Trứng bắc thảo là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng của ẩm thực châu Á. Món trứng này có vị béo bùi đặc trưng. Trứng bắc thảo thường được ăn kèm cháo, súp cua,… Đặc biệt, loại trứng này còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Vậy trứng bắc thảo là gì? Cách làm trứng bắc thảo ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Trứng bắc thảo là gì?
Trứng bắc thảo là món ăn khá phổ biến trong ẩm thực Việt. Nhưng không phải ai cũng biết trứng bắc thảo là gì và có nguồn gốc từ đâu. Trứng bắc thảo không phải một loại trứng lạ đến từ một loại gia cầm nào khác. Món trứng này thực chất là một loại trứng gà/vịt hoặc trứng cút được biến tấu trong cách chế biến để tạo ra.
Người ta sẽ dùng cách ủ trứng cùng một hỗn hợp đặc biệt làm từ tro, trấu, đất sét,…trong vài tuần hoặc vài tháng. Thời gian ủ thích hợp nhất là 2-3 tháng là có thể dùng. Do đó, người phương Tây hay gọi trứng bắc thảo là thiên niên bách nhật trứng. Bởi họ rất tò mò về cách mà trứng bắc thảo chuyển đổi màu và kết cấu.
Nguồn gốc
Trứng bắc thảo hay còn gọi là trứng bách thảo. Món trứng này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, món trứng này đã tồn tại được 500 năm. Trong ẩm thực Trung Hoa, trứng bắc thảo thường có mặt trong các bữa sáng và ăn cùng cháo trắng.
Sau khi du nhập về Việt Nam, trứng bắc thảo nhận được nhiều sự yêu thích của trẻ em và người lớn tuổi. Bởi vị trứng ngậy mà còn rất bổ dưỡng, ăn lạ miệng hơn so với trứng thông thường.
Nguyên liệu làm trứng bắc thảo
Cách làm trứng bắc thảo không quá khó bởi các nguyên liệu rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị các thứ sau:
- Loại trứng mà bạn thích: bạn có thể dùng trứng gà, trứng vịt hay trứng cút. Loại trứng thường dùng nhất là trứng vịt.
- Bồ kết gồm 5 trái.
- Lấy 3 muỗng bột quế .
- Đinh hương lấy 1 muỗng.
- Trà mạn cân 50 gram.
- 1 bó rau dền gai.
- Lá trắc bách diệp: tầm 40 lá.
- Phèn chua: chuẩn bị 3 muỗng.
- Bột diêm sinh: chỉ lấy ½ muỗng.
- Một ít muối.
- Hũ hoặc bình thủy tinh có nắp đậy và rửa sạch để ráo nước.
- Các nguyên liệu khác như: vỏ trấu, tro, đất sét,…
Màu sắc trứng bắc thảo
Sau khi ủ một thời gian, bạn nên lấy 1 quả ra dùng thử để đánh giá chất lượng. Nếu bạn áp dụng cách làm trứng bắc thảo đúng, màu sắc lòng trắng sẽ chuyển thành màu đen óng ánh. Lớp ngoài có màu càng sẫm và trong thì trứng thành phẩm càng ngon. Khi bạn sờ vào, trứng có độ dẻo mềm. Lòng đỏ bên trong cắt ra thấy sậm màu và ăn vào cảm nhận được vị béo bùi.
- Cách làm salad gà xé giảm cân hấp dẫn cực đơn giản tại nhà
- 12 Cách làm salad ức gà đơn giản, dễ làm mà cực ngon tại nhà
- Trà mãng cầu có tác dụng gì? Cách làm trà mãng cầu đơn giản
Mùi vị của trứng bắc thảo
Trứng thành phẩm sẽ có mùi hăng nhẹ. Khi bạn nếm lớp ngoài sẽ cảm nhận được độ dẻo và mềm tan như thạch. Ăn lòng đỏ sẽ thấy độ keo dính, béo ngậy như khi ăn trứng luộc lòng đào.
Cách ăn trứng bắc thảo
Cách làm trứng bắc thảo và cách ăn như thế nào? Trứng bắc thảo sau thời gian ủ đã được lên men. Vì thế, trứng được xem là đã chín. Bạn có thể rửa sạch lớp trấu bên ngoài, bóc vỏ và dùng ngay. Ăn cách này bạn sẽ cảm nhận trứng có độ keo dính đặc trưng.
Bạn cũng có thể mang trứng luộc từ 10-15 phút. Trứng sẽ sánh đặc hơn một chút. Hột vịt bắc thảo có thể làm món nguội khai vị, ăn kèm dưa chua trong ngày tết. Hoặc bạn có thể ăn trứng bách thảo cùng cháo hoặc súp.
