14 tác hại của thức khuya thường xuyên khiến cơ thể suy nhược

tác hại của thức khuya

Ai cũng biết thức khuya sẽ gây hại đến sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng tập được thói quen ngủ sớm. Về lâu về dài, việc này sẽ tạo ra những tác động nguy hiểm đến sức khỏe. Hãy cùng Ocany điểm qua những tác hại của thức khuya từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.

Tác hại của thức khuya

Ngủ là quá trình cơ thể nghỉ ngơi, làm mới lại mọi thứ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân làm chúng ta thức khuya, dẫn tới việc ngủ không đủ giấc. Điểm qua một vài tác hại của việc thức khuya ngay trong phần này.

Điểm qua những tác hại của thức khuya mà ít người biết tới 

Điểm qua những tác hại của thức khuya mà ít người biết tới

Chóng mặt

Một tác hại của thức khuya nữa mà Ocany mang đến với bạn đó là hiện tượng choáng váng, chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Đây là tình trạng phổ biến, dễ thấy ở những người thường xuyên ngủ muộn, ngủ không đủ giấc.

Khi thiếu ngủ, dây thần kinh phải hoạt động với cường độ cao hơn, làm mạch máu co lại dẫn đến tăng huyết áp. Nếu tình trạng này xảy đến đột ngột thì còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đau đầu

Vào năm 2011, các nhà khoa học từ Đại học bang Missouri đã chỉ ra các cơn đau đầu dữ dội có liên quan mật thiết tới việc ngủ muộn. Họ cũng nhấn mạnh rằng, thiếu ngủ là nguyên nhân của 2 loại đau đầu là đau nửa đầu do thiếu ngủ và đau nửa đầu do căng thẳng.

Suy giảm trí nhớ

Thời gian ngủ là khoảng thời gian để não bộ được nghỉ ngơi sau ngày dài hoạt động. Khi ngủ muộn, lượng thông tin bạn cần phải dung nạp vào trong đầu sẽ phải tăng lên do thời gian nghỉ ngơi giảm đi.

Vì thế, suy giảm trí nhớ cũng là tác hại của thức khuya dễ thấy. Tỷ lệ ghi nhớ của người ngủ muộn cũng kém hơn người bình thường gấp 5 lần. Do đó, hãy đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày tránh khỏi những tác động xấu đến não bộ.

Tác hại của thức khuya thường gặp nhất - Suy giảm trí nhớ 

Tác hại của thức khuya thường gặp nhất – Suy giảm trí nhớ

Mệt mỏi, mất tập trung

Con người không thể làm việc như máy móc, hoạt động 24/24. Khi máy móc làm việc quá nhiều cũng sẽ dễ bị hỏng hơn. Bộ não của chúng ta cũng vậy. Hằng ngày, nó phải tiếp nhận, xử lý hàng nghìn thông tin. Thời gian ngủ sẽ là lúc chúng được nghỉ ngơi và sắp xếp lại dữ liệu.

Tuy nhiên, việc ngủ muộn lại bắt não bộ hoạt động. Do đó, tác hại của thức khuya lúc này sẽ được biểu hiện ra với sự mệt mỏi, mất tập trung.

Tăng cân

Thói quen lướt tiktok, facebook hiện nay khá phổ biến, đặc biệt là các bạn trẻ. Khi thức để thực hiện các hoạt động này, bạn sẽ dễ cảm thấy đói bụng. Vì thế, nhu cầu ăn uống cũng sẽ nhiều lên.

Nếu lúc này bạn nạp vào cơ thể dù ít hay nhiều đồ ăn, nhất là các món chiên rán thì rất dễ xảy ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Ngoài ra, việc ăn uống vào khoảng thời gian này còn gây áp lực rất nhiều lên hệ tiêu hóa của bạn.

👉👉👉Xem thêm:

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Một tác hại của thức khuya mà bạn có thể cảm nhận ngay được đó là hệ miễn dịch suy giảm. Khi ngủ muộn, bạn sẽ không đủ năng lượng làm cơ thể mệt mỏi, dẫn tới sức đề kháng giảm mạnh. Do đó, những người thường xuyên thức khuya dễ gặp phải các bệnh lý như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp.

Rối loạn nội tiết

Các nhà khoa học đã khám ra, thời điểm ngủ là lúc cơ thể giải phóng các hormone, giúp cân bằng nội tiết tố. Một người thường xuyên ngủ muộn sẽ dễ rơi vào tình trạng rối loạn hay mất cân bằng nội tiết tố. Phái nữ khi thức khuya nhiều sẽ phải đối mặt với các vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, u xơ cổ tử cung.

Tác động tới hệ tiêu hóa

Một tác hại của thức khuya lâu ngày khá nguy hiểm đó là gây viêm loét dạ dày. Tế nào ở niêm mạc dạ dày được táo tạo và hồi phục vào khoảng thời gian bạn ngủ. Khi bạn ngủ quá trễ, các tế bào này không được nghỉ ngơi sẽ dẫn tới việc bị suy yếu. Bên cạnh đó, thức khuya làm dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn gây ra loét dạ dày.

Một tác hại của thức khuya lâu ngày khá nguy hiểm đó là gây viêm loét dạ dày

Một tác hại của thức khuya lâu ngày khá nguy hiểm đó là gây viêm loét dạ dày

Nếu bạn đã có sẵn các bệnh nền về đường ruột thì việc ngủ muộn sẽ làm tình trạng bệnh tệ hơn nữa. Ngoài ra, nếu thức để làm việc trong tình trạng căng thẳng, kích thích thì bệnh lý về dạ dày sẽ nặng thêm.

