13+ món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu trên mâm cỗ

Món ăn ngày tết miền bắc

Tết Nguyên Đán là bức tranh đa sắc màu của văn hóa và phong tục tại ba miền Bắc, Trung, Nam, và mỗi miền đều mang một nét đẹp riêng biệt. Điều này được thể hiện rõ nét qua ẩm thực đặc trưng của mỗi miền trong những mâm cơm ngày Tết. Nếu như ẩm thực miền Nam thường có hậu ngọt, miền Trung đậm đà và có vị cay ấm, thì ẩm thực Tết miền Bắc lại nổi bật với nét thanh tao nhưng vô cùng hấp dẫn. Ở bài viết này hãy cùng Ocany tìm hiểu ngay 13+ món ăn ngày Tết miền Bắc vô cùng đặc trưng, thơm ngon, chắc chắn bạn không thể cưỡng lại.

Món ăn ngày Tết miền Bắc

Tùy theo phong tục và văn hóa đặc trưng của từng khu vực, mâm cơm cúng tổ tiên trong dịp Tết có những đặc điểm riêng biệt. Đặc biệt tại miền Bắc, món ăn ngày Tết miền bắc không chỉ phản ánh mong ước về một năm mới đầy ấm no và hạnh phúc, mà còn là biểu hiện của lòng kính trọng và gìn giữ truyền thống ông cha. Vì lẽ đó, việc chuẩn bị các món ăn ngày Tết miền Bắc được các gia đình đặc biệt chú trọng, dành nhiều công sức và tâm huyết để thực hiện một cách tươm tất và trang trọng. Một số những món ngon ngày Tết miền Bắc ấn tượng và hấp dẫn có thể nhắc đến như: 

Bánh chưng

Khi nói về những món ăn ngày Tết miền bắc, bánh chưng luôn được nhắc đến như một biểu tượng của văn hóa ẩm thực truyền thống. Bánh chưng không chỉ góp mặt trên bàn thờ tổ tiên trong các lễ cúng Tết hay các sự kiện trọng đại, mà còn là một phần quan trọng của thực đơn ngày Tết. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp mềm mại và thơm lừng, nhân đậu xanh mịn màng và thịt mỡ béo ngậy, tất cả được làm nổi bật với vị cay nồng của tiêu, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. Bánh chưng khi thưởng thức cùng dưa hành hay chả giò sẽ càng thêm phần phong phú và hấp dẫn.

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong mâm cơm Tết cổ truyền miền Bắc

Bánh chưng là món bánh không thể thiếu trong mâm cơm Tết cổ truyền miền Bắc

Ngày nay, truyền thống gói bánh chưng Tết vẫn được nhiều gia đình duy trì. Khi Tết cận kề, những người thân trong gia đình, làng xóm thường tập trung cùng nhau, tạo nên không khí ấm cúng và rộn ràng khi cùng nhau quây quần gói bánh và trò chuyện. Bánh chưng được gói thủ công một cách tỉ mỉ và chặt chẽ, tạo thành hình vuông đẹp mắt, sau đó luộc trong những nồi lớn từ 10 đến 14 tiếng cho đến khi bánh chín mềm, thơm ngon. Không chỉ là món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu, bánh chưng còn là món quà ý nghĩa, biểu trưng cho lòng hiếu thảo và tình cảm mà mọi người dành tặng cho người thân và bạn bè trong dịp Tết đến Xuân về.

Giò thủ

Bên cạnh món giò chả quen thuộc, những món ăn ngày Tết miền Bắc của nhiều gia đình còn có sự góp mặt của giò thủ (còn được biết đến với tên gọi giò xào). Giò thủ được làm từ các nguyên liệu dân dã như tai heo, má heo, chân giò, nấm hương, mộc nhĩ,.. Những nguyên liệu này được xào chín, sau đó gia giảm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi đem ép chặt trong khuôn và bọc ngoài bằng lá chuối. Món giò thủ không chỉ mang hương vị đặc trưng mà còn thể hiện sự sáng tạo và tinh túy trong ẩm thực ngày Tết của người miền Bắc.

