Uống trà sữa có tốt không? 12 tác hại của trà sữa bạn nên biết

uống trà sữa có tốt không

Trà sữa là một loại thức uống được du nhập từ nước ngoài và rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Vậy trà sữa bao gồm những thành phần gì và làm sao để pha chế ra thức uống này? Liệu uống trà sữa có tốt không? Chúng có tác hại gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp kỹ hơn những điều này.

4 thành phần cơ bản để pha chế ra một ly trà sữa

Thành phần chính trong 1 ly trà sữa

Thành phần chính trong 1 ly trà sữa

Trà

Trà là nguyên liệu chính trong bất kỳ một công thức pha chế trà sữa nào. Loại trà được dùng trong các công thức đó thường là trà đen, trà ô long, trà xanh, hồng trà hay trà bá tước… Đây đều là những loại trà có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng đã sử dụng trà tẩm ướp hương liệu như hương sen, hương nhài, hương bạc hà hoặc các loại hóa chất tạo vị trà để thay thế cho trà. Những sản phẩm thay cho trà đó tuy rẻ nhưng lại chứa rất nhiều chất có thể gây hại cho cơ thể người dùng như: penzylacetat, P – dimethoxy penzin… 

Thành phần chính trong 1 ly trà sữa - trà

Thành phần chính trong 1 ly trà sữa – trà

Sữa

Thành phần chính thứ hai của món thức uống này chính là sữa. Sữa có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Việc uống sữa đều đặn sẽ giúp khung xương của người tập phát triển. 

Tuy nhiên, giống với trà, một số cửa hàng nhằm tăng lợi nhuận đã thay thế sữa bằng kem béo. Kem béo có khả năng kích thích vị giác của người dùng. Ấy vậy nhưng, kem béo lại chứa rất ít canxi, các loại vitamin và protein so với sữa tươi. Do đó, hàm lượng dưỡng chất mà cơ thể người dùng có thể hấp thụ sẽ thấp hơn rất nhiều. 

>>> Xem thêm: Uống nước muối có tác dụng gì? Cách pha nước muối chuẩn

Ngoài ra, kem béo cũng chứa rất nhiều dầu thực vật đã bị trải qua quá trình hydro hóa. Từ đó, sức khoẻ người dùng có thể sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, nguy cơ bị tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt của người dùng sẽ tăng lên.

Hình ảnh thành phần chính trong 1 ly trà sữa - sữa

Hình ảnh thành phần chính trong 1 ly trà sữa – sữa

Đường

Để sản phẩm dễ uống hơn, một chút đường là tương đối cần thiết. Đây không phải là nguyên liệu bắt buộc cần có để có thể pha chế ra một cốc trà sữa. Tuỳ vào nhu cầu và sở thích của mỗi người, đường có thể thêm vào hoặc không. 

Hiển nhiên, việc hấp thụ quá nhiều đường sẽ không có tác động tốt cho sức khoẻ của con người. Cụ thể, đối với nam giới, lượng đường tiêu thụ tối đa mỗi ngày không nên vượt quá 37,5g. Còn đối với nữ giới, lượng đường tiêu thụ tối đa mỗi ngày không nên vượt quá 25 g. 

Hiện nay, 1 ly trà sữa thậm chí có thể chứa từ 50 g đến 70 g đường. Nếu duy trì uống trà sữa thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì sẽ rất cao.

Topping

Hạt trân châu là loại topping được ưa chuộng nhiều nhất thời gian hiện nay. Thành phần hạt trân châu bao gồm tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn, đường cô đặc và hương liệu. Vì vậy, tuy chứa nhiều calo nhưng sản phẩm lại không đem đến bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào.

Ngoài hạt trân châu, tùy từng cửa hàng còn có thêm nhiều loại topping khác. Các topping đó thường là như thạch, pudding trứng, kem phô mai, ca cao, kem tươi, bánh plan… Giống hạt trân châu, đây cũng là những loại thực phẩm giàu năng lượng nhưng lại ít dưỡng chất.

Ngoài ra, hoa quả và siro hương trái cây cũng là hai loại topping mà nhiều cửa hàng sử dụng. Tuy có hương vị hoa quả nhưng siro hầu như không đem lại một nguồn dưỡng chất nào. Còn trái cây chứa có đường tốt và và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, hầu như các loại trái cây trong quán trà sữa đều không còn được tươi nữa. Vì vậy, người dùng có thể bị ngộ độc hoặc rối loạn tiêu hoá khi tiêu thụ thức uống này.  

