Điều kiện hiến máu là gì? Có nên hiến máu không?

điều kiện hiến máu

Hiến máu là việc làm tốt và xã hội luôn khuyến khích mọi người thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai muốn hiến máu cũng được mà phải đáp ứng một số điều kiện riêng. Vậy những điều kiện hiến máu là gì? Ở bài viết này, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu ngay những tiêu chuẩn hiến máu nhé!

Điều kiện hiến máu là gì?

Điều kiện hiến máu là những điều bạn cần biết khi đi hiến máu lần đầu. Để quá trình hiến máu diễn ra suôn sẻ và an toàn, bạn cần đáp ứng những quy định và điều kiện hiến máu sau:

  • Tuổi từ 18 đến 60;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Cân nặng đạt chuẩn, nữ tối thiểu 42kg, nam tối thiểu 45kg;
  • Lần hiến máu gần nhất phải cách 12 tuần trở lên;
  • Không mắc bệnh viêm gan B và các loại virus lây truyền qua đường máu;
  • Không mắc các bệnh về tim mạch, hô hấp, huyết áp, dạ dày.
Người hiến máu cần đảm bảo có sức khoẻ tốt

Người hiến máu cần đảm bảo có sức khoẻ tốt

👉 Hiến máu có tốt không? Tại sao nên hiến máu nhân đạo? 

Đối tượng nào không nên hiến máu?

Ngoài những điều kiện hiến máu trên, những ai thuộc trường hợp dưới đây không nên thực hiện hiến máu vì rất nguy hiểm đến sức khoẻ.

  • Vừa uống rượu, bia. Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp, rối loạn điều hòa trương lực mạch máu, kèm theo lượng máu mất đi nhiều nên có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cơ thể người hiến. Nhẹ thì khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi, nặng có thể khởi phát nhiều bệnh lý tiềm ẩn như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não…
  • Mắc các bệnh mãn tính: Tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày, thần kinh, tâm thần, nội tiết.
  • Mắc bệnh cấp tính.
  • Đã từng bị nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây truyền qua đường máu khác.
  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
  • Nam quan hệ tình dục với người cùng giới vì trong trường hợp này dễ bị lây nhiễm HIV. Vì vậy, đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới trong vòng 12 tháng trước đó sẽ không được hiến máu.
Người vừa uống rượu bia không nên thực hiện hiến máu

Người vừa uống rượu bia không nên thực hiện hiến máu

Quy trình hiến máu

Nếu đủ điều kiện hiến máu, trong ngày đi hiến máu, bạn nên uống nhiều nước, mặc trang phục thoải mái, ngắn tay hoặc dài tay nhưng dễ xắn lên trên khuỷu tay. Bạn cũng nên ghi chú lại những loại thuốc đang dùng để điền vào tờ thông tin tại nơi hiến máu.

Các bước hiến máu bạn sẽ trải qua bao gồm: Đăng ký, hỏi bệnh sử và khám bệnh, hiến máu, nghỉ ngơi. Mặc dù chỉ mất khoảng 8-10 phút để lấy máu, nhưng toàn bộ quy trình hiến máu có thể mất tới một giờ.

Đăng ký

Trước khi đến địa điểm hiến máu, bạn cần đăng ký thông tin hiến máu online. Khi đến địa điểm hiến máu, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký bao gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại và một số thông tin cần thiết khác.

Kiểm tra điều kiện hiến máu thông qua khám cơ bản

Trước khi hiến máu, bác sĩ sẽ hỏi bạn về sức khỏe và một số thói quen sinh hoạt. Bạn sẽ được kiểm tra cơ bản như mạch, huyết áp và nhiệt độ. Nhân viên y tế có thể lấy một ít máu từ đầu ngón tay của bạn để kiểm tra nồng độ sắt trong máu nhằm đảm bảo bạn đủ điều kiện hiến máu một cách an toàn.

