Bóng đá là môn thể thao mà bất cứ chàng trai nào cũng yêu thích. Bộ môn giúp rèn luyện thể lực và cả trí lực rất tốt. Nhưng trong lúc chơi bóng, những cú sút hay tư thế chạy có thể gây chấn thương cho cơ thể, nhất là vùng chân. Do đó, bạn cần biết cách quấn cổ chân khi đá bóng. Hôm nay Ocany sẽ mách bạn cách băng cổ chân khi đá bóng chuẩn để tránh chấn thương tốt nhất. Cùng xem ngay nhé!
Tại sao phải sử dụng băng quấn cổ chân bóng đá?
Khớp cổ chân là nơi phải chịu nhiều lực nhất khi chơi bóng đá. Đây còn là bộ phận đảm nhiệm vai trò chuyền và sút bóng. Nếu không được băng cố định, khớp cổ chân rất dễ va đập và bị tổn thương.
Băng quấn cổ chân còn hạn chế các vết trầy xước do va chạm trên sân bóng. Ngoài ra, cách băng cổ chân khi đá bóng cũng tạo tâm thế vững vàng hơn cho các chàng trai. Vì khi chuẩn bị kỹ càng mọi thứ, tâm lý sẽ thoải mái và tự tin hơn.
Tác dụng của băng quấn cổ chân đá bóng
Tác dụng lớn nhất của băng quấn cổ chân chính là cố định khớp để hạn chế tổn thương. Ngoài ra, bạn biết cách băng cổ chân khi đá bóng còn mang đến các lợi ích bất ngờ sau:
Hỗ trợ cơ
Khi tập luyện thể thao, cơ thể phải đột ngột chịu áp lực lớn. Điều này có thể làm cơ bắp mệt mỏi và dẫn đến các hiện tượng chuột rút. Băng quấn cổ chân sẽ giúp nâng đỡ và giảm thiểu tình trạng rút cơ. Dùng băng quấn cổ chân còn hỗ trợ bảo vệ dây chằng rất hiệu quả.
👉 Cách tăng thể lực trong bóng đá với 25+ bài tập hiệu quả
👉 Cách chọn size giày đá bóng | Bảng size giày đá bóng chuẩn
👉 Cách làm giày đá bóng rộng ra hoặc chật lại siêu đơn giản
Phòng tránh chấn thương khi đá bóng
Chấn thương và va chạm trong quá trình chơi bóng là điều không tránh khỏi. Nhưng nếu bạn dùng cách quấn cổ chân khi đá bóng sẽ tạo lớp vỏ bọc chắc chắn cho đôi chân. Lớp băng làm gia tăng sự ổn định của khớp và cơ, giảm thiểu các vết thương hở do ma sát.
Hỗ trợ phục hồi sau chấn thương
Khi chân bị thương do tập luyện mà bạn không biết cách bảo vệ sẽ làm vết thương tái phát và khó lành hơn. Cách băng cổ chân khi đá bóng sẽ hỗ trợ cố định lại các vùng bị tổn thương. Người chơi sẽ giảm thiểu việc đau đớn khi tham gia đá bóng và giúp quá trình phục hồi thuận lợi hơn.
Cách lựa chọn băng quấn cổ chân
Bạn không chỉ cần biết cách băng cổ chân khi đá bóng mà còn tìm hiểu cách lựa chọn băng quấn. Bởi việc chọn loại băng quấn phù hợp sẽ giúp bạn thấy thoải mái và có tác dụng hỗ trợ tốt hơn. Hãy xem các tiêu chí chọn băng quấn chuẩn nhất dưới đây nhé.
Băng bảo vệ tốt không làm tăng size giày
Yếu tố đầu tiên khi chọn băng quấn là sự mềm mại và mỏng nhẹ. Lớp băng cần có độ dày vừa phải để bảo vệ nhưng không gây cộm chân khi mang giày. Nếu vải quá dày và cứng, bạn sẽ thấy chân bị tăng kích thước. Lúc mang giày, cảm giác chật chội sẽ làm bạn đau phần mũi chân.
