Trân châu dừa có thể kết hợp với nhiều món trà sữa hay chè được nhiều bạn trẻ yêu thích. Điều làm nên đặc sắc của món topping này chính là sự kết hợp hài hòa của lớp bột dai bên ngoài cùng nhân dừa cắt khúc sần sật bùi béo bên trong. Giờ đây, bạn cũng có thể tự làm hạt trân châu này cực kỳ đơn giản với các bước hướng dẫn tổng hợp trong bài viết sau.
Trân châu dừa là gì?
Trân châu dừa là một trong những loại topping giúp làm tăng độ ngon của các món nước như: trà sữa, trà đào… Ngoài ra, loại trân châu này còn được sử dụng trong các món chè để tăng phần hấp dẫn.
Trân châu nhân dừa được làm từ hai nguyên liệu chính là bột năng và phần cùi dừa được cắt khúc. Chính sự kết hợp độc đáo này đã tạo nên mùi vị riêng cho món ăn. Bạn sẽ có thể cảm nhận được sự dai giòn của bột năng được hòa quyện cùng vị béo thơm, bùi của cùi dừa. Do đó, ngay từ khi xuất hiện trên thị trường, loại topping này đã tạo nên một cơn sốt trong cộng đồng giới mộ điệu yêu món ngọt.
Lựa chọn cơm dừa như thế nào để làm nhân trân châu?
Để có thể cho ra những mẻ hạt trân châu dừa ngon việc lựa chọn nguyên liệu là hết sức quan trọng. Đặc biệt nhất chính là phần dừa bên trong nhân cần phải đủ độ cứng, không nên chọn dừa quá non (khiến cho nhân bị mềm) nhưng cũng không quá già (vì làm nhân cứng). Do đó, khi thực hiện cách làm trân châu dừa thì nên lưu ý đến việc chọn đúng loại dừa theo các yếu tố sau:
- Không chọn lựa các trái dừa đang còn non vì rất dễ khiến cho viên trân châu bị bở.
- Nên lựa cùi dừa có độ tuổi trung bình, nhai sần sật nhưng vẫn đảm bảo được độ bùi, béo. Bạn có thể dùng tay bấm để xác định được đâu là cùi dừa ngon.
- Quan sát cùi dừa có màu nâu nhạt ở ngoài cùng màu trắng ngần ở trong thì đạt chuẩn.
- Tình hình tài chính có điều kiện thì bạn cũng có thể sử dụng dừa sáp để trộn chung với bột để làm vỏ.
Nguyên liệu chính làm trân châu nhân dừa
Tùy vào khẩu phần của từng gia đình mà nguyên liệu chuẩn bị cũng sẽ có khối lượng khác biệt. Nhưng hầu hết, khi làm trân châu dừa bạn phải cần đảm bảo được các loại nguyên liệu chính như sau:
- Bột năng: Loại bột này sẽ giúp cho viên trân châu được trong suốt đẹp mặt.
- Cùi dừa: Để làm nhân do đó cần chọn loại dừa vừa phải để nhân được ngon, béo thơm.
- Đường: Tùy vào khẩu vị của từng gia đình mà có thể nêm nếm cho phù hợp.
- Nước đun sôi dùng để trộn bột.
Ngoài ra, nếu như bạn muốn tăng thêm màu sắc cho loại topping này có thể chuẩn bị thêm các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như: hoa đậu biết, lá cẩm, cà rốt, lá dứa,… Không nên sử dụng các loại tinh chất tạo màu hóa học để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.
Cách làm trân châu dừa từ bột năng
Cách làm trân châu nhân dừa cực đơn giản, bạn hoàn toàn có thể trổ tài bếp núc để làm nên topping ngon cho cả gia đình cùng thưởng thức. Các bước hướng dẫn chi tiết được chúng tôi tổng hợp đến bạn với:
Bước 1: Nhồi bột năng
Bạn cho một lượng bột năng vừa đủ vào bát. Sau đó đồ từ từ nước được đun sôi và dùng đũa để khuấy đều. Do nước đang ở nhiệt độ cao nên tuyệt đối không được dùng tay nhào bột.
Khoảng 5 phút cho bột nguội bớt, bạn dùng hai tay để nhào cho đến khi bột dẻo mịn. Cho bột nghỉ ngơi một chút và bắt tay vào thực hiện bước tiếp theo.
Bước 2: Sơ chế cơm dừa
Để làm nên trân châu dừa thơm ngon, phần sơ chế cơm dừa rất quan trọng. Phần cùi sau khi được mua về, bạn cần cạo sạch lớp vỏ vàng phía ngoài, rửa sạch lại nhiều lần với nước. Sau đó, dùng dao để cắt cơm dừa thành hạt lựu vừa ăn.
Bước 3: Nắn hạt trân châu
Bạn chia phần bột đã nhào thành từng phần tròn nhỏ bằng nhau. Dùng lực tay ấn dẹt từng viên và cho phần cơm dừa vào chính giữa. Bọc kín mép bên ngoài rồi vê tròn cho ra khay. Tiếp tục thao tác tương tự cho đến khi hết số bột trước đó.
Bước 4: Nấu trân châu
Bạn hãy chuẩn bị sẵn nồi nước được đun sôi. Sau đó thả nhẹ nhàng phần trân châu dừa vừa nặn vào. Đun với lửa lớn cho đến khi nhận thấy các viên trân châu nổi lên phía trên mặt nước. Tắt bếp và ủ trân châu trong vòng tầm 10 – 15 phút.
Chuẩn bị sẵn một bát nước lạnh rồi vớt trân châu để 2 phút rồi đổ ra cho ráo nước. Trộn đường tùy khẩu vị ướp thêm 30 phút.
Bước 5: Thành phẩm
Trải qua các bước trên, bạn sẽ có thành phẩm là những viên trân châu nhân dừa dai giòn. Vị ngọt nhẹ thanh mát cùng phần nhân béo bùi. Nên kết hợp thêm cùng trà sữa hoặc chè để gia tăng khẩu vị.
Trân châu nhân dừa ngũ sắc với cách làm đơn giản
Cách làm trân châu dừa ngũ sắc có phần phức tạp hơn so với bột năng. Khi bạn sẽ phải thêm công đoạn tạo màu từ các loại thực phẩm thiên nhiên. Nhưng nhìn chung cách thức thực hiện cũng khá đơn giản chỉ gói gọn với những bước sau đây:
Bước 1: Nhồi và tạo màu cho bột năng
Bạn sử dụng các thực phẩm tự nhiên đã chuẩn bị trước để tạo màu như: lá cẩm – màu xanh, hoa đậu biếc – màu tím, gấc – màu đỏ, cà rốt – màu cam, nhụy hoa huệ tây – màu vàng. Tùy vào điều kiện hoặc nhu cầu của gia đình mà phần màu sắc cũng có thể thay đổi cho phù hợp.
Đổ bột vào 5 bát với khối lượng như nhau, sau đó bạn tiến hành đổ phần nước màu đun sôi vào bột. Dùng đũa khuấy đều để màu lên được đẹp và bột không bị vón cục. Để