Gia vị có nguồn gốc thực vật được sử dụng phổ biến trong hầu hết tất cả các món ăn. Nó không chỉ tạo màu, tạo mùi mà còn kích thích được mọi giác quan khi thưởng thức. Sự đa dạng của loại gia vị này còn nhiều điều mà bạn chưa nắm bắt hết được. Tìm hiểu cụ thể hơn về từng loại gia nguồn gốc thực vật trong bài viết sau của Ocany.
Các gia vị thông thường
Có 4 nhóm gia vị thường sử dụng để chế biến thực phẩm hàng ngày. Trong đó có gia vị có nguồn gốc động vật, gia vị có nguồn gốc hữu cơ, gia vị lên men vi sinh và gia vị có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên các gia vị thường có nhất và hầu hết gia đình Việt Nam cũng có trong bếp đó chính là:
- Đường;
- Muối;
- Bột ngọt;
- Tiêu;
- Bột canh.
Các gia vị này mang đến hương vị mặn, ngọt theo một cách riêng và tùy vào từng món ăn thì sẽ cho vào số lượng nhiều ít khác nhau. Đa số sẽ dựa vào tính chất của gia vị để lựa chọn cách nấu theo đúng hương vị. Những loại gia vị thông thường này không thể thiếu và trở thành thói quen, nét ẩm thực riêng tại Việt Nam.
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật
Cũng giống như một số loại gia vị khác, gia vị có nguồn gốc thực vật cũng sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Chắc chắn có những loại bạn chưa nghe nói đến. Điển hình là sự phân loại cụ thể như sau:
Gia vị có nguồn gốc các loại lá
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật ở dạng lá thường sẽ dậy mùi một cách đặc trưng. Tùy vào mỗi loại chúng ta có thể sử dụng ở từng bộ phận khác nhau như lá, cành, hoặc cả cây.
- Hành lá: Một trong số những loại gia vị từ lá điển hình nhất tại Việt Nam đó là cây hành. Những hành của nước ta sẽ sử dụng loại cây lá nhỏ, khác biệt với hành paro. Nó được sử dụng cho hầu hết tất cả các món từ luộc, xào, hấp, canh… Đặc biệt mọi bộ phần của cây hành đều có thể ăn được.
- Rau mùi: Miền Bắc sẽ gọi là rau mùi, còn miền Nam sẽ gọi là rau ngò rí. Loại rau gia vị này có mùi cực thơm, sử dụng để bỏ vào các món canh, xào, hấp hoặc kể cả cháo. Ngoài ra, có thể sử dụng rau mùi để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
- Lá tía tô: Không chỉ là một loại rau gia vị có nguồn gốc thực vật mà tía tô còn được xem là một vị thuốc tốt cho sức khỏe. Lá tía tô có hình răng cưa, một mặt màu tím tía, mùi thơm đặc trưng, có thể ăn sống hoặc cho vào làm gia vị.
- Rau răm: Lá rau răm là gia vị không thể thiếu cho các món như trứng vịt/gà lộn, ăn sống hoặc làm gỏi. Là có màu xanh và hơi đỏ tía, mùi rất hắc nhưng khi ăn lại có hương vị rất thơm.
- Lá húng quế: Đây cũng là một loại rau được xem là gia vị nguồn gốc thực vật được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Cây dạng thân thảo, vị hơi cay nhưng thơm nhẹ. Thường sẽ được dùng ăn sống và còn là một vị thuốc thảo dược trị ho hiệu quả.
- Mùi tàu: Lá của cây gia vị này có hình răng cưa, màu xanh đậm, càng già thì càng mọc vươn lên. Mùi của nó khá khác biệt, thường sử dụng để nấu canh, hoặc có nơi ăn sống.
- Thì là: Cây thì là thơm hắc, hơi đắng, nhưng lại có thể giúp khử tanh rất tốt. Thường sẽ được dùng để hấp hải sản hoặc nấu canh.