Hình ảnh thành phần chính trong 1 ly trà sữa - topping

Thành phần chính trong 1 ly trà sữa – topping

Uống trà sữa có tốt không?

Vậy, uống trà sữa có tốt không? Hiển nhiên, không có gì là hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu. Trà sữa cũng vậy. Nếu uống một lượng nhỏ trà sữa mỗi ngày, sức khoẻ con người sẽ được cải thiện đáng kể. 

Cụ thể, những dưỡng chất có trong trà sữa có tác dụng thanh lọc và giải độc cho cơ thể. Khi quá đào thải các loại độc tố ra khỏi cơ thể diễn ra trơn tru, việc ngăn ngừa lão hóa và chống ung thư cũng sẽ diễn ra hiệu quả hơn. 

Tuy nhiên, trà sữa nếu được dung nạp quá nhiều vào cơ thể, vẫn sẽ gây ra nhiều tác hại. Cụ thể, dưới đây là 12 tác hại của trà sữa đối với sức khỏe thường thấy nhất.

Uống trà sữa có tốt không?

Uống trà sữa có tốt không?

Uống trà sữa có tốt không? 12 tác hại của trà sữa đối với sức khỏe

Gây mất ngủ

Uống trà sữa có tốt không? Tác hại của trà sữa rõ ràng và thường thấy nhất, chính là tình trạng mất ngủ triền miên. Các loại trà được sử dụng để pha trà sữa thường chứa rất nhiều caffeine. Caffeine là một chất giúp con người tỉnh táo, thường thấy trong các loại cà phê. 

Tuy nhiên, khác với cà phê, trà sữa thường được người dùng uống vào khoảng thời gian chiều tối. Do đó, lượng caffeine được dung nạp vào cơ thể sẽ không thể được tiêu thụ hết trước tối muộn. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ sau khi uống trà sữa.

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe - gây mất ngủ

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe – gây mất ngủ

Lo lắng

Sau một khoảng thời gian làm việc, con người sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi và lo âu. Trà, đặc biệt là các loại trà thảo mộc, từ xưa đến giờ, luôn là thức uống được lựa chọn để giảm bớt căng thẳng. 

Vậy uống trà sữa có tốt không? Trà sữa liệu có thể cải thiện sức khoẻ tinh thần như trà? Trà sữa là một trường hợp khác của trà. Trà sữa, khi uống quá nhiều, không những có thể gây hại cho sức khoẻ vật chất, mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần. 

Các thành phần có trong trà sữa khiến cho các tế bào não phải kích hoạt liên tục. Thêm vào đó, việc hấp thụ quá nhiều trà sữa dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng các chất. Từ đó, tình trạng lo âu, căng thẳng quá mức có thể xảy ra.

>>> Xem thêm: 19 loại nước uống thanh lọc cơ thể, thải độc an toàn

Ngộ độc thực phẩm

Uống trà sữa có tốt không? Do lợi nhuận, nhiều cửa hàng đã không để tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Các nguyên liệu chính của thức uống này bị thay thế bằng các loại hoá chất độc hại. Nhiều nguyên liệu như hoa quả cũng không được bảo quản đúng cách. Vì vậy, trà sữa ở các cơ sở không uy tín dễ làm người dùng bị ngộ độc thực phẩm.

Táo bón

Uống trà sữa có tốt không? Trà có bao gồm một chất có tên là theophylline. Chất này có tác dụng giúp cơ thể được giải độc và hỗ trợ lưu lượng máu được tuần hoàn. Đồng thời, tâm trí người dùng cũng sẽ được làm dịu và thư giãn hơn. 

Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá nhiều theophylline, cơ thể người dùng sẽ dễ bị mất nước. Từ đó, tình trạng táo bón cũng sẽ dễ xảy ra thường xuyên hơn.

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe - gây táo bón

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe – gây táo bón

Da bị nổi mụn

Uống trà sữa có tốt không? Đối với những người sở hữu một làn da nhạy cảm, trà sữa là thức uống mà bạn nên tránh. Chắc chắn là vậy, do tác hại của trà sữa là dễ khiến người dùng bị nổi mụn. 

Các thành phần có trong trà sữa dễ khiến cho cơ thể con người bị nóng. Đồng thời, các thành phần đó cũng có thể gây mất cân bằng các chất trong cơ thể người dùng. Do vậy, uống nhiều trà sữa sẽ làm cho con người bị nóng trong và nổi mụn. Đặc biệt là các vùng da nhạy cảm như mặt, cổ và ngực lại càng dễ lên mụn hơn.

