng nước cao, dưa hấu giúp cơ thể thải độc qua đường tiểu, giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Đồng thời, dưa hấu cũng cung cấp năng lượng nhẹ nhàng và giúp duy trì làn da khỏe mạnh, giữ ẩm cho cơ thể.

Dưa hấu là thực phẩm có tính kiềm nên bổ sung mỗi ngày
Kiwi
Kiwi giàu vitamin C, E và chất chống oxy hóa, giúp trung hòa axit dư thừa trong cơ thể. Bổ sung kiwi hàng ngày hỗ trợ cân bằng pH, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề do môi trường axit gây ra, như viêm nhiễm hoặc mệt mỏi. Kiwi còn chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, đồng thời cung cấp vitamin K và folate, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.
Dâu tây
Ăn dâu tây có thể tạo ra tác dụng kiềm sau khi tiêu hóa. Mặc dù có vị chua do hàm lượng axit tự nhiên, nhưng khi được chuyển hóa trong cơ thể lại giúp cân bằng pH và trung hòa axit dư thừa. Dâu tây chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa.
Táo
Mặc dù dâu tây có vị chua nhẹ do chứa axit malic nhưng khi tiêu hóa, táo tạo ra phản ứng kiềm, giúp cân bằng pH trong cơ thể. Bên cạnh đó, táo còn giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ quá trình giảm cân và duy trì sức khỏe tổng thể.
Lê
Có thể bạn chưa biết, quả lê là thực phẩm tính kiềm được nhiều chuyên gia khuyên ăn thường xuyên. Lê chứa nhiều chất xơ, vitamin, và khoáng chất, đặc biệt là kali. Kali giúp cân bằng độ pH trong cơ thể và có tác dụng trung hòa axit. Chất xơ trong lê không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp hấp thụ các axit dư thừa trong đường tiêu hóa, từ đó tạo ra một môi trường kiềm.

Ăn quả lê chứa chất xơ, vitamin giúp hấp thụ các axit dư thừa trong đường tiêu hóa
Đu đủ
Danh sách thực phẩm có tính kiềm không thể bỏ qua đu đủ. Đu đủ giàu vitamin A, vitamin C, folate và các khoáng chất như kali. Kali là một khoáng chất quan trọng giúp duy trì cân bằng độ pH trong cơ thể và có khả năng trung hòa axit. Ngoài ra, đu đủ có hàm lượng nước cao, giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể và hỗ trợ quá trình bài tiết, từ đó giúp giảm thiểu mức độ axit.
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều vitamin A, vitamin C, kali và chất xơ, tất cả đều có tác dụng tích cực trong việc duy trì cân bằng pH trong cơ thể. Khi tiêu hóa, cà rốt tạo ra các sản phẩm có tính kiềm, giúp trung hòa axit dư thừa. Hơn nữa, chất xơ trong cà rốt hỗ trợ quá trình tiêu hóa và loại bỏ các chất thải axit, góp phần vào việc duy trì môi trường kiềm. Vì vậy cà rốt chính là thực phẩm chứa kiềm bạn không nên bỏ qua.
Rong biển
Rong biển và các loại rau biển là nguồn thực phẩm có tính kiềm cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng chứa hàm lượng khoáng chất cao gấp 10-12 lần so với rau trồng trên đất. Vì vậy, việc thêm rong biển vào chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng và cần thiết. Rong biển không chỉ giàu tính kiềm mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Rong biển là nguồn thực phẩm có tính kiềm cao
Tỏi
Tỏi thường được dùng để chế biến cùng với các món thịt, đặc biệt là thịt bò. Ngoài việc làm cho món ăn tăng thêm hương vị hấp dẫn, tỏi còn là thực phẩm có tính kiềm, tỏi giúp trung hòa độ axit trong các món như thịt đỏ, cá, pho mát và trứng. Khi kết hợp với rau xanh, tỏi tạo ra sự kết hợp tuyệt vời, mang lại nhiều chất xơ và dinh dưỡng, đồng thời cung cấp tính kiềm có lợi cho sức khỏe.
Súp lơ
Súp lơ là một siêu thực phẩm có tính kiềm, giúp cân bằng hormone khi nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao. Điều này nhờ vào một dưỡng chất có tên là Indole-3-Carbinol (I3C) có trong súp lơ, giúp cơ thể điều chỉnh nồng độ estrogen. Chúng ta tiếp xúc với estrogen hàng ngày thông qua thực phẩm có chứa estrogen (như đậu nành), hóa chất trong môi trường (như nhựa), và các loại thuốc (như thuốc tránh thai).
Nồng độ estrogen cao có thể gây hại cho cơ thể, dẫn đến tăng cân, các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi, và thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng như ung thư sinh sản và vô sinh.
Củ cải đường
Củ cải đường được xem là thực phẩm có tính kiềm do chứa nhiều khoáng chất có lợi, đặc biệt là kali, canxi và magiê, giúp điều chỉnh nồng độ pH trong cơ thể. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng củ cải đường chứa betaine, một hợp chất có khả năng hỗ trợ chức năng gan và cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại.
Hơn nữa, củ cải đường còn giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do. Nhờ những lợi ích này, việc bổ sung củ cải đường vào chế độ ăn hàng ngày không chỉ cân bằng pH mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.