Gia vị dạng quả
Gia vị có nguồn gốc thực vật dạng quả thường sẽ không có nhiều như dạng lá. Thường loại quả sẽ bổ sung hương vị chua hoặc cay. Một số loại phổ biến điển hình như:
- Ớt: Đối với các món ăn Việt mà hầu hết các nước trên Thế giới đều sử dụng thêm quả ớt trong chế biến món ăn. Ớt có vị cay, nhiều ít tùy thuộc vào từng loại ớt khác nhau. Ớt cũng rất đa dạng về kích thước và màu sắc. Có thể bỏ trực tiếp vào món ăn, nước chấm hoặc ăn trực tiếp.
- Chanh: Đây là loại gia vị có hương vị chua đặc trưng, sử dụng cho các món ăn theo khẩu vị từng người. Thường sẽ vắt vào nước rau muống, nước chấm, hoặc sử dụng cho các món gỏi… Chanh khiến món ăn dậy vị hơn, khử tanh tốt.
- Quất (tắc): Cũng là một loại gia vị quả mang hương vị chua nhưng quả quất lại có mùi rất đặc biệt. Mùi rất thơm và cũng được sử dụng giống như chanh.
- Me: Trong cùng một món ăn cần hương vị chua mỗi người sẽ có cách chế biến khác nhau. Có thể sử dụng chanh, quất hoặc me để thay thế. Me cũng chua nhưng nó cũng mang một hương vị khác chanh và quất.
- Khế: Thường trong gia vị nấu ăn người Việt sẽ sử dụng quả khế chua. Nó được dùng để nấu cá, nấu canh chua, ăn sống, làm gỏi…
Gia vị dạng hạt, bột
Tại Việt Nam các loại gia vị dạng hạt, bột là được xây từ các loại hạt ra. Chủ yếu là một số loại như:
- Hạt dổi: Để có thể sử dụng đúng, hạt dổi sẽ nướng lên sau đó giã nhỏ cho vào các món ăn. Có thể sử dụng để chấm cùng muối. Hạt dỗi có mùi thơm rất khác biệt, đặc trưng chỉ xuất hiện tại các vùng núi Phía Bắc.
- Hạt tiêu: Đây là gia vị hạt phổ biến nhất thường được sử dụng nấu ăn, được trồng tại khu vực Tây Nguyên là chủ yếu. Thường sẽ xay nhỏ để nêm nếm vào thức ăn. Hầu hết các món ăn đều có thể bỏ hạt tiêu. Tuy nhiên, hạt tiêu lại không quá cay như ớt, thay vào đó nó là mùi thơm và chỉ cay nhẹ.
- Hạt ngò: Đây là loại hạt từ cây rau ngò, thưởng sẽ được dùng trong các món ướt từ thịt cá hoặc nấu các món xào, món canh.
Gia vị dạng củ
Các loại gia vị có nguồn gốc thực vật dạng củ tại Việt Nam cũng không có nhiều. Nhưng lại là những gia vị không thể thiếu trong hầu hết món ăn.
- Củ hành: Đây là loại gia vị không thể thiếu trong bất cứ món ăn nào. Hành khi thái nhỏ sẽ dễ bị cay, nhưng khi phi vàng lên thì lại có mùi hương rất dễ chịu. Nó có thể giúp món ăn được tăng thêm hương vị và có sự đặc biệt riêng.
- Củ tỏi: Tỏi cũng như hành, nhưng tỏi sẽ có vị hơi cay nhẹ, mùi thơm nồng hơn hành. Khi băm ra phi thơm lên cũng có hương vị dậy mùi. Thường tỏi có thể ăn sống, tẩm ướp hoặc xào nấu.
- Gừng: Mùi vị của gừng cay nồng, thường sẽ được dùng để tẩm ướp cho món ăn hoặc nấu cùng. Gừng có tính ấm, không chỉ tạo hương vị mà còn giúp trung hòa hệ tiêu hóa rất tốt.
- Nghệ: Củ nghệ có màu vàng đặc trưng, thường sử dụng để nấu cá hoặc giã ra lấy nước thêm phần màu sắc cho món ăn hấp dẫn.
Gia vị dạng nước
Gia vị có nguồn gốc thực vật dạng nước tại Việt Nam cũng không có nhiều, chủ yếu như nước cốt dừa hay nước đường thốt nốt.
- Nước cốt dừa: có mùi vị và hương vị ngọt béo rất đặc trưng. Thích hợp cho cả món hấp, xào nấu. Vị ngọt thanh sẽ giúp món ăn trở nên dịu và thơm hơn.