Ăn trứng bắc thảo có tốt không?
Lợi ích của trứng bắc thảo đối với sức khỏe còn nhiều tranh cãi. Bởi nhiều người cho lo sợ trứng bắc thảo ngâm ủ sẽ gây hại cho cơ thể. Thật ra, trứng bách thảo có nhiều công dụng tốt nếu bạn ăn với lượng vừa đủ. Ngoài ra, sử dụng trứng bách thảo có chất lượng tốt sẽ không gây hại.
Hiện trên thị trường có một số loại trứng bắc thảo bị ngâm ủ với hóa chất nhằm đẩy nhanh tiến độ thu thành phẩm. Điều này là nguyên nhân chính gây hại cho sức khỏe. Do đó, khi bạn biết cách làm trứng bắc thảo an toàn tại nhà sẽ tránh được các rủi ro và mang đến nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe hơn.
Những lợi ích của trứng bắc thảo với sức khỏe
Trứng bắc thảo không chỉ ngon mà còn là món ăn thực dưỡng. Khi bạn biết cách làm trứng bắc thảo chuẩn khoa học, cơ thể sẽ nhận được nhiều lợi ích như:
Trứng bắc thảo tốt cho hô hấp
Trứng bắc thảo chứa hàm lượng vitamin A cao nên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Điều này góp phần bảo vệ hô hấp và phòng ngừa các bệnh về phổi rất tốt.
Trứng bắc thảo giúp cầm máu
Ít ai biết trứng bắc thảo có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu. Bởi trứng bắc thảo có khả năng kích thích sự sinh trưởng và tạo hồng cầu mới. Do đó, biết cách làm trứng bách thảo tại nhà để ăn thường xuyên sẽ rất bổ ích đối với những người bị bệnh xuất huyết. Phụ nữ hay rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng nên bổ sung loại trứng này trong thực đơn ăn uống.
Trứng bắc thảo giải rượu hiệu quả
Khi bạn học cách làm trứng bắc thảo để dùng trong nhà sẽ có lợi trong những trường hợp cần giải rượu nhanh. Trứng bắc thảo thúc đẩy quá trình bài tiết chất cồn trong cơ thể nên hỗ trợ giải độc rượu, giảm đau đầu hiệu quả. Trứng bách thảo còn góp phần bảo vệ bao tử khỏi tác hại của rượu.
- 19 cách pha nước giải rượu nhanh chóng đơn giản tại nhà
- 10 cách nấu canh giải rượu đơn giản, nhanh hồi sức
- Dùng lá mít giải rượu – kinh nghiệm dân gian đơn giản, hiệu quả
Trứng bắc thảo giúp giải nhiệt rất tốt
Trứng bắc thảo có tính hàn, vị đắng nhẹ. Do đó, ăn trứng vịt bắc thảo giúp thanh lọc cơ thể và giải nhiệt. Dùng trứng bắc thảo còn giúp giảm độc trong máu, làm sạch ruột. Ngoài ra, loại trứng này còn có tác dụng bảo vệ mạch máu, bảo vệ não và tăng trí thông minh.
Cách làm trứng bắc thảo đảm bảo an toàn không lo hóa chất
Học cách làm trứng bắc thảo tại nhà giúp bữa ăn thêm đa dạng và phong phú. Ngoài ra, ăn trứng bách thảo tự làm sẽ giúp bạn không lo ăn phải trứng tẩm hóa chất. Dưới đây là cách làm hột vịt bá8c thảo mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Sơ chế trứng vịt
Bạn cần kiểm tra chất lượng trứng bằng cách:
- Bạn pha hỗn hợp nước muối loãng trong chậu, thả trứng vịt hoặc trứng gà vào.
- Nếu trứng chìm là trứng có chất lượng tốt. Ngược lại, nếu trứng không chìm thì không thích hợp để làm trứng bắc thảo.
Sơ chế trứng vịt hoặc trứng gà qua các bước sau:
- Rửa sạch trứng để loại bỏ các bụi bẩn rồi lau khô.
- Ngâm trứng với 1 lít nước phèn chua đã pha loãng (nên ngâm trong 3 ngày).
- Hết 3 ngày, bạn sẽ thấy lòng trắng trứng chuyển sang màu trong suốt như thạch rau câu, lòng đỏ sẽ có màu vàng.
- Vớt trứng ra để ráo và dùng khăn mềm lau khô.