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe - làm da bị nổi mụn

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe – làm da bị nổi mụn

Gây thừa cân, béo phì

Uống trà sữa có tốt không? Như đã nói ở phần đầu bài viết, trà sữa có chứa rất nhiều đường xấu và năng lượng (calo). Tuy nhiên, hàm lượng dưỡng chất có chứa trong loại thức uống này là gần như bằng không. Chính vì vậy, nguy cơ mắc phải bệnh thừa cân, béo phì của người dùng sẽ tăng cao nếu dung nạp thức uống này thường xuyên.

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe - gây thừa cân, béo phì

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe – gây thừa cân, béo phì

Mất cân bằng huyết áp

Uống trà sữa có tốt không? Câu trả lời là không. Mất cân bằng huyết áp là một trong những tác hại nguy hiểm nhất của việc uống trà sữa quá nhiều. 

Nếu như chỉ hấp thụ một lượng nhỏ (dưới 150ml) trà sữa, sức khoẻ con người sẽ được cải thiện. Cụ thể, quá trình lưu thông máu và các chức năng thần kinh của con người sẽ được duy trì. Đồng thời, tim, não, và hệ thống miễn dịch của người dùng cũng sẽ được cải thiện.

Tuy nhiên, khi hấp thụ nhiều hơn 150 ml trà sữa mỗi ngày, nhịp tim người dùng sẽ tăng nhanh. Ngoài ra, lượng đường có trong trà còn có thể dẫn đến huyết áp cao hoặc huyết áp giảm.

Gây tổn thương gan, thận

Uống trà sữa có tốt không? Như đã nói phía trên, thành phần chính trong trà sữa thường bị thay thế bằng các chất hoá học. Từ đó, lượng chất độc mà người dùng hấp thụ vào cơ thể sẽ cực lớn. 

Khi tiêu thụ một lượng lớn trà sữa, thận và gan sẽ phải hoạt động năng suất hơn bình thường. Đồng thời, khi đó, các chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể cũng sẽ bị suy giảm.

Nguy cơ gây ngạt thở

Uống trà sữa có tốt không? Nghe có vẻ vô lý, nhưng trà sữa thật sự có khả năng khiến người dùng ngạt thở. Cụ thể, các hạt trân châu có trong trà sữa có thể bị mắc vào đường thở của người dùng. Nếu không thể lấy trân châu ra khỏi thanh quản kịp thời, người dùng sẽ có thể bị ngạt thở.

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe - gây tổn thương gan, thận

Tác hại của trà sữa đối với sức khỏe – gây tổn thương gan, thận

Không tốt cho bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Uống trà sữa có tốt không? Những người đang mắc phải bệnh đái tháo đường chắc chắn không nên uống trà sữa. Đó là do căn bệnh này yêu cầu người bệnh cần phải hạn chế hấp thụ đường và tinh bột. Trái lại, trà sữa lại rất giàu đường và tinh bột, đặc biệt là trong sữa và các loại topping. 

Nguy cơ gây vô sinh

Uống trà sữa có tốt không? Trà sữa có nguy cơ dẫn đến căn bệnh vô sinh, đối với cả người dùng nam và nữ giới. Nguyên do nằm ở thành phần chính của trà sữa đó là dầu thực vật hydro hóa. Loại dầu này là một loại axit béo ở dạng trans. Có thể nói, loại dầu này thậm chí còn độc hại cho cơ thể người dùng hơn cả mỡ động vật. 

Đối với nam giới, việc dung nạp quá nhiều loại dầu này có thể làm giảm lượng hormone nam giới. Đồng thời, sức sống của tinh trùng cũng sẽ bị khống chế. Còn đối với nữ giới, dầu thực vật hydro hóa có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Giảm lượng sắt trong cơ thể

Uống trà sữa có tốt không? Trà sữa có chứa rất nhiều chất gây cản trở quá trình hấp thụ sắt của con người. Nhiều chuyên gia y tế đã khẳng định điều đó. 

Cụ thể là các chất như canxi (có trong sữa) hay axit tannic (có trong trà). Những chất này sẽ làm trung hoà axit trong dạ dày, cản trở sự hình thành của môi trường axit. Từ đó, cơ thể người dùng sẽ không có môi trường phù hợp cho quá trình hấp thụ chất sắt.