- Nước đường thốt nốt: được thu hoạch từ dây thốt nốt, nó có vị ngọt thanh, không ngọt gắt và cũng có mùi thơm.
Gia vị thảo mộc
Gia vị có nguồn gốc thực vật từ thảo mộc tại Việt Nam cũng rất đa dạng. Thường nó vừa là gia vị vừa là những vị thuốc dân gian hữu hiệu.
Quế
Đây là loại gia vị có nguồn gốc thực vật khá quen thuộc tại Việt Nam. Quế cay nồng, hương vị thơm nhẹ, mùi rất đặc biệt. Thường sẽ được sử dụng kết hợp với các gia vị khác để tẩm ướp hoặc bỏ vào nấu trong các loại nước dùng cho bún, phở…
Xô thơm
Loại thảo mộc này có màu sắc khá đa dạng, có khi màu xanh, xám hoặc có khi màu tím. Loại cây này hơi đắng, nồng. Có thể sử dụng loại rau này như một loại rau ăn kèm cũng rất đặc biệt.
Lá bạc hà
Lá bạc hà sử dụng rất nhiều trong cuộc sống như chế biến món ăn, thức uống. Hương vị the mát, mùi thơm dịu nhẹ tạo nên hương vị rất đặc trưng cho món ăn. Người Việt thường sử dụng để ăn sống hoặc trộn cùng gỏi.
Củ nghệ
Cụ nghệ có màu vàng đặc trưng, mùi hơi nồng, không có vị đặc biệt nhưng có khả năng khử mùi tanh tốt. Có thể sử dụng để tẩm ướp hoặc nấu trực tiếp.
Húng quế tây
Rau húng quế tây có mùi thơm như quế, lá nhỏ, răng cưa. Có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc sử dụng làm các món gỏi cho thơm. Húng quế là thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, nhất là điều trị ho.
Ớt cayenne
Ớt cayenne có hương vị cực cay, nhưng lại có thành phần dinh dưỡng khá cao. Thường sẽ sử dụng để chế biến món ăn, hoặc ăn trực tiếp như ớt bình thường.
Cỏ cà ri
Đây là gia vị thường được sử dụng trong các món cari, món súp, hoặc rau. Khi ăn sống thì loại cỏ này sẽ đắng, nhưng nấu chín lên thì lại mang đến hương vị ngọt rất nhẹ nhàng cho món ăn.
Hương thảo
Hương thảo sẽ có lá rất nhỏ, mọc theo bụi và rất chát khi ăn sống. Thường khi chế biến cùng món ăn thì sẽ có mùi thơm nồng.
Tỏi
Tỏi cũng là một loại gia vị có nguồn gốc thực vật được sử dụng rất nhiều trong cách chế biến tại Việt Nam. Hầu hết mọi gia đình đều có, tỏi thường sẽ được dùng cho các món xào hoặc ăn sống, làm nước chấm.
Các món ăn chế biến cùng gia vị có nguồn gốc thực vật
Có thể khẳng định rằng, ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú với rất nhiều loại gia vị khác nhau. Trong đó các loại gia vị có nguồn gốc thực vật đã góp phần tạo nên hương vị rất đặc trưng cho món ăn Việt. Một số món ăn đơn giản nhưng khi kết hợp với gia vị nguồn gốc thực vật thì sẽ rất thơm ngon như:
- Rau răm ăn cùng trứng vịt lộn.
- Thịt lợn xào cùng với sả ớt.
- Cá kho cùng với nghệ, gừng.
- Thịt bò xào cùng tỏi.
- Bún ăn cùng với các loại rau như: rau mùi, rau tía tô, rau bạc hà.
- Canh nấu cùng với rau mùi.
- Phở có thể nấu nước dùng cùng với quế, hồi, hành.
- Canh chua nấu cùng me hoặc quả dứa.
- Trà đào cam sả quế.
- Trà gừng.
- Sử dụng chanh, ớt, tỏi để pha cùng nước chấm.
Gia vị có nguồn gốc thực vật rất đa dạng và phong phú tại Việt Nam. Còn rất nhiều loại gia vị mà trong bài viết chưa cập nhật hết. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất về ẩm thực Việt Nam.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!