Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này, việc giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa và đường ruột là vấn đề vô cùng cần thiết. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu về các loại thực phẩm nên tiêu thụ để nhanh chóng giải quyết các vấn đề phiền toái mà bệnh này mang lại. Vậy bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Hãy cùng Ocany tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây!
Lưu ý về chế độ ăn cho người bị nhiễm trùng đường ruột
Những người mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu bao gồm: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, và luôn có cảm giác mệt mỏi. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường xuất phát từ lối sống trong môi trường không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công hệ tiêu hóa.
Chọn đúng loại thực phẩm cần bổ sung là phương pháp hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng bệnh và ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây hại trong đường ruột. Tuy vậy, khi lập kế hoạch dinh dưỡng cho tình trạng nhiễm trùng đường ruột, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản:
- Để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu dinh dưỡng, tốt nhất không nên thiết lập chế độ dinh dưỡng quá khắt khe.
- Hạn chế những loại thực phẩm có khả năng gây ra các vấn đề như đau bụng, chướng bụng, hoặc khó tiêu.
- Thay đổi thực đơn hàng ngày để kích thích khẩu vị và ngăn ngừa rủi ro thiếu dinh dưỡng.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn do chứa chất phụ gia, không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Về cơ bản, những người mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột nên xây dựng một chế độ ăn ít chất xơ không hòa tan để giảm bớt lượng chất thải. Chế độ ăn này nhằm mục đích giảm tần suất và khối lượng của phân trong mỗi lần đi đại tiện. Theo đuổi chế độ ăn uống này sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng không mong muốn mà tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây ra.
Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?
Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Theo chuyên gia, khi bị nhiễm trùng đường ruột, bệnh nhân cần bổ sung những loại thực phẩm phù hợp để giúp giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Dưới đây là một số loại thực phẩm nằm trong “danh sách vàng” mà người bệnh không nên bỏ qua:
Thực phẩm giàu Probiotics
Dùng probiotics, hay men vi sinh vật, là phương pháp hữu ích để hỗ trợ hệ tiêu hóa hồi phục sau khi bị nhiễm trùng. Sữa chua và các sản phẩm sữa lên men giàu probiotics giúp tái tạo và bổ sung lợi khuẩn bị mất do tình trạng tiêu chảy gây ra.
Tuy nhiên, việc bổ sung probiotics nên được thực hiện trong giai đoạn phục hồi của bệnh. Mặc dù probiotics là lợi khuẩn, nhưng khi đường ruột còn đang bị tổn thương, việc thêm vi khuẩn vào có thể không phải lúc nào cũng tốt.
Rau, củ, quả
Rau, củ, quả là nguồn chất xơ hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, tăng cường khả năng co bóp của ruột và thúc đẩy tiết dịch tiêu hóa. Cũng giống như trái cây, các loại rau củ cũng đã được chứng minh là có khả năng giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
Ngoài ra, việc bổ sung rau củ quả đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vitamin và khoáng chất, nhằm bổ sung cho các vi chất dinh dưỡng có thể không được đáp ứng đầy đủ từ những thực phẩm chính. Các loại rau quả như đậu xanh, cà rốt, khoai tây, bí đao,… là lựa chọn tốt cho hệ tiêu hóa. Theo dõi đến đây, chắc hẳn bạn đã phần nào bớt băn khoăn “Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì” đúng không nào?
Tuy nhiên, tránh sử dụng trái cây và củ quả sấy khô vì chúng thường chứa lượng đường cao và có thể được thêm gia vị và hương liệu trong quá trình chế biến, điều này không có lợi cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Chất béo và đạm
Một số người cho rằng thịt heo và thịt bò thường gây ra tình trạng khó tiêu, nhưng thực tế, chúng lại là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể phục hồi. Để cung cấp đạm và năng lượng cho cơ thể, nên ưu tiên các nguồn protein lành mạnh như cá, thịt gà, các loại đậu, sữa chua và trứng, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh sử dụng chất béo động vật và hãy tăng cường chất béo thực vật cho cơ thể bằng cách tiêu thụ dầu oliu, hạt chia, và quả óc chó, điều này sẽ hỗ trợ giảm viêm và bảo vệ hệ tiêu hóa một cách hiệu quả hơn.