Giò thủ mang hương vị đặc trưng, là món ăn ngày Tết miền Bắc được nhiều người yêu thích

Giò thủ mang hương vị đặc trưng, là món ăn ngày Tết miền Bắc được nhiều người yêu thích

Sau khi chế biến, giò thủ được đặt vào ngăn mát của tủ lạnh, nhằm giúp cho các nguyên liệu gắn kết chặt lại với nhau, tạo thành một khối chắc tay. Khi trình bày trên mâm cỗ Tết, giò thủ thường được cắt thành từng lát mỏng, mỗi lát được chia thành những miếng nhỏ, vừa vặn và bắt mắt, tiện lợi cho việc gắp và thưởng thức. Khi kết hợp với dưa hành và cơm nóng, giò thủ càng thêm phần hấp dẫn, làm nổi bật hương vị đặc trưng và đầy hấp dẫn của bữa cơm ngày Tết.

Thịt đông

Mỗi dịp xuân về, hương vị truyền thống của những món ăn ngày Tết miền Bắc lại làm say lòng người, trong đó không thể không nhắc đến món thịt đông. Đây là sự kết hợp hoàn hảo của thịt chân giò, bì lợn cùng mộc nhĩ và nấm hương, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên. 

Thịt đông có nguồn gốc từ món chân giò hầm truyền thống, được phát hiện khi ngẫu nhiên đông cứng trong cái lạnh giá của gió bấc cuối đông, đầu xuân. Từ đó, món ăn này trở thành một đặc sản độc đáo, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nấu thịt đông không chỉ là quá trình chế biến món ăn mà còn là việc thể hiện sự trân trọng văn hóa ẩm thực. Dù có nồi áp suất hiện đại, nhưng nhiều người vẫn thích dùng nồi gang truyền thống để nấu món này. Nước dùng được đổ vừa phải, đun nhỏ lửa và cần hớt bọt thường xuyên để đảm bảo nước trong và thơm ngon. Với cách làm này bạn đã có được một nồi thịt đông, thơm ngon, đậm đà, góp phần làm tăng thêm hương vị ấm cúng của ngày Tết.

Thịt đông là món ăn thơm ngon, đậm đà, giúp mâm cơm ngày Tết thêm đa dạng hơn

Thịt đông là món ăn thơm ngon, đậm đà, giúp mâm cơm ngày Tết thêm đa dạng hơn

Mâm cỗ Tết trưng bày món thịt đông luôn thu hút bởi màu sắc hổ phách trong veo, hương vị cay nồng của tiêu Bắc và những lát thịt hồng nhạt, mềm mại, thơm ngon từng thớ. Sự hài hòa và đậm đà của thịt đông, kết hợp với dưa hành muối chua, không chỉ tạo nên một món ăn thơm ngon, mà còn là cách gìn giữ và phát huy nền văn hóa ẩm thực truyền thống. Đây là một phong cách ẩm thực không thể thiếu trong dịp Tết, làm cho bữa cơm gia đình trở nên đặc biệt và ấm áp hơn bao giờ hết.

Dưa hành

Trong bữa cỗ mừng năm mới, giữa các món ăn ngày Tết miền Bắc béo ngậy như xôi gấc, thịt gà, thịt nấu đông, giò chả, đĩa dưa hành nổi bật với vai trò là một phần không thể thiếu trong mâm. Dưa hành có vị chua nhẹ, giòn giòn là món ăn phụ giúp cân bằng những món ăn giàu đạm và dầu mỡ trong bữa tiệc. 

Dưa hành tượng trưng cho sự gắn kết mạnh mẽ với truyền thống và bản sắc quê hương. Người miền Bắc thường lựa chọn những hành củ mới thu hoạch từ vụ mùa, để chế biến thành dưa hành. Đúng vào dịp Tết, dưa hành đạt đến độ chín tới, có vị chua nhẹ nhàng, không còn mùi hăng, tạo nên một hương vị đặc trưng.

