Được xem là môn thể thao đầy khắc nghiệt, bởi người chơi được môn này cần phải có kỹ thuật toàn diện ở cả 3 nội dung khác nhau bao gồm chạy bộ, bơi và đua xe đạp. Triathlon không chỉ thách thức giới hạn thể chất, mà còn là bài kiểm tra sức mạnh tinh thần và ý chí của người tham gia. Vậy cụ thể triathlon là gì? Hãy cùng Ocany tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây nhé!
Triathlon là gì?
Triathlon là một môn thể thao kết hợp giữa bơi lội – đạp xe – chạy bộ. Người tham gia sẽ bắt đầu với phần bơi, thường là tại sông, hồ hoặc biển. Tiếp theo là phần đạp xe và cuối cùng là phần chạy bộ. Cuộc thi diễn ra liên tục khoảng 10 giờ mà không có sự nghỉ ngơi giữa các môn thể thao. Đây được coi là một trong những cuộc thi khó khăn nhất trên thế giới, thách thức sức bền của các vận động viên.
Ngoài các vận động viên chuyên nghiệp, còn có nhiều doanh nhân, nhân viên trẻ, người nổi tiếng… tham gia vào cuộc thi này. Họ muốn thử thách bản thân, đối mặt với những thách thức khó khăn trong quãng thời gian tập luyện và thi đấu.
Lịch sử hình thành và phát triển Triathlon
Trước khi được đưa vào các sân thi đấu thể thao quy mô lớn, môn thể thao Triathlon đã xuất hiện từ những năm 1970, bắt nguồn từ Câu lạc bộ San Diego Track. Ban đầu, Triathlon chỉ là một phần của chương trình tập luyện dành riêng cho các thành viên của câu lạc bộ này. Đến ngày 25/9/1974, sự kiện thi 3 môn phối hợp mới lần đầu tiên được tổ chức.
Triathlon chỉ bắt đầu được đưa vào Thế Vận Hội từ năm 2000, sau đó là Á Vận Hội và Sea Games. Ngày nay, môn thể thao này ngày càng trở nên phổ biến, thu hút sự quan tâm tham gia của hàng ngàn vận động viên. Không chỉ các vận động viên chuyên nghiệp, mà còn có cả những người nghiệp dư từ doanh nhân, người nổi tiếng đến nhân viên văn phòng,… đều muốn thử thách bản thân với loại hình thể thao khó nhằn này.
Hiện nay, sự kiện lớn nhất trên thế giới là giải Ironman Triathlon được tổ chức bởi Tổ chức Triathlon Thế giới. Giải này diễn ra trong vòng một ngày, bắt đầu từ 7 giờ sáng đến nửa đêm mà không có thời gian nghỉ. Khi tham gia Ironman Triathlon, các vận động viên sẽ phải bơi 3,86km, sau đó đi xe đạp 180,25 km và kết thúc bằng việc chạy bộ 42,2 km.
Các cự ly của Triathlon
Triathlon được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên trình độ của mỗi thí sinh. Mỗi loại có quãng đường đua khác nhau, thích hợp với vận động viên tân binh và chuyên nghiệp. Dựa trên cự ly thi đấu, hình thức này được chia thành 4 loại dưới đây:
Sprint Triathlon
Sprint Triathlon là một dạng thi đấu ngắn gồm ba phần: bơi, đạp xe và chạy bộ. Tuy nhiên, so với các dạng thi đấu khác, Sprint Triathlon có quãng đường ngắn hơn, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ.
Sprint Triathlon là giải thi đấu thể thao phù hợp cho những người mới bắt đầu hoặc muốn thử sức với loại hình mà không cần phải hoàn thành quãng đường dài như trong các cuộc thi thông thường. Thường thì Sprint Triathlon bao gồm bơi khoảng 750m, đạp xe khoảng 20km và chạy bộ khoảng 5km.
Olympic Triathlon
Đây là loại hình 3 môn phối hợp phổ biến tại Đại hội thể thao mùa hè thế giới. Olympic Triathlon có quãng đường dài hơn so với Sprint nhưng ngắn hơn so với Ironman.