Sữa chua
Probiotics và lợi khuẩn có trong sữa chua rất có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, chúng cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thiết lập một hàng rào phòng vệ để ngăn chặn vi khuẩn gây hại xâm nhập vào máu, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng và chuyển đổi lactose thành các loại đường dễ tiêu hóa, nhằm giúp giảm bớt áp lực lên hệ tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung sữa chua vào chế độ ăn uống là điều quan trọng khi xác định thực phẩm nên ăn cho những người bị nhiễm trùng đường ruột.
Bổ sung nước
Dung dịch bù nước bao gồm glucose và chất điện giải, là phương pháp hiệu quả để cung cấp lại lượng nước mà cơ thể đã mất thông qua quá trình tiêu hóa. Để tự pha dung dịch bù nước tại nhà, bạn chỉ cần đun sôi 1 lít nước và pha vào đó nửa thìa muối cùng với 6 thìa đường cho tan hoàn toàn. Hoặc có thể sử dụng nước ion kiềm Ocany hằng ngày thay cho nước lọc để bảo vệ hệ tiêu hóa.
Phương pháp này rất hữu ích trong việc bổ sung dịch và làm giảm tốc độ mất nước do tiêu chảy, nhưng nó không nên được áp dụng như là giải pháp duy nhất trong điều trị bệnh.
Một vài loại tinh bột
Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? Theo chuyên gia, tinh bột là nguồn năng lượng cần thiết để cơ thể hoạt động và duy trì sự sống, do đó không thể loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, đối với những người đang gặp vấn đề về nhiễm trùng đường ruột, việc chọn lọc loại tinh bột tiêu thụ là rất quan trọng:
- Ưu tiên bánh mì trắng thay vì những loại bánh mì được làm từ nhiều nguyên liệu
- Chọn bánh quy không có nhân
- Bột yến mạch và ngũ cốc là lựa chọn phù hợp vì chúng giàu axit amin, chất xơ tự nhiên và dinh dưỡng, nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa
- Lựa chọn các loại bún và mì không chứa phụ gia
Danh sách thực phẩm cần tránh bị
Ngoài câu hỏi Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì? thì các thực phẩm nào cần phải tránh cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bên cạnh việc chọn lựa thực phẩm phù hợp, những người bị nhiễm trùng đường ruột cũng cần tránh những loại thực phẩm sau đây để hỗ trợ quá trình hồi phục:
- Tránh các loại bánh kẹo chứa đậu, dừa, và các loại bánh ngọt có hàm lượng đường cao.
- Không nên ăn bánh mì nguyên hạt, bơ đậu phộng, và các loại mứt thường dùng kèm với kem. Các loại hạt và ngũ cốc, cũng như hoa quả sấy như nho khô, dứa, mận, cũng nên được hạn chế.
- Các loại rau củ khó tiêu hóa như ngô, bắp cải, súp lơ cũng nên tránh.
- Khi ăn trái cây, nên bỏ vỏ và tránh uống nước ép trái cây chứa hạt hoặc không được lọc bã.
- Hạn chế thức ăn muối chua, lên men như dưa chua, cải chua, giá đỗ muối.
Trên đây là những giải đáp chi tiết cho thắc mắc “Bị nhiễm trùng đường ruột nên ăn gì?” Theo đó, song song với việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp và tránh những thực phẩm không nên ăn, việc tuân thủ chặt chẽ lịch uống thuốc và thăm khám theo chỉ định điều trị của bác sĩ cũng là vấn đề vô cùng quan trọng. Ngoài ra, hãy luôn lắng nghe và theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn, cũng như bổ sung để từ 2-3 lít nước Ocany mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
Xem thêm:
- 6 bệnh đường ruột thường gặp: Triệu chứng & cách phòng tránh
- Viêm dạ dày ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!