Dưa hành chua nhẹ, giòn giòn, góp phần cân bằng các món giàu đạm và thịt mỡ ngày Tết

Dưa hành chua nhẹ, giòn giòn, góp phần cân bằng các món giàu đạm và thịt mỡ ngày Tết

Các bà thường bảo nhau rằng không phải ai cũng có đủ sự tỉ mỉ và tâm huyết để muối hũ hành ngon đúng điệu. Để dưa hành đạt chất lượng, củ hành sau khi muối phải đạt được độ chín hoàn hảo, không quá mềm hoặc ủng nước, giữ được màu trắng ngà tự nhiên và độ giòn vừa phải, không còn mùi hăng. Loại hành được chọn để muối thường là hành nhỏ, non, bởi hành củ lớn có thể khó muối hơn và không đạt được hương vị ngon nhất khi kết hợp với các món ăn khác trong bữa cỗ Tết.

Món dưa hành nhìn có vẻ chỉ là một món ăn giản dị nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là một thành phần trong bữa cỗ Tết mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương. Mỗi món ăn trong ngày Tết của miền Bắc không chỉ mang lại những hương vị đặc trưng mà còn phản ánh tình cảm và ký ức sâu đậm mà mỗi người dành cho tổ ấm và quê hương của mình.

Gà luộc

Gà luộc là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết miền bắc. Trong dịp Tết, người miền Bắc thường chọn gà trống thiến để dâng cúng, với quan niệm rằng loại gà này không chỉ to lớn hơn gà thường từ 3 đến 4 lần mà thịt cũng chắc và ngon hơn. Họ tin tưởng rằng, việc bắt đầu năm mới với một con gà trống vàng óng, thịt thơm ngon sẽ mang lại may mắn và thuận lợi cho cả năm.

Thịt gà vàng ươm thơm ngon sẽ góp phần mang đến nhiều may mắn cho gia chủ

Thịt gà vàng ươm thơm ngon sẽ góp phần mang đến nhiều may mắn cho gia chủ

Gà luộc được chế biến sao cho phần da giữ được màu vàng óng ánh, sau đó chặt thành từng miếng cẩn thận, đều tay, và bày trí trên đĩa sao cho thật bắt mắt. Thêm vào đó, vài sợi lá chanh thái nhuyễn được rắc lên trên, cùng với chén muối tiêu chanh để chấm kèm. Sự kết hợp này không chỉ tạo nên một hương vị dân dã, gần gũi, mà còn mang đậm nét đặc trưng của ngày Tết.

Miến măng gà

Miến măng gà thường được xem là một món ăn ngày Tết miền Bắc truyền thống không thể thiếu. Món ăn này không chỉ thể hiện hương vị đặc trưng của ẩm thực miền Bắc mà còn tượng trưng cho sự ấm áp và tinh thần sum vầy, gắn kết trong dịp Tết.

Miền Bắc được biết đến là vùng đất nổi tiếng với sự đa dạng của đặc sản, trong đó măng là một nguyên liệu phổ biến và được ưa chuộng bởi rất nhiều người. Món miến măng gà, với ba thành phần chính là măng, gà, và miến, có vẻ ngoài đơn giản nhưng lại chứa đựng hương vị tinh tế. Điểm nổi bật của món ăn này không chỉ ở hương vị đặc trưng mà còn nằm ở phương pháp chế biến đơn giản, dễ dàng nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của ẩm thực truyền thống.

Miến măng gà có công thức chế biến đơn giản, nhưng lại có hương vị vô cùng hấp dẫn

Miến măng gà có công thức chế biến đơn giản, nhưng lại có hương vị vô cùng hấp dẫn

Miến được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo độ dai và ngon, góp phần làm cho món ăn trở nên hấp dẫn mà không gây cảm giác ngán. Măng được xào nhẹ, phảng phất hương thơm thanh mát của núi rừng, kết hợp với thịt gà chắc và ngọt, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong mâm cỗ Tết, làm tăng thêm sức quyến rũ cho bữa cơm ngày Tết truyền thống.