Bước 2: Pha hỗn hợp bùn bọc trứng
Bạn sẽ tạo hỗn hợp bùn để đắp ngoài trứng nhằm giúp quá trình ủ thuận lợi hơn. Cách thao tác như sau:
- Lấy trái bồ kết đem nướng, để nguội rồi tán hoặc giã thành bột mịn.
- Pha với 1 lít nước sôi với trà mạn và hãm khoảng 5 – 7 phút. Sau đó, lọc lấy nước trà và vớt bỏ phần bã.
- Đinh hương đem sao vàng trên bếp, giã thành bột mịn.
- Rau dền gai phơi khô, đốt cháy để lấy tro.
- Lá trắc bách diệp đem giã nhuyễn để tán thành dạng bột mịn.
- Trộn đều tất cả hỗn hợp các loại bột đã chuẩn bị trên với nước trà mạn thành dạng bùn nhão.
Bước 3: Bọc trứng
Bọc trứng là khâu quan trọng để có trứng thành phẩm đạt chất lượng. Bạn sẽ làm các thao tác sau:
- Phết đều hỗn hợp bùn đã chuẩn lên bề mặt quả trứng đến khi bao kín.
- Lăn trứng qua lớp vỏ trấu để hỗn hợp dính chặt vào nhau (chỉ cần lăn 1 lớp mỏng)
- Xếp phần đầu nhọn trứng xuống dưới và đặt trong bình thủy tinh có nắp đậy.
- Chôn trứng xuống đất khoảng 3 – 5 tháng đến khi lớp bùn và vỏ trấu bên ngoài khô lại.
Bước 4: Thành phẩm
Trứng sau thời gian ủ sẽ tự động chuyển hóa bên trong. Kết cấu trứng dần đông lại ở dạng thạch. Màu sắc trứng chuyển dần từ trắng sang hổ phách và nâu đen. Nhìn bên ngoài thấy hơi trong và óng ánh.
Lưu ý khi làm trứng bắc thảo
Để đảm bảo thành công, bạn nên lưu ý những vấn đề sau trong cách làm trứng bắc thảo tại nhà:
- Bạn có thể chọn trứng gà hoặc trứng vịt làm nguyên liệu đều được, quan trọng là chọn trứng tươi ngon.
- Trứng bắc thảo đạt chuẩn khi bạn thấy lòng đỏ chuyển sang màu xanh xám, lòng trắng chuyển sang màu nâu đen hoặc giống màu của thạch sương sáo.
- Đảm bảo thời gian chôn trứng dưới lòng đất từ 3 – 5 tháng để trứng chín. Điều này giúp bạn có thể ăn ngay mà không cần luộc lại.
- Chọn mua trứng vịt hoặc trứng gà mới đẻ, đã được kiểm định chất lượng rõ ràng, minh bạch tại các cửa hàng, siêu thị uy tín.
Cách bảo quản trứng bắc thảo
Cách làm trứng bắc thảo và cách bảo quản ra sao? Trứng bắc thảo sau khi ủ có thể để được từ 3 – 4 tháng tùy theo cách bảo quản. Bạn có thể tham khảo một số cách sau để trữ trứng bách thảo an toàn và đảm bảo được vị ngon:
Bảo quả với dầu ăn
Bạn dùng 1 lớp dầu thực vật bôi bên vỏ trứng và để ở nhiệt độ phòng. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản trứng bắc thảo được khoảng 1 tháng.
Bảo quản kín trong vò
Bạn để trứng mới (trứng còn lành lặn, chưa bị dập vỡ) vào trong vò hoặc bình rồi đổ nước vôi có nồng độ 2-3% vào bình. Mực nước phải cao hơn trứng 20-25 cm. Bằng cách này ta có thể giữ trứng được 3-4 tháng. Khi bạn cất giữ trứng với phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Mùa hè không được để vò hoặc bình đựng trứng ở nơi có ánh nắng gắt, hoặc nắng chiếu trực tiếp. Bạn nên để vò ở nơi râm mát và thoáng gió.
- Mùa đông không để nơi thoáng mát.
Ngoài ra, bạn có thể cho trứng vào nước vôi có nồng độ khoảng 5% ngâm 30 phút rồi vớt ra phơi khô trước khi cho trứng vào bình cất giữ. Cách làm như vậy có thể bảo quản trứng trong thời gian khá dài.
Bạn cũng có thể cho trứng vào hộp đựng rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản trứng được từ 3 đến 5 tuần.