Những lưu ý khi uống trà sữa

Trà sữa tuy có hương vị thơm ngon, nhưng để đảm bảo sức khoẻ, người dùng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Thứ nhất, không nên uống trà sữa khi bạn đang ở trong trạng thái no hay đói.
  • Thứ hai, không nên uống trà sữa trước khi đi ngủ.
  • Và cuối cùng, hãy lựa chọn địa điểm và thương hiệu trà sữa uy tín trước khi mua trà sữa.
1 số lưu ý khi uống trà sữa

1 số lưu ý khi uống trà sữa

Làm sao để giảm thiểu tác hại của trà sữa

Giảm tối đa lượng đường có trong trà sữa

Thông thường, các cửa tiệm sẽ cho khách hàng quyết định % lượng đường có trong cốc trà sữa của mình. Với những đối tượng khách hàng ưa ngọt, một chu trình giảm dần % lượng đường là rất cần thiết. 

Khách hàng có thể bắt đầu với việc giảm 10% lượng đường ở tháng đầu tiên. Ở các tháng tiếp theo, khách hàng có thể tăng độ khó lên 20%. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lượng đường có trong trà sữa là 0%. 

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tự pha chế trà sữa thay vì lựa chọn mua ngoài cửa tiệm. Bằng cách này, người dùng có thể tự điều chỉnh lượng đường sao cho phù hợp với bản thân. Đồng thời, người dùng cũng có thể thay thế đường bằng mật ong hoặc các chất tạo ngọt lành mạnh. Khi đó, người dùng có thể tự mình pha chế được một cốc trà vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.

Thay thế loại sữa tách béo

Các loại sữa được dùng để pha chế trà sữa thường là các loại sữa tươi, sữa đặc thông thường. Để giảm thiểu những tác hại của trà sữa, các loại sữa đó nên được thay bằng sữa tách béo. Các loại sữa tách béo phổ biến hiện nay có thể kể đến sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa. 

Giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa - thay thế các loại sữa tươi, sữa đặc thông thường bằng sữa tách béo

Giải pháp hạn chế tác hại của trà sữa – thay thế các loại sữa tươi, sữa đặc thông thường bằng sữa tách béo

Giảm topping khi uống trà sữa

Uống nhiều trà sữa có tốt không? Tất cả các loại topping như flan, thạch, siro, kem phụ hay hạt trân châu đều rất giàu đường xấu. Do vậy, người dùng nên cân nhắc giảm bớt hoặc bỏ hẳn toàn bộ lượng topping có trong trà sữa. 

Không uống trà sữa sau khi ăn no

Sau khi ăn, người dùng không nên uống trà sữa ngay lập tức. Nguyên do là nhằm tránh gây ra tình trạng đầy bụng cho người dùng. Thêm vào đó, sức khoẻ hệ tiêu hóa của người dùng sẽ giảm đi đến đáng kể. Từ đó, người dùng cũng sẽ dễ bị tăng cân hơn. 

Hạn chế tác hại của trà sữa - không uống trà sữa sau khi ăn no

Hạn chế tác hại của trà sữa – không uống trà sữa sau khi ăn no

Chỉ nên uống tối đa 1 ly trà sữa một ngày

Uống nhiều trà sữa có tốt không? Lượng đường và lượng hoá chất độc hại có chứa trong trà sữa là rất lớn. Chúng gây ra những tác hại khó lường cho cơ thể người dùng. Do đó, chúng ta chỉ nên uống tối đa 1 cốc trà sữa mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.

Không uống vào buổi tối

Đây là một loại thức uống có chứa lượng caffein và đường cực lớn. Do vậy, khi uống vào buổi tối, thần kinh của người dùng sẽ dễ bị kích thích và hưng phấn. Từ đó, người dùng sẽ dễ bị bệnh trằn trọc, khó ngủ, một căn bệnh tương đối khó để chữa. 

Ngoài ra, lượng đường trong trà không có chỗ để tiêu thụ, sẽ tồn đọng trong cơ thể. Từ đó, người dùng sẽ bị tăng cân mất kiểm soát.

Hạn chế tác hại của trà sữa - không uống vào buổi tối 

Hạn chế tác hại của trà sữa – không uống vào buổi tối

Đó là tất cả những thành phần, tác dụng, tác hại và những lưu ý khi dung nạp trà sữa. Vậy tổng kết lại, liệu uống trà sữa có tốt không? Nếu uống một lượng vừa đủ, trà sữa sẽ có những tác động tích cực đối với cơ thể. Ngược lại, nếu dung nạp quá nhiều, người dùng sẽ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh khó chữa. Do đó, người dùng chỉ nên uống tối đa 150 ml trà sữa mỗi ngày và chỉ mua trà sữa tại các cơ sở uy tín.

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan
Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn
AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.