Bí quyết để tạo nên một bát canh miến măng gà thơm ngon thường nằm ở phần nước dùng. Gà sau khi luộc chín tới được ngâm trong nước đá lạnh để giữ cho thịt gà độ chắc và ngọt. Nước luộc gà trong và có vị ngọt tự nhiên. Ngay cả những người có khẩu vị kén chọn cũng khó lòng chối từ sức hấp dẫn của hương vị đặc biệt này.

Măng khô hầm chân giò

Danh sách các món ăn ngày Tết miền Bắc sẽ không trọn vẹn nếu thiếu món măng khô hầm chân giò – một nét đặc trưng không thể thiếu trong nền ẩm thực dịp lễ hội. Dù có cách chế biến giản dị, món ăn này vẫn mang đến một hương vị đầm ấm, phản ánh tinh thần sum vầy, đoàn tụ đặc trưng của những ngày Tết nguyên đán.

Măng khô hầm chân giò có hương vị thanh mát và một chút hương tiêm cay nồng, rất bắt vị

Măng khô hầm chân giò có hương vị thanh mát và một chút hương tiêm cay nồng, rất bắt vị

Để chế biến món ăn này, măng khô được ngâm qua đêm rồi luộc qua nhiều lần nước sôi để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, măng khô sẽ được ninh nhừ cùng với chân giò, thịt gà, mộc nhĩ và nấm hương cho đến khi tất cả đều chín mềm. Món ăn này thường được thưởng thức cùng với miến dong, rắc thêm chút hành lá và tiêu xay để tăng thêm hương vị nồng nàn. Hương vị ngọt ngào, thanh mát của nước dùng kết hợp với vị ngọt, mềm của măng khô và độ ngon của thịt lợn chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi vị giác.

Nem rán

Nem rán, tuy là một món ăn có cách chế biến không quá phức tạp, nhưng lại là một phần không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết miền Bắc. Sự kết hợp giữa lớp bánh đa ngoài giòn tan và phần nhân nem thơm béo, đậm vị, được làm từ các nguyên liệu như thịt lợn nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, trứng, cùng gia vị và hạt tiêu, tạo nên một hương vị không lẫn vào đâu được, góp phần làm phong phú thêm bữa ăn truyền thống.

Nem rán là món ăn có hương vị thơm béo rất được lòng những thực khách nhỏ tuổi

Nem rán là món ăn có hương vị thơm béo rất được lòng những thực khách nhỏ tuổi

Yếu tố không thể thiếu làm nên hương vị đặc biệt của món ăn chính là bát nước chấm, với hương vị hài hòa giữa vị chua và ngọt, hòa quyện với mùi tỏi thơm nồng và chút cay của ớt. Sự kết hợp hài hòa này tạo nên một món ăn Tết đặc sắc, để lại dấu ấn khó quên trong tâm trí mỗi người.

Chè kho

Chè kho là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết ở miền Bắc, thường được phục vụ trong các bữa cơm cúng giao thừa hoặc khi tiếp đón khách trong những ngày đầu xuân. Theo tín ngưỡng lâu đời, việc thưởng thức một bát chè kho vào dịp đầu năm mới được tin là sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công cho cả năm.

Chè kho là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến các món ăn ngày Tết miền bắc

Chè kho là cái tên không thể thiếu khi nhắc đến các món ăn ngày Tết miền bắc

Chè kho là một món ăn dân dã, được chế biến từ bột đậu xanh. Trước tiên, đậu xanh được ngâm nước qua đêm, sau đó làm sạch và phơi khô. Bột đậu xanh sẽ được rang trên lửa vừa phải cho đến khi thơm, rồi xay nhuyễn. Sau đó, bột rang được nấu cùng với nước đường cho đến khi hỗn hợp đặc quánh và có độ bông mềm. Mặc dù quy trình chế biến không quá phức tạp, nhưng chè kho lại gây ấn tượng bởi hương vị đặc trưng thơm ngon, bùi bùi của đậu xanh rất đáng thử. 