Băng quấn cổ chân tốt có tác dụng như băng dán cơ
Loại băng quấn cổ chân tốt nên có tác dụng như băng dán cơ. Nghĩa là chất liệu cần có độ co dãn. Điều này giúp các hoạt động của cổ chân được linh hoạt. Lớp băng phải ôm sát và có thể cố định khớp tốt. Như vậy thì vùng chân và cổ chân mới được bảo vệ tối đa.
Chọn chất liệu băng quấn
Bạn nên ưu tiên vải có độ thoáng khí tốt khi thực hiện cách băng quấn chân khi đá bóng. Điều này giúp thấm hút mồ hôi và hạn chế hầm bí. Chân và giày của bạn sẽ được khô ráo và không có mùi. Chất liệu băng quấn cũng nên là vải đàn hồi. Khi băng cổ chân sẽ tạo cảm giác dễ chịu và di chuyển dễ dàng. Bạn có thể dùng băng quấn thun vì dễ băng mà lại mềm và co dãn tốt.
👉 Hướng dẫn cách chọn giày đá bóng phù hợp đúng kỹ thuật
👉 Cách vệ sinh giày đá bóng cực sạch không làm hỏng giày
Chọn loại băng
Hiện nay có rất nhiều loại băng quấn cổ chân. Với loại băng quấn dạng cuộn và có keo thì rất khó sử dụng. Bạn cần biết kỹ thuật để quấn cổ chân đúng cách. Loại băng dán có keo dán thì tiện lợi hơn vì có lớp keo giúp gài cố định vị trí băng. Nhưng nhược điểm là dễ bung mối keo khi bạn dùng lực mạnh.
Băng quấn bằng thun thường được may sẵn và bạn chỉ cần mang vào cổ chân. Ưu điểm chính là vải có độ dày và mềm vừa phải. Tùy vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn loại băng quấn phù hợp.
Cách quấn cổ chân đá bóng bằng băng keo
Mỗi loại băng quấn sẽ có cách quấn khác nhau. Bạn cần tuân thủ kỹ thuật quấn để băng quấn được cố định và phát huy vai trò bảo vệ tối ưu. Dưới đây là cách băng cổ chân khi đá bóng bằng băng keo.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tách băng keo ra và quấn hai vòng quanh cổ chân. Bước này giúp bạn xác định đúng vị trí cần quấn băng và cố định đầu băng keo.
- Bước 2: Tiến hành quấn băng theo hình số 8 đi từ mắt cá chân vòng xuống bàn chân. Bạn nên băng kín từ cổ chân qua mắt cá nhân và cả gót chân. Thực hiện khoảng 3-4 vòng quấn như thế.
- Bước 3: Quấn cố định băng keo hai lần quanh cổ chân. Vòng quấn nên cách mắt cá chân khoảng 2 – 3cm.
- Bước 4: Sử dụng thun hoặc dây buộc ở cuộn băng để giữ đúng vị trí của băng. Bạn thử lắc bàn chân và ngón chân xem băng có bị lỏng hay quá chặt không để điều chỉnh lại.
Cách quấn cổ chân đá bóng bằng băng thun
Băng thun có độ co dãn tốt như độ bám dính ít hơn. Do đó, bạn chú ý cách băng cổ chân khi đá bóng bằng thun theo các bước sau để băng quấn cố định tốt hơn.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lấy băng thun quấn quanh bàn chân. Bạn chỉ quấn từ 1-2 lớp để đảm bảo sự thoáng mát và không gây chật chội cho chân.
- Bước 2:Tiếp tục quấn băng thun xuống phía gót chân. Sau đó, bạn quấn vào bàn chân thêm một lần nữa theo hình mũi tên.
- Bước 3: Quấn thêm hai vòng quanh mắt cá chân để cố định băng.
- Bước 4: Quấn chéo từ lòng bàn chân tiến dần lên vùng mắt cá sau đó quấn lại dải băng ở dưới bàn chân để tạo điểm neo giữ.
- Bước 5: Sử dụng thun quấn quanh lòng bàn chân theo hình số 8. Nên lặp lại vòng quấn số 8 vài lần để băng được giữ đúng vị trí.