Bảo quản bằng trấu
Cách làm trứng bắc thảo và bảo quản trứng hay áp dụng tại nhà là dùng trấu. Bạn rải một lớp trấu khô, sạch vào đáy thùng đựng. Cứ một lớp trấu, bạn lại trải một lớp trứng cho đến khi đầy thùng. Cuối cùng, bạn đậy kín miệng thùng bằng bìa cứng hoặc nắp thùng và để thùng nơi râm mát. Nếu nhà bạn không có tro trấu thì có thể thay bằng mùn cưa gỗ. Bạn lưu ý cứ 20 ngày kiểm tra trứng một lần.
Có cần luộc trứng bắc thảo trước khi ăn không?
Cách làm trứng bắc thảo và trứng có thể ăn liền không? Thông qua quá trình ủ và chuyển hóa, trứng bắc thảo có thể ăn ngay mà không cần luộc. Tuy nhiên, nếu bạn chưa quen ăn thì nên luộc qua để loại bỏ mùi hăng ban đầu. Hoặc khi chế biến trứng bắc thảo cho trẻ em và người lớn tuổi, bạn cũng nên luộc sơ qua.
Những lưu ý khi ăn trứng bắc thảo là gì?
Trứng bắc thảo là món ăn bổ dưỡng và thơm ngon. Cách làm trứng bắc thảo lại khá dễ. Do đó, nhiều người cực ưa chuộng món trứng này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được trứng bắc thảo. Bạn cần lưu ý những điều sau khi tiêu thụ món trứng này.
Không nên dùng cho phụ nữ có thai, người già và trẻ em
Phụ nữ mang thai cần hạn chế ăn trứng bắc thảo. Bởi món ăn này trải qua quá trình ủ nên các nguyên liệu có thể bị biến đổi chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Người lớn tuổi và trẻ em có dạ dày kém cũng không nên ăn. Vì loại trứng này có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm trầm trọng thêm bệnh trạng.
Không ăn trứng bắc thảo quá 2 lần/tuần
Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong trứng bắc thảo có chứa 1 lượng chì nhất định. Dù bạn có cách làm trứng bắc thảo tại nhà không ngâm tẩm hóa chất nhưng cũng không nên ăn quá nhiều trứng bắc thảo. Bạn chỉ nên dùng 1-2 lần trong tuần để cân bằng dinh dưỡng và hạn chế các tác dụng phụ.
- 20 cách làm salad giảm cân đơn giản, giảm ngay 3-4kg
- 5 cách làm sữa chua hy lạp cực đơn giản tại nhà ăn giảm cân
- 20 cách giảm nọng cằm cực hiệu quả có thể làm tại nhà
Những cách ăn trứng bách thảo
Trứng bắc thảo có thể chế biến và kết hợp với đa dạng món ăn. Cách làm trứng bắc thảo trở thành những món độc đáo mà bạn có thể mang vào thực đơn của mình như sau:
Cách ăn trứng bắc thảo của tại Quảng Đông
Người Quảng Đông có cách ăn trứng bách thảo rất độc đáo. Họ thường dùng vài lát gừng bọc bên ngoài trứng trước khi ăn. Cách ăn như vậy có thể làm ấm tỳ vị, tăng hương thơm và loại bỏ mùi hăng.
Kiểu ăn trứng bắc thảo tại Thượng Hải
Tại Thượng hải, mọi người ít ăn trứng bắc thảo riêng lẻ. Họ thường kết hợp trứng bắc thảo với đậu phụ. Ăn như vậy làm gia tăng độ béo và thơm ngon hơn.
Kiểu Đài Loan
Ở Đài Loan, người ta sẽ thái trứng thành từng lát vừa ăn. Tiếp đến, mọi người phủ lên mặt trứng lớp đậu phụ lạnh với nước sốt Katsuobushi và dầu mè. Cách ăn này tương tự như món Hiyayakko của người Nhật Bản.
Ở miền Bắc Trung Quốc
Còn miền Bắc Trung Quốc, người ta phủ đậu phụ lạnh lên bề mặt trứng. Sau đó, họ lại thêm vào một ít gừng non xắt sợi nhuyễn, hành củ băm nhỏ. Phía trên cùng được rưới một hỗn hợp nước xốt đậu nành hoặc dầu mè.
Cách ăn trứng bắc thảo của Việt Nam
Người Việt thường ăn trứng bắc thảo sống với củ kiệu và tôm khô. Hoặc mọi người sẽ đem trứng nấu cùng cháo trắng. Ngoài ra, ẩm thực Việt thường sáng tạo trứng bắc thảo thành các món cầu kỳ khác: trứng hấp sốt thịt băm, súp tóc tiên bắc thảo,…Giới trẻ hiện nay rất chuộng món súp cua trứng vịt bắc thảo.
Các món ăn từ trứng bắc thảo
Nếu bạn chưa biết cách làm trứng bắc thảo ra sao để có những món ăn lạ miệng thì hãy thử những món sau:
Cháo thịt bằm trứng bắc thảo
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Gạo nếp, gạo tẻ.
