7 19 22

Bị vết thương hở kiêng ăn gì để mau lành, tránh mưng mủ?

vết thương hở kiêng ăn gì

Vết thương hở nếu không được chăm sóc và kiêng ăn cẩn thận thì rất dễ để lại sẹo. Vì vậy, vấn đề vết thương hở kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm. Để biết vết thương hở không nên ăn gì, bạn hãy cùng Ocany theo dõi nội dung bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Vết thương hở là gì?

Trước khi muốn biết vết thương hở kiêng ăn gì thì bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu xem vết thương hở là gì nhé! Vết thương hở là những vết thương có thể nhìn thấy được như vết rách da, vết thủng, vết cắt hay vết rạch,… Dấu hiệu của vết thương hở bao gồm chảy máu, mẩn đỏ, sưng tấy xung quanh vết thương,… Bên cạnh đó, người bị vết thương hở sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu trên bề mặt da.

Vết thương hở là vết thương làm rách mô bên ngoài da

Vết thương hở là vết thương làm rách mô bên ngoài da

👉 18 thực phẩm bổ sung sắt, giúp bổ máu nên bổ sung ngay

👉 Thiếu máu ăn gì? 16 loại thực phẩm bổ máu nên ăn hàng ngày

👉 Hiến máu có tốt không? Tại sao nên hiến máu nhân đạo?

Quá trình liền vết thương hở

Tùy vào độ nặng của vết thương mà cơn đau nhức sẽ ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, quá trình liền của vết thương hở dù lớn hay nhỏ cũng đều đi qua các giai đoạn dưới đây.

Giai đoạn viêm

Ở giai đoạn này, các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ thắt lại để ngăn mất máu. Tiểu cầu sẽ được tập hợp lại để tạo thành cục máu đông, sau đó các mạch máu sẽ mở rộng, cho phép máu lưu thông đến vết thương. Các tế bào bạch cầu di chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và các dị loài khác.

Giai đoạn nguyên bào sợi

Sự phát triển của collagen kích thích các cạnh của vết thương co và đóng lại. Các mạch máu nhỏ lúc này bắt đầu hình thành tại vết thương để cung cấp máu cho các tế bào da mới.

Giai đoạn tái tạo

Cơ thể liên tục bổ sung collagen và tái tạo vùng bị thương giúp làm mờ dần các vết sẹo. Vậy các bước để chăm sóc vết thương hở như thế nào? Vết thương hở kiêng ăn gì?

Vết thương sẽ bắt đầu lành và bong mài ở giai đoạn tái tạo da

Vết thương sẽ bắt đầu lành và bong mài ở giai đoạn tái tạo da

Các bước chăm sóc vết thương hở nhanh lành

Trước khi tìm hiểu vết thương hở kiêng ăn gì, chúng ta cần biết cách chăm sóc vết thương hở để quá trình này nhanh lành hơn. Dưới đây là 7 bước cơ bản để giúp bạn chăm sóc vết thương hở nhanh lành.

Bước 1: Rửa tay

Trước khi sơ cứu vết thương hở, bạn cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch cơ thể của nạn nhân, bạn nên dùng găng tay cao su.

Rửa tay là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thực hiện chăm sóc vết thương

Rửa tay là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thực hiện chăm sóc vết thương

Bước 2: Cầm máu

Bạn nên dùng băng hoặc vải sạch băng vết thương rồi dùng lực ép trực tiếp để cầm máu. Nếu không có sẵn gạc, bạn có thể dùng tay của mình đè nhẹ lên. Lưu ý: bạn hãy nâng cao vùng bị đau cao hơn tim để giảm áp lực máu lên vùng này.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Dùng nước sạch hoặc nước muối loãng để rửa vết thương sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ. Nếu vết thương có dị vật đâm sâu, bạn không được tự ý lấy dị vật ra mà phải dùng vải quấn quanh dị vật rồi chuyển người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý thích hợp.

Lưu ý: Không rửa vết thương hở với cồn hay oxy già vào lúc này.