Thường thì trong Olympic Triathlon, vận động viên sẽ bơi khoảng 1.5km, đạp xe khoảng 40km và chạy bộ khoảng 10km. Olympic Triathlon là một dạng thi đấu phổ biến trong cộng đồng và thường được tổ chức tại các sự kiện thể thao lớn, cũng như là một phần của chương trình thi đấu tại Thế vận hội.
Half Ironman Triathlon
Half Ironman Triathlon, còn được gọi là Ironman 70.3, là một loại thi đấu trung bình giữa Sprint và Ironman.
Trong Half Ironman Triathlon, các vận động viên phải hoàn thành ba phần bơi, đạp xe và chạy bộ. Tuy nhiên, quãng đường mỗi phần sẽ dài hơn so với Sprint Triathlon nhưng ngắn hơn so với Ironman Triathlon.
Thường thì trong Half Ironman Triathlon, vận động viên sẽ bơi khoảng 1.9km, đạp xe khoảng 90km và chạy bộ khoảng 21.1km, tạo thành tổng quãng đường là 70.3 miles, từ đó có tên gọi là Ironman 70.3. Đây là một thử thách đáng kể và yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sức bền đối với các vận động viên.
Full Ironman Triathlon
Full Ironman Triathlon là một sự kiện thi đấu lâu dài và khắc nghiệt nhất trong thể thao. Trong Full Ironman, quãng đường mỗi phần trong Full Ironman Triathlon gồm bơi 3.86km (2.4 miles), đạp xe 180.25km (112 miles) và chạy bộ 42.2km (26.2 miles)
Tổng cộng, các vận động viên sẽ phải vượt qua quãng đường lên đến 226km (140.6 miles) trong một ngày đua duy nhất mà không có sự nghỉ ngơi giữa các môn thi. Đây là một thách thức vô cùng lớn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sức bền và ý chí mạnh mẽ từ các vận động viên. Ironman Triathlon thường được coi là một trong những sự kiện thể thao khắc nghiệt nhất trên thế giới.
Quy định khi tham gia giải Triathlon
Khi tham gia loại hình này, các vận động viên cần tuân theo một số quy định và nguyên tắc nhất định để đảm bảo an toàn và công bằng trong cuộc thi. Dưới đây là một số quy định thường gặp:
- Trang bị an toàn: Các vận động viên cần mang đầy đủ trang thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm (khi đạp xe), kính bơi, áo phao (khi bơi ngoại khơi), và các thiết bị khác tuỳ theo quy định của tổ chức giải.
- Đăng ký và kiểm tra y tế: Trước khi tham gia, các vận động viên cần đăng ký và đi kiểm tra y tế để đảm bảo sức khỏe phù hợp với cuộc thi.
- Tuân thủ luật lệ và quy tắc của cuộc thi: Các vận động viên cần hiểu và tuân thủ các quy tắc và quy định của cuộc thi. Bao gồm quy định về quãng đường, thời gian, và các quy tắc cụ thể trong mỗi phần của cuộc thi.
- An toàn khi thi đấu: Trong quá trình thi đấu, các vận động viên cần chú ý đến an toàn của bản thân và người khác, đồng thời tuân thủ các quy tắc về di chuyển, định hình, và tránh va chạm không cần thiết.
Tập luyện như thế nào để chuẩn bị thi Triathlon hiệu quả
Bạn đã hiểu rõ hơn về Triathlon là gì cũng như các loại cự ly chuẩn của bộ môn này. Triathlon là một bộ môn thể thao đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thể chất và tinh thần. Nếu bạn muốn tham gia, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho những thử thách sắp tới.
Tập bơi
Bơi là phần thi thách thức nhất trong Triathlon. Việc duy trì sức bền và điều chỉnh hơi thở phù hợp là kỹ năng quan trọng nhất khi bơi, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của bạn trong phần thi này. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hít thở từ đầu chặng bơi, sẽ rất khó khăn để hoàn thành tốt 2 phần thi còn lại.
Để chuẩn bị cho phần bơi của Triathlon, hãy tham gia vào một nhóm huấn luyện để học hỏi và trau dồi kỹ năng cùng các đồng đội. Đồng thời, lên lịch tập bơi ít nhất 2 lần mỗi tuần. Bắt đầu bơi ở hồ bơi trước khi thử sức ở nước mở như biển. Hãy học cách đối phó với những tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tập đạp xe
Trong Triathlon, phần thi đạp xe được coi là một phần quan trọng quyết định kết quả cuối cùng của vận động viên. Để bắt đầu tập luyện, hãy chọn một chiếc xe đạp phù hợp với bạn, không cần quá đắt tiền. Tập đạp xe từ 2-3 buổi/tuần với khoảng cách từ 24km đến 32km. Tần suất và khoảng cách tập luyện phụ thuộc vào sức khỏe và kinh nghiệm của bạn trong việc đạp xe.