👉👉👉Xem thêm:

Giảm thị lực

Ngủ là quãng thời gian mà đôi mắt được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc. Việc ngủ muộn đồng nghĩa với việc mắt phải hoạt động nhiều hơn. Bên cạnh đó, môi trường không đủ ánh sáng cũng làm ảnh hưởng đến thị lực rất nhiều. Do đó, suy giảm thị lực cũng là một trong những tác hại của thức khuya.

Tình trạng này sẽ còn tệ hơn nếu bạn thức khuya và làm việc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Điều này đòi hỏi mắt luôn phải điều tiết liên tục làm mắt khô và mỏi.

👉👉👉Xem thêm: 

Dẫn đến các bệnh về tim

Một trong những tác hại của thức khuya được liệt kê lên đầu danh sách đó là tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch. Điều này cực kỳ nguy hiểm và đáng báo động. Ngủ muộn dẫn tới cơ chế giải phóng Cortisol, loại hormone khiến huyết áp tăng lên. Nó chính là hạt giống của các bệnh lý tim mạch. Vì thế, nếu gia đình bạn đã có người có tiền sử mắc bệnh tim thì hãy bạn hãy nhớ ngủ sớm để tránh khỏi các bệnh lý này.

Thức khuya làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch

Thức khuya làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều cuộc nghiên cứu và tổng hợp, người có giấc ngủ ít hơn 5 giờ/ngày có nguy cơ mắc tiểu đường cao gấp đôi so với những người ngủ đủ từ 7-8 giờ. Thói quen ngủ muộn sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể. Nhiệm vụ của chiếc đồng hồ này chính là điều chỉnh, cân bằng chu trình ngủ – thức tự nhiên. Từ đó, cơ thể của bạn sẽ bị mất cân nặng lượng glucose trong máu.

Gan bị suy kiệt

Theo đồng hồ sinh học thì con người nên ngủ từ 23 giờ. Đây là thời gian để gan thực hiện chức năng thải độc, loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Quá trình này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ vào thời điểm mà cơ thể đang trong trạng thái ngủ say. Do đó, nếu thường xuyên thức khuya thì gan sẽ không thể thải độc và chất độc sẽ lưu lại trong máu. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương về gan.

Tác hại của thức khuya thường gặp nhất - Gan bị suy kiệt

Tác hại của thức khuya thường gặp nhất – Gan bị suy kiệt

Dễ bị trầm cảm

Những “cú đêm” có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với người ngủ đủ giấc. Xu hướng này đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội với tính chất công việc đầy áp lực. Do đó, chứng trầm cảm được luôn được liệt kê hàng đầu trong danh sách tác hại của thức khuya.

Người thức khuya sẽ dễ gặp phải các tình trạng như u sầu, rối loạn lo âu. Điều này còn tệ hơn đối với đối tượng đang mắc tiểu đường tuýp 2. Do đó, bạn hãy ngủ sớm, ngủ đủ giấc để có một tinh thần trẻ trung, tràn đầy hạnh phúc mỗi ngày nhé.

Da bị lão hóa nhanh hơn

Tác hại của thức khuya với phụ nữ dễ cảm nhận nhất đó là những dấu hiệu lão hóa trên làn da. Buổi tối là thời điểm mà các tế bào da tái tạo nhanh nhất. Khi ngủ muộn, hoạt động tái tạo này sẽ bị ảnh hưởng tới quá trình này, làm việc điều tiết của tế bào da trở nên thất thường.

Tất cả những yếu tố này làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa của da, dẫn tới tình trạng xỉn màu, xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, da bị khô và nhiều loại mụn. Bên cạnh đó, các nàng còn phải nhận sự ghé thăm của 2 vị khách mang tên là “quầng thâm và bọng mắt”.

👉👉👉Xem thêm:

Phương pháp xây dựng thói quen ngủ tốt

Để tránh xa các tác hại của thức khuya, điều quan trọng là bạn cần ngủ sớm và duy trì thói quen này. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn đạt được mục tiêu này:

Phương pháp xây dựng thói quen ngủ tốt

Phương pháp xây dựng thói quen ngủ tốt

  • Đặt cho mình giờ ngủ và thức dậy cố định. Điều này giúp bạn dễ dàng hình thành một “đồng hồ sinh học” cho bản thân mình.
  • Cố gắng ngủ sớm, ngủ đủ. Tùy theo từng độ tuổi mà thời gian ngủ quy định sẽ có sự khác nhau.
  • Luôn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Nếu bị mất ngủ thường xuyên thì bạn có thể đến trung tâm y tế để nhận được lời khuyên từ bác sĩ. Nếu tình trạng quá nặng thì bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc an thần, thuốc ngủ để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Dùng các loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ như hạt sen, quả óc chó, rau diếp.
  • Tập các môn thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ như đạp xe, đi bộ, chạy, ngồi thiền để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Đảm bảo không gian ngủ đủ tối, không quá ồn, thông thoáng, mang lại cảm giác an toàn và thân thuộc.
  • Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê trước khi đủ ngủ tầm 3 tiếng.

Bài viết trên đã liệt kê một số tác hại của thức khuya. Ocany hy vọng dù cuộc sống có bận rộn đến mức nào thì bạn cũng hãy ngủ đúng và đủ giấc. Điều này vừa giúp tăng cường sức khỏe, cũng là cách để bạn luôn trẻ trung và tràn đầy sức sống.

Vì sao bạn nên sử dụng nước Ocany hàng ngày?
  • Giảm lưu trữ mỡ & Detox cơ thể
  • Trẻ hóa da
  • Tốt cho tim mạch & xương
  • Trung hòa axit trong dạ dày
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử siêu nhỏ giúp nước Ocany phân tách và chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
water
Cần đặt nước
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.