Bước 4: Thoa thuốc kháng sinh

Đối với những vết thương nhỏ, bạn có thể bôi một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh (Neosporin, Polysporin). Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có một số loại thuốc mỡ gây kích ứng nhẹ. Do đó, nếu phát ban xuất hiện, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

Lưu ý: Bạn không nên rắc bột kháng sinh lên vết thương hở vì có thể xảy ra các nguy cơ như dị ứng, sốc phản vệ khiến vết thương lâu lành, chậm lên da non.

Bước 5: Băng bó vết thương

Sau khi cầm máu vết thương, bạn cần băng lại cẩn thận để giữ vết thương sạch sẽ, nhưng bạn không băng quá chặt vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu.

Bước 6: Thay băng

Bất cứ khi nào băng bị ướt hoặc bẩn, bạn nên thay băng ngay lập tức. Trong 2 ngày đầu sau khi bị thương, mỗi lần thay băng thì bạn hãy rửa và bôi lại kháng sinh.

Khi thay băng cần vệ sinh vết thương kỹ và bôi lại thuốc kháng sinh

Khi thay băng cần vệ sinh vết thương kỹ và bôi lại thuốc kháng sinh

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng

Trong trường hợp bạn tự chăm sóc vết thương tại nhà, nếu có các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương đỏ, đau, sưng và xuất hiện mủ hoặc sốt thì cần đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Bị vết thương hở kiêng ăn gì?

Nếu đã biết cách băng bó và chăm sóc vết thương đúng cách, bạn hãy tiếp tục hành trình phục hồi vết thương của mình bằng những món ăn phù hợp. Vậy, vết thương hở kiêng ăn gì?

Thực phẩm có nhiều đường

Đường có ảnh hưởng đến collagen nằm trên bề mặt của lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn nguyên bào sợi và tái tạo của vết thương hở, sử dụng nhiều đường sẽ làm vết thương lâu lành hơn.

👉 Bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì, kiêng gì giúp mau khỏe? 

👉 Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh

👉 Bệnh sỏi thận nên ăn gì? Kiêng gì? Giúp nhanh tan sỏi

Gừng

Sử dụng gừng quá nhiều sẽ cản trở quá trình hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm nhiễm. Điều này làm cho vết thương hở khó lành và vết thương sẽ thường xuyên bị rỉ máu.

Gừng là gia vị bạn cần phải kiêng khi có vết thương hở

Gừng là gia vị bạn cần phải kiêng khi có vết thương hở

Sữa đã tách kem

Sữa tách béo có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin và phản ứng viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng sữa tách kem sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn viêm, tác động đến việc hình thành cục máu đông và làm chậm lại quá trình liền da.

Thịt chó

Vết thương hở kiêng ăn gì? Theo quan niệm của Đông y, thịt chó rất nóng với cơ thể. Vì vậy, khi da đang trong quá trình tái tạo mà bạn ăn thịt chó sẽ dễ hình thành sẹo lồi do lớp da mới bị căng và sần sùi hơn.

Thịt bò

Thịt bò là thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại làm vết thương bị thâm và hình thành sẹo thâm.

Người có vết thương hở không nên ăn thịt bò

Người có vết thương hở không nên ăn thịt bò

Thịt gà

Theo kinh nghiệm từ dân gian, nếu vết thương đang lên da non thì bạn không nên ăn thịt gà.

👉 Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?

👉 Bụng yếu nên uống gì? Ăn gì và kiêng gì tốt cho hệ tiêu hóa?

👉 Người bệnh gút kiêng ăn gì? 9 thực phẩm này không nên ăn

Thịt hun khói

Thịt hun khói có thể làm cạn kiệt các vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để tái tạo tế bào.

Trứng

Trong giai đoạn tái tạo vết thương, lớp da non đang dần hình thành, trong khi trứng có đặc tính thúc đẩy sự tăng sinh của mô sợi collagen. Do đó, nếu bạn đang có vết thương hở mà ăn trứng sẽ làm cho vết thương có sẹo lồi.

Rau muống

Rau muống là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích với tính mát, giải độc tốt, lợi tiểu, nhuận tràng và làm đẹp da,… Tuy nhiên, nếu bạn có vết thương hở mà ăn rau muống sẽ để lại sẹo lồi cho vết thương.