Để cải thiện thể lực nhanh chóng, hãy thử đạp xe ở các địa hình có độ dốc. Một số cuộc thi yêu cầu vượt qua các địa hình đồi núi, vì vậy việc tập luyện trước sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.
Tập chạy
So với hai phần thi khác, việc tập chạy có lẽ là phổ biến và dễ chuẩn bị hơn. Bạn chỉ cần một đôi giày chạy tốt và một bộ quần áo thoải mái là có thể bắt đầu tập luyện.
Những điều cần chuẩn bị khi tham gia Triathlon
Nếu bạn đã sẵn sàng về thể lực và tinh thân để đối diện với các thử thách “khó nhằn” của 3 môn phối hợp khi tham gia Triathlon. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng để chuẩn bị cho bản thân trước, trong và sau chặng đua.
Chuẩn bị trước ngày đua Triathlon
- Đảm bảo xe đạp ở trong trạng thái tốt nhất bằng cách thay lốp mới, căng phanh, và kiểm tra các chi tiết để đảm bảo an toàn.
- Sạc pin cho các thiết bị hỗ trợ tập luyện trước khi cuộc đua bắt đầu.
- Ghi tên lên đồ dùng cá nhân như giày, xe đạp,… và nếu có yêu cầu từ ban tổ chức, dán giấy phản quang lên đồ dùng cá nhân để dễ nhận biết.
- Xem lại bản đồ đường đua để lên kế hoạch và chuẩn bị dụng cụ phù hợp.
- Tránh sử dụng các thiết bị mới mà bạn chưa quen thuộc.
- Đọc kỹ hướng dẫn và quy tắc của cuộc đua trước khi tham gia.
Đêm trước khi diễn ra cuộc đua
- Kiểm tra và sắp xếp lại thiết bị một lần cuối trước khi bắt đầu. Hãy lên danh sách những vật dụng cần mang và đánh dấu trong quá trình kiểm tra. Để tránh nhầm lẫn, bạn có thể chia các loại thiết bị vào từng túi riêng.
- Cung cấp cho cơ thể thêm protein và chất béo, bổ sung nhiều tinh bột và tránh ăn đồ lạ hoặc các món có thể gây ảnh hưởng tiêu hóa.
- Hãy ngủ sớm và đảm bảo giấc ngủ đủ để nâng cao tinh thần cho cuộc đua vào ngày hôm sau.
Buổi sáng ngày đua
- Ăn sáng bằng các loại thực phẩm quen thuộc và lựa chọn các loại tinh bột hấp thụ chậm như khoai lang, yến mạch để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà không làm bụng đầy.
- Chọn quần áo phù hợp với thời tiết để thấy dễ chịu nhất. Trong trường hợp trời lạnh, mặc đồ theo lớp để dễ dàng bỏ khi cần.
- Đến sớm khoảng 1 tiếng trước giờ bắt đầu để tìm chỗ đậu xe và chuẩn bị các bước cần thiết trước khi bắt đầu đua.
- Đảm bảo mang đầy đủ số dự thi và các giấy tờ cần thiết.
- Hiểu rõ thời gian và vị trí ở khu vực chuyển tiếp.
Làm quen với khu vực chuyển tiếp trong cuộc đua
Trước khi bắt đầu cuộc đua, việc đến sớm và làm quen với khu vực chuyển tiếp giúp bạn chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi từ bơi sang đạp xe (T1) và từ đạp xe sang chạy (T2).
Bạn có thể tự chọn vị trí ở khu vực chuyển tiếp. Hãy chọn vị trí gần lối ra và cuối hàng vì nơi này thuận tiện nhất cho việc xuất phát đi đạp xe. Để dễ tìm, bạn có thể đánh dấu vị trí của mình bằng các vật dụng như khăn, cờ, hoặc ruy băng.