- Bước 6: Tiếp tục quấn băng quanh chân và cổ chân đến hết độ dài cuộn băng. Hoặc nếu thấy đủ dày thì cắt băng và buộc cố định. Sau khi quấn gót chân bạn sẽ lộ ra còn mắt cá và bàn chân được băng kín.
Cách quấn chân đá bóng bằng băng cơ học
Cách băng cổ chân khi đá bóng bằng băng cơ học cần nhiều kỹ thuật. Nếu thao tác không chính xác, lớp băng sẽ không ôm sát chân và dễ bị siết chân khi vận động.
Bạn hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đoạn băng có độ dài vừa đủ để quấn quanh mắt cá chân. Bước này chỉ cần ước lượng độ dài, không cần quá chính xác.
- Bước 2: Đặt bàn chân vuông góc với ống chân.
- Bước 3: Luồn đoạn băng xuống lòng bàn chân sao cho chân đặt ở vị trí trung tâm dải băng.
- Bước 4: Đưa một đầu băng quấn lên mắt cá chân.
- Bước 5: Quấn lần lượt đoạn băng từ mắt cá chân bên này sang bên kia. Nhớ kéo căng cuộn băng khi quấn. Bạn nên để mối cố định ở phía mắt cá chân bên ngoài
- Bước 6: Lấy phần băng thứ hai và quấn cổ chân và đầu gót chân. Sau đó cũng buộc cố định lại.
Một số điều cần lưu ý trong cách quấn băng cổ chân
Cách băng cổ chân khi đá bóng mang đến rất nhiều lợi ích. Nhưng bạn cần lưu ý vài điều cơ bản khi quấn băng để nâng cao tính hiệu quả.
Không quấn quá chặt
Lo sợ băng bị tụt khi chơi bóng nên nhiều bạn thường quấn rất kỹ. Tuy nhiên, lớp băng bó sát có thể là máu huyết khó lưu thông. Một số trường hợp nặng còn làm tụ máu bầm và sưng chân.
Lựa chọn chất liệu băng cổ chân thoải mái, thoáng khí
Chất liệu băng quấn cũng rất quan trọng. Chất vải cần thoáng mát để giảm hầm bí và không gây mùi hôi chân. Điều này giúp chân được khô ráo và sạch sẽ giúp bạn chơi bóng thoải mái hơn.
Chọn băng quấn chân có độ dày vừa phải
Độ dày băng quấn cần vừa đủ để cố định được khớp xương nhưng không gây bó siết. Vải dày thường cứng và nếu quấn nhiều vòng sẽ làm tổn thương bề mặt da. Ngoài ra, băng quấn dày còn làm tăng kích cỡ chân khiến bạn mang giày khó khăn.
Thay băng cổ chân thường xuyên
Cách băng cổ chân khi đá bóng đúng là nên thay băng thường xuyên. Trong quá trình chơi thể thao, chân có thể đổ mồ hôi làm băng ẩm ướt. Nếu dùng băng lâu không thay đổi sẽ dễ gây nấm da hay viêm da. Ngoài ra, băng không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây mùi hôi chân khó chịu.
Kết luận
Như vậy, khi chơi thể thao bạn nên sử dụng băng quấn cổ chân. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho đôi bàn chân và hạn chế các tổn thương không mong muốn. Mỗi loại băng sẽ có cách băng cổ chân khi đá bóng khác nhau. Bạn nên tuân thủ kỹ thuật băng và nhớ chọn loại băng phù hợp sẽ có hiệu quả bảo vệ tốt hơn.
👉 3+ cách dán đế giày thể thao siêu bền và chắc không bị bong
👉 Cách chọn giày chạy bộ từ mới chơi đến chuyên nghiệp
👉 HLV hướng dẫn cách quấn cán vợt cầu lông đúng kỹ thuật
Tôi là Mạnh Di, một cựu sinh viên của Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM. Tôi đã dành nhiều năm để tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym và Fitness. Hiện tại, với vai trò là một Personal Trainer, tôi không chỉ huấn luyện cá nhân mà còn chia sẽ kiến thức về lĩnh vực này cho cộng đồng rộng lớn. Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về Gym, Fitness và phong cách sống lành mạnh.