Xôi gấc

Xôi gấc không chỉ là một món ăn ngày Tết miền Bắc, mà còn là một biểu tượng văn hóa trong các bữa cơm Tết miền Bắc, mang lại sự sin. Không chỉ ngon miệng, xôi gấc còn là hình ảnh thu nhỏ của truyền thống, phản ánh niềm tin về may mắn và hạnh phúc thông qua mỗi hạt gạo nếp nhuộm màu đỏ từ gấc. Sự kết hợp giữa màu sắc rực rỡ của gấc và vị ngọt, mềm của gạo nếp tạo nên một hương vị độc đáo, khắc sâu vào tâm trí người thưởng thức.

Xôi gấc mềm thơm, béo nhẹ, là món ăn mang ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn

Xôi gấc mềm thơm, béo nhẹ, là món ăn mang ý nghĩa đủ đầy, trọn vẹn

Việc chế biến xôi gấc không chỉ giới hạn ở việc nấu ăn đơn giản, mà còn là biểu hiện của nghệ thuật và sự kết nối sâu sắc với truyền thống văn hóa. Công đoạn lựa chọn gấc, gạo nếp tốt và kỹ năng trộn chúng thành một hỗn hợp hoàn hảo là quá trình đòi hỏi sự chăm chút, yêu thương từ người nấu. Mỗi hạt xôi gấc đỏ rực không chỉ là thức ăn, mà còn là biểu tượng của tình yêu văn hóa và giá trị đạo đức truyền thống.

Sắc đỏ của xôi gấc không chỉ đến từ màu sắc tự nhiên của quả gấc mà còn tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc, và sự hài hòa trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao, vào mỗi dịp Tết, xôi gấc trở thành món không thể thiếu trong các bữa cỗ cúng tổ tiên, mang lại không gian ấm áp và hòa thuận. Món xôi này không chỉ là thức ăn, mà còn góp phần tạo nên bầu không khí đầy đủ và trọn vẹn, ý nghĩa cho mỗi gia đình trong dịp lễ truyền thống.

Các món nộm miền Bắc

Bên cạnh các món ăn nhiều thịt mỡ và chất béo, thường được chiên và rán với nhiều dầu, món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu các món nộm chua ngọt truyền thống. Chúng không những giúp làm giảm cảm giác ngấy sau những bữa tiệc đầu năm, mà còn hỗ trợ cân đối dinh dưỡng một cách hiệu quả. Trong các bữa cơm Tết của miền Bắc, thường thấy có nhiều loại nộm khác nhau như nộm sứa, nộm chân gà, nộm hoa chuối, nộm khô bò, v.v. Tùy thuộc vào khẩu vị của từng gia đình mà những món nộm này được biến tấu theo nhiều cách độc đáo.

Các món nộm miền Bắc rất bắt vị và hỗ trợ giải ngấy rất hiệu quả

Các món nộm miền Bắc rất bắt vị và hỗ trợ giải ngấy rất hiệu quả

Miến xào thập cẩm

Nhằm tạo sự đa dạng và mới lạ cho các món ăn ngày Tết miền Bắc, nhiều hộ gia đình thường thêm món miến xào thập cẩm vào thực đơn của mình. Món ăn này gồm sợi miến dai ngon xào chung với nhiều nguyên liệu như cà rốt, mộc nhĩ, ớt chuông và các loại rau củ khác, mang đến hương vị thơm ngon và rất đủ chất. Điều quan trọng để làm nên một đĩa miến xào hấp dẫn là sợi miến cần được xào sao cho mềm mà vẫn giữ được độ tơi, không bị khô cứng hoặc nát. Các nguyên liệu kèm theo cũng cần được nấu chín đến mức vừa phải, đặc biệt là rau củ, để giữ được vị tươi ngon và độ giòn, ngọt tự nhiên.

Miến xào thập cẩm là món ăn thơm ngon, chắc bụng lại còn đủ chất

Miến xào thập cẩm là món ăn thơm ngon, chắc bụng lại còn đủ chất

Khi thưởng thức món miến xào thập cẩm, bạn có thể tăng thêm hương thơm bằng cách thêm một chút hạt tiêu và ngò rí. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn đa dạng sắc màu, góp phần mang lại không khí rộn ràng và niềm hy vọng cho năm mới.

Canh bóng thả

Trong danh sách các món ăn truyền thống ngày Tết của miền Bắc, không thể bỏ qua món canh bóng thả. Món canh này là một trong những thành phần quan trọng của “tứ trụ” trong mâm cỗ Tết, gồm có bóng, vây, măng và miến. Không chỉ phổ biến trong dịp đầu năm mới, món canh bóng thả còn là biểu tượng cho sự thanh tao của nền ẩm thực cổ truyền miền Bắc.

Canh bóng thả có sự góp mặt của “tứ trụ” là biểu tượng cho sự thanh tao của nền ẩm thực miền Bắc

Canh bóng thả có sự góp mặt của “tứ trụ” là biểu tượng cho sự thanh tao của nền ẩm thực miền Bắc

Canh bóng thả là món ăn ngày Tết miền Bắc khá thanh đạm và là món ăn rất tốt cho sức khỏe, đồng thời phù hợp với thời tiết se lạnh của mùa đông cuối năm. Mỗi bát canh hấp dẫn bởi sự phong phú về màu sắc từ các nguyên liệu như bóng bì, cà rốt, su hào, giò lụa, trứng cắt sợi, tôm nõn, thịt thăn, và nhiều hơn nữa. Đặc biệt, hương thơm đặc trưng của rau mùi chắc chắn làm cho bạn không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của món canh này!

Những lưu ý ăn uống ngày Tết

Trong dịp đầu năm mới, khi mọi người tụ họp, thường có những bữa tiệc gia đình với đầy ắp các món ăn truyền thống hấp dẫn. Tuy vậy, bạn cần phải lưu ý đến việc duy trì một lối sống lành mạnh và cân đối dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe cho thời gian này. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể duy trì chế độ ăn uống lành mạnh trong dịp Tết để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu:

  • Để hạn chế việc ăn quá mức tại các bữa tiệc, hãy chú ý đến việc phân chia khẩu phần ăn của bạn. Hãy áp dụng quy tắc ăn uống cân đối: 1/2 khẩu phần nên là rau xanh và trái cây, 1/4 là protein và 1/4 còn lại là carbohydrate, ưu tiên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt.
  • Những món ăn ngày Tết miền Bắc thường chứa nhiều mỡ động vật như canh măng nấu chân giò, thịt đông, giò thủ… Lượng mỡ này có thể làm tăng cholesterol, gây nguy cơ cho các vấn đề sức khỏe như xơ vữa động mạch, và thậm chí có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
  • Ngoài nguy cơ gây tăng cân, lượng đường cao trong các loại bánh kẹo dịp Tết cũng có thể làm đường huyết tăng vọt, đôi khi dẫn tới tình trạng nguy hiểm như hôn mê do lượng đường trong máu quá cao.
  • Bạn nên ưu tiên ăn rau càng nhiều càng tốt. Chất xơ và nước trong rau sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hạn chế việc tiêu thụ thức ăn giàu calo.
  • Uống đủ nước không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất, loại bỏ chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên bổ sung nước ion kiềm Ocany vào thực đơn hàng ngày cho gia đình. Với độ pH lên đến 9.5, nước ion kiềm Ocany giúp cân bằng lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Điểm nổi bật của Ocany là cấu trúc phân tử siêu nhỏ, giúp phân giải mỡ trong thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng loại bỏ. Thêm vào đó, nước ion kiềm còn giàu hydrogen với khả năng chống oxy hóa, giúp da bạn trở nên tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. 
Nước ion kiềm Ocany giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày

Nước ion kiềm Ocany giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ dạ dày

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn tìm ra nhiều ý tưởng cho các món ăn ngày Tết miền Bắc thơm ngon, đồng thời làm giàu thêm thực đơn dinh dưỡng cho gia đình bạn trong dịp Tết. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến nội dung đã nêu, xin đừng ngần ngại liên hệ với Ocany để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.