Củ cải đường điều chỉnh nồng độ pH và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể
Khoai lang
Nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho thấy khoai lang không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ vào hàm lượng chất xơ cao và chất chống oxy hóa.
Loại thực phẩm tạo kiềm này cũng chứa beta-carotene, một chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện thị lực. Khi tiêu hóa, khoai lang phân giải thành các khoáng chất kiềm như kali, canxi và magiê, giúp trung hòa axit trong dạ dày và cải thiện môi trường kiềm của cơ thể.
Cà tím
Cà tím được coi là thực phẩm có tính kiềm do nó chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và khoáng chất có khả năng làm tăng độ pH trong cơ thể. Cà tím chứa chất xơ, vitamin B và các khoáng chất như kali, canxi và magiê, giúp cân bằng pH và trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Khi cơ thể tiêu hóa cà tím, các hợp chất này sẽ được chuyển hóa thành các ion kiềm, góp phần cải thiện môi trường kiềm trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh Dưỡng cho thấy rằng cà tím không chỉ hỗ trợ điều hòa cholesterol mà còn giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do gốc tự do, nhờ vào hàm lượng anthocyanin cao trong loại rau này. Với những lợi ích sức khỏe này, việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp tạo ra môi trường kiềm mà còn hỗ trợ sức khỏe tổng thể một cách hiệu quả
Nước ion kiềm
Nước ion kiềm được sản xuất thông qua công nghệ điện phân, trong đó phân tử nước được phân tách thành các ion H+ và OH-. Đặc trưng của loại nước này là có độ pH cao, dao động từ 8.5 đến 9.5 nên mang tính kiềm. Nước uống ion kiềm chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như: magiê, canxi và kali,… không chỉ giúp duy trì cân bằng pH trong cơ thể mà còn hỗ trợ nhiều chức năng sinh học, bao gồm cả hệ miễn dịch.

Nước ion kiềm Ocany giúp cân bằng lượng axit trong cơ thể
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước ion kiềm. Trong số đó, nước ion kiềm Ocany có hương vị tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ uống là lựa chọn lý tưởng cho mọi lứa tuổi. Với độ pH lý tưởng là 9.5, nước ion kiềm Ocany giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày và thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nước ion kiềm Ocany rất giàu hydrogen, có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày của cả gia đình.
Phương pháp kiềm hoá cơ thể khác
Bạn đã biết những thực phẩm có tính kiềm cần được bổ sung mỗi ngày. Tuy nhiên, do thói quen ăn uống và sinh hoạt thường khiến cơ thể mất cân bằng pH. Do đó, việc điều chỉnh lượng axit trong các tế bào để duy trì tính kiềm là rất cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp kiềm hoá khác bạn có thể áp dụng tại nhà:
- Nguyên tắc 80/20: Theo xu hướng chế độ ăn hiện nay có khoảng 80% thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có tính axit. Trong khi chỉ có 20% là thực phẩm có tính kiềm. Để cân bằng cơ thể, bạn nên tiêu thụ ít nhất 80% thực phẩm kiềm và chỉ 20% thực phẩm có tính axit. Đây là nguyên tắc cân bằng 80/20.
- Ngủ đủ và sâu giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể loại bỏ axit dư thừa thông qua việc thở sâu. Một giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm cho cơ thể. Thiếu ngủ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng cortisol – hormone gây stress, làm tăng lượng axit trong cơ thể, dẫn đến mệt mỏi và khó chịu.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp chống lão hóa mà còn ngăn ngừa bệnh như Alzheimer, tiểu đường và suy tim. Vận động khoảng 30 phút mỗi ngày còn giúp ổn định độ pH của cơ thể.
- Tinh thần tích cực và thoải mái: Căng thẳng và stress có thể làm cơ thể sản sinh nhiều axit, gây mất cân bằng môi trường kiềm, dễ bị bệnh và tâm trạng khó chịu.
Trên là những loại thực phẩm có tính kiềm được nhiều chuyên gia khuyến nghị. Chế độ ăn giàu kiềm là chế độ dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau củ quả và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn có hại cho sức khỏe. Cùng Ocany chăm sóc cơ thể bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm giàu tính kiềm và đừng quên uống nước ion kiềm mỗi ngày nhé.
Xem thêm:
- 8 thực phẩm chứa Probiotics nên bổ sung giúp dạ dày khỏe mạnh
- Top 5 thực phẩm giảm đầy hơi, tốt cho dạ dày bạn cần biết
- Whole foods là gì? Như thế nào là thực phẩm toàn phần?

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!