Trong khu vực chuyển tiếp, hãy chỉ mang theo đồ cần thiết và tránh chiếm quá nhiều không gian. Đặt đồ lên khăn để làm nền, làm sạch chân sau khi bơi và chuẩn bị đồ để đạp xe. Đừng quên mang theo nước rửa chân và nước uống.
Hãy nhanh chóng gắn số báo danh vào khung xe đạp, mũ bảo hiểm và quần áo, tránh việc gấp hoặc cắt số báo danh. Mang theo nước uống và đồ ăn cho giai đoạn đạp xe và bọc bảo vệ cho thiết bị nếu thời tiết xấu.
Sau khi kết thúc cuộc đua Triathlon
Sau khi hoàn thành ba nội dung của Triathlon, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Để phục hồi nhanh hơn, hãy uống nước ion kiềm Ocany để bổ sung khoáng chất, mặc áo để giữ ẩm và đi bộ nhẹ để tránh chuột rút. Bạn có thể tháo giày và mang dép thoải mái để nghỉ ngơi. Sau khoảng 30 đến 45 phút sau cuộc đua, hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu protein.
Một số lưu ý khi thi đấu Triathlon
Triathlon 3 môn phối hợp khá khó khăn đặc biệt là người mới bắt đầu. Để hoàn thành cuộc đua tốt nhất, không những bạn cần một cơ thể khoẻ mạnh, mà còn cần một ý chí kiên cường mạnh mẽ. Bên cạnh những kế hoạch tập luyện khoa học thì có những lưu ý quan trọng để việc thực hiện các nội dung thi trở nên dễ dàng hơn.
Lưu ý khi thi bơi
- Nếu bạn bắt đầu bơi ở mực nước ngang eo, hãy lặn xuống trước, sau đó nhanh chóng bơi về phía trước. Nếu bắt đầu từ bờ biển, hãy chạy xuống nước, đè lên cát để tiến về phía trước.
- Trong khi bơi, bạn có thể gặp va chạm với các vận động viên khác. Hãy giữ thăng bằng và bình tĩnh để tiếp tục cuộc đua.
- Hãy tránh bơi lệch điểm đích và nếu mất kính bơi, hãy đeo nó ngược ra sau lưng để tiếp tục cuộc đua.
- Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tìm tàu cứu hộ để nghỉ ngơi.
Lưu ý khi đua xe đạp
- Hãy chuẩn bị đủ nước cho cuộc đua, đặc biệt là nước điện giải hoặc các đồ uống chứa carbohydrate.
- Khi đạp xe, hãy đi theo một hàng, tránh đạp vào những đoạn cần sang đường.
- Hãy tránh đạp ngay sau một chiếc xe khác để tránh tai nạn.
- Khi tiến lại gần khu vực chuyển đổi, hãy giảm tốc độ.
- Nhớ vị trí đỗ xe để dỡ đồ và di chuyển nhanh chóng hơn.
Lưu ý khi chạy marathon
- Giữ cơ thể ổn định và thư giãn tránh tình trạng dừng nghie đột ngột.
- Bổ sung nước ion kiềm trước và trong quá trình chạy bộ.
Mặc dù là bộ môn đòi hỏi kỹ thuật, sức bền và kiên trì cao nhưng không ai có thể phủ nhận sự thú vị của Triathlon. Đó chính là lý do vì sao hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến. Hy vọng qua bài viết trên đây của Ocany, bạn đã hiểu rõ Triathlon là gì. Nếu có thể, hãy thử sức bộ môn này để thách thức giới hạn của bản thân nhé!
Xem thêm:
- Người chạy nhanh nhất thế giới: Top 10 VĐV chạy nhanh nhất
- Cross training là gì? Hướng dẫn luyện tập cross training hiệu quả
- Plyometrics là gì? Hướng dẫn 11 bài tập Plyometrics hiệu quả
Tôi là Mạnh Di, một cựu sinh viên của Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP.HCM. Tôi đã dành nhiều năm để tập luyện và hoạt động trong lĩnh vực Gym và Fitness. Hiện tại, với vai trò là một Personal Trainer, tôi không chỉ huấn luyện cá nhân mà còn chia sẽ kiến thức về lĩnh vực này cho cộng đồng rộng lớn. Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình, tôi có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về Gym, Fitness và phong cách sống lành mạnh.