Hải sản, đồ tanh

Hải sản, đồ tanh đều là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi có vết thương hở, hải sản hay đồ ăn tanh sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Đồ ăn cay nóng

Đồ cay nóng sẽ làm cho vết thương hở của bạn nhức và mưng mủ nhiều hơn. Đồ cay nóng có thể gây ra những tác hại như làm tăng đau và viêm, hoặc ngay cả gây ra một vết thương nặng hơn. Điều này xảy ra vì đồ cay nóng chứa một chất gọi là capsaicin, đây là một chất có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh trên da, tạo ra cảm giác nóng rát và đau.

Đồ ăn cay nóng sẽ làm cho vết thương dễ sưng và khó lành hơn

Đồ ăn cay nóng sẽ làm cho vết thương dễ sưng và khó lành hơn

Các chất kích thích

Dù bạn có vết thương hở hay không thì việc sử dụng chất kích thích đểu có hại cho sức khỏe của bạn. Trong trường hợp bạn có vết thương hở, dùng chất kích thích sẽ làm cho vết thương dễ mưng mủ và khó lành hơn.

Các món ăn từ gạo nếp

Chắc hẳn nhiều người đã nghe nói nếp rất dễ khiến vết thương sưng tấy và để lại sẹo xấu. Các bác sĩ cho biết, các món ăn từ xôi có tính nóng khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy và mưng mủ. Nếu thường xuyên ăn các món ăn từ nếp rất dễ gây sẹo lồi. Vì vậy, khi vết thương đang lên da non, mọi người nên tránh ăn món này để hạn chế sẹo xấu trên da.

Thời gian ăn kiêng trong bao lâu?

Vết thương hở kiêng ăn gì, trong bao lâu? Trên thực tế, việc kiêng một số thực phẩm khi có vết thương hở gây ra rất nhiều bất tiện. Nhiều người phải hạn chế những món ăn yêu thích hoặc gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày.

Tùy vào cơ địa và mức độ nhiễm bệnh của mỗi người mà thời gian kiêng ăn các loại thực phẩm trên có thể kéo dài từ 7-10 ngày, thậm chí có thể hơn, cho đến khi bạn thấy vết thương xuất hiện vảy khô.

Người có vết thương hở nên ăn kiêng trên 10 ngày, tùy vào mức độ

Người có vết thương hở nên ăn kiêng trên 10 ngày, tùy vào mức độ

Vết thương hở ăn gì để nhanh lành?

Ngoài việc biết vết thương hở kiêng ăn gì thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm những món mà người có vết thương hở nên ăn để xây dựng thực đơn được tốt hơn. Đối với người có vết thương hở cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt heo, lươn… và các loại đậu. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra các tế bào mới, tham gia vào quá trình làm lành vết thương.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt, axit Folic, vitamin B12 từ các loại rau có màu xanh đậm để giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu. Do máu chuyển protein, khoáng chất, vitamin và oxy đến mô bị tổn thương và đồng thời đưa bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nên chúng có vai trò rất quan trọng.

Bạn cần bổ sung nhiều rau của quả trong bữa ăn để vết thương nhanh lành

Bạn cần bổ sung nhiều rau của quả trong bữa ăn để vết thương nhanh lành

Một số điều cần lưu ý khi bị vết thương hở

Như bạn cũng đã biết, ở nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều về kiến thức vết thương hở kiêng ăn gì. Khi đã nắm được kiến thức trên, bạn cần phải tuân thủ khắt khe trong chế độ ăn của mình. Chỉ có như vậy, vết thương của bạn mới nhanh lành và không để lại sẹo. Ngoài ra, để hạn chế việc ăn thiếu chất, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ hoặc người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhé!

👉 Bị ho kiêng ăn gì mau khỏi? 10 thực phẩm nên kiêng khi ho

👉 Người bị sốt nên ăn gì để nhanh khỏi, hồi phục sức khỏe?

👉 Bị tiêu chảy nên ăn gì? 11 thực phẩm giúp mau lấy lại sức

Kết luận

Qua nội dung bài viết trên, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu vết thương hở kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh lành. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ sớm xây dựng được cho mình và người thân có vết thương hở một thực đơn ăn kiêng phù hợp. Ocany chúc bạn có sức khỏe tốt và vết thương nhanh cải thiện nhé!

Rate this post
Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.