- 300-500gr thịt băm.
- Lấy 1-2 quả trứng bắc thảo, rửa sạch.
- 2-3 củ hành tím, vài tép hành lá hành lá, 1 ít ớt.
Cách thực hiện:
- Trộn gạo nếp + tẻ theo tỉ lệ 0,5:1.
- Nấu cháo bằng nồi cơm điện hoặc bếp gas đến khi cháo nở bông hạt gạo.
- Phi thơm hành tím rồi cho thịt băm vào xào, nêm nếm với bột nêm và nước mắm.
- Nên nêm mặn hơn một chút để khi ăn với cháo là vừa. Cho thịt băm ra tô, cháo chín cho lên trên. Sau đó cắt trứng bắc thảo theo múi cau để lên và cho thêm hành lá + ớt thái nhỏ.
Soup gà xé thanh cua trứng bắc thảo
Cách làm trứng bắc thảo trong món súp gà xé thanh cua như sau:
Nguyên liệu gồm có:
- 200gr ức gà luộc rồi mang xé sợi.
- Trứng bắc thảo rửa sạch trấu và đem luộc chín.
- Xé nhỏ 8 que thanh cua.
- Dùng 1 trái bắp mỹ tách hạt.
- Lấy 1 củ cà rốt đem xắt hạt lựu.
- Dùng 5 tai nấm hương ngâm nở và thái lát mỏng.
- ½ tai nấm ngân nhĩ ngâm nở và thái sợi mỏng.
- Hành ngò và rau thơm.
- Rong tóc tiên rửa sạch và để ráo nước.
- 1 muỗng bột sắn dây hoặc bột năng, bột bắp.
- Trứng cút luộc bóc vỏ để ra 1 tô riêng.
- Gia vị gồm: hạt nêm gà, muối, tiêu, dầu mè, ớt xay.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Cho bắp, cà rốt nấu chín với 2 lít nước để lấy vị ngọt tự nhiên cho nước dùng.
- Bước 2: Thêm đầu hành, gà xé, nấm hương, ngân nhĩ nấu sôi lại. Tiến hành nêm nếm muối, hạt nêm theo khẩu vị gia đình.
- Bước 3: Thêm trứng cút, rong tóc tiên khuấy nhẹ cho hòa trộn vào nồi súp. Sau cùng cho thêm thanh cua xé sợi. Hòa bột sắn dây với nước rồi rót vào từng chút một đến khi nồi nước súp sánh đặc vừa ý.
- Bước 4: Múc ra bát, thêm trứng bắc thảo và rắc thêm hành ngò, 1 chút dầu mè, tiêu, ớt xay.
Súp gà nấm trứng bắc thảo
Cách làm trứng bắc thảo nấu cùng súp nấm gà trứng như sau:
Nguyên liệu cần bao gồm:
- 1 quả bắp(ngô), nên dùng bắp hạt vàng sẽ ngọt hơn.
- 3-4 quả trứng gà.
- 3 quả trứng bắc thảo.
- 50 gr nấm đông cô.
- 30 gr nấm hải sản nếu thích.
- Gia vị bột canh hạt nêm, tiêu bắc.
- Rau ngò và 4 củ hành khô
Các bước thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu sạch sẽ.
- Cho bắp vào một nồi nước ninh lên để lấy vị ngọt và hương thơm.
- Hành khô thái nhỏ phi thơm rồi cho nấm vào xào.
- Sau đó cho gà vào đảo đều đến khi thớ thịt săn lại.
- Cho gia vị vào và nêm nếp rồi mang hỗn hợp để vào nồi nước ninh ngô.
- Khi nước sôi thì pha hỗn hợp bột năng và nước lọc tan ra và đánh đều tay tới khi nào nước súp sền sệt thì là được.
- Nêm lại gia vị cho vừa miệng.
- Cho nấm hải sản vào sau cùng và nấu đến khi nước sôi lại.
- Múc súp vào chén cho chút tiêu rau ngò vài lát trứng bắc thảo.
Kết luận
Như vậy, học cách làm trứng bắc thảo tại nhà sẽ an toàn và đảm bảo chất lượng hơn cho sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn sẽ tránh mua phải trứng ủ hóa chất. Ngoài ra, bạn cũng nên biết cách bảo quản trứng đúng cách. Dù bạn có thích ăn thế nào, cũng nên nhớ dùng trứng bắc thảo 2 lần/tuần để tránh bị ngộ độc và gây tác dụng phụ cho cơ thể nhé.
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!