Bạn sẽ được kiểm tra sức khoẻ trước khi tiến hành lấy máu

Bạn sẽ được kiểm tra sức khoẻ trước khi tiến hành lấy máu

Hiến máu

Bạn sẽ được kỹ thuật viên đưa đến một khu vực riêng biệt để lấy máu. Bạn ngồi trên ghế hoặc nằm để kỹ thuật viên lấy máu. Kỹ thuật viên sẽ dùng kim tiêm vô trùng, lấy máu tĩnh mạch vùng cánh tay của bạn. Quá trình làm các xét nghiệm này mất khoảng 10 phút. Khi hoàn tất, bạn cần giơ cánh tay lên và ấn vào vị trí kim tiêm để giúp cầm máu. Kỹ thuật viên sẽ đặt một miếng băng lên vị trí lấy máu của bạn.

Nghỉ ngơi

Sau khi lấy máu, bạn sẽ được cho ngồi nghỉ ngơi, uống nước và ăn nhẹ để giúp cơ thể trở lại bình thường sau khi mất nhiều máu. Bạn sẽ cần ngồi lại và thư giãn trong ít nhất 10 phút trước khi cơ thể hồi phục và có đủ năng lượng để rời đi.

Người tham gia hiến máu tình nguyện được hưởng quyền lợi gì?

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp mà bất cứ ai trong chúng ta có đủ điều kiện hiến máu cũng nên thực hiện. Ngoài ra, việc hiến máu cũng mang đến cho bạn nhiều quyền lợi sau:

Được làm các xét nghiệm

Tất cả các đơn vị máu thu được sẽ được xét nghiệm nhóm máu (ABO-Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai. Nếu máu của bạn bị nhiễm các bệnh trên thì bạn sẽ nhận được thông báo.

Máu được hiến đều được xét nghiệm, giúp bạn phát hiện các bệnh truyền nhiễm (nếu có)

Máu được hiến đều được xét nghiệm, giúp bạn phát hiện các bệnh truyền nhiễm (nếu có)

Được khám sức khỏe miễn phí

Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo làm cơ sở đánh giá sức khỏe.

Được đào tạo và chăm sóc theo quy định hiện hành

Ở mọi địa điểm hiến máu đều có chế độ chăm sóc và bồi dưỡng cho người hiến máu. Sau khi bạn đủ điều kiện hiến máu và được tiến hành lấy máu, bạn sẽ được nghỉ ngơi và phát quà. Quà sẽ bao gồm:

  • Hỗ trợ chi phí đi lại cho người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người;
  • Phục vụ ăn nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người (Bánh, sữa…);
  • Nhận quà (hiện vật): Gấu bông, đồng hồ treo tường…
  • Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện từ Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo tỉnh. Ngoài giá trị danh dự, giấy chứng nhận hiến máu còn có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn đã từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu chẳng may cần máu, Nhà nước đảm bảo sẽ hoàn trả miễn phí cho bạn đúng lượng máu bạn đã hiến.

Lưu ý khi hiến máu

Cũng như điều kiện hiến máu, những lưu ý dưới đây sẽ giúp cho quá trình hiến máu của bạn diễn ra thuận lợi hơn.

Trước khi hiến máu

  • Không thức quá khuya;
  • Ngủ ít nhất 6 tiếng;
  • Nên ăn nhạt, không ăn nhiều đồ dầu mỡ;
  • Không uống rượu, bia;
  • Tinh thần thoải mái;
  • Mang theo giấy tờ tùy thân;
  • Uống thật nhiều nước.
Trước khi hiến máu bạn không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ

Trước khi hiến máu bạn không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ

Sau khi hiến máu 

Duỗi thẳng, nâng nhẹ cánh tay trong 15 phút. Tránh gập tay khi nghỉ ngơi sau khi hiến máu. Nghỉ ngơi tại điểm hiến máu ít nhất 15 phút. Chỉ rời đi khi bạn cảm thấy thực sự thoải mái. Trong trường hợp máu ra nhiều không tự cầm được hoặc bạn có dấu hiệu bất thường thì hãy thông báo ngay đến nhân viên y tế để được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý không vận động mạnh sau quá trình hiến máu.

Nội dung bài viết trên là những thông tin về điều kiện hiến máu và Ocany muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức trong vấn đề hiến máu. Ocany chúc bạn thật nhiều sức khoẻ và mong rằng bạn sẽ thực hiện hiến máu khi điều kiện sức khoẻ cho phép nhé!

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.
@!-/#Chào mỪng1
@!-/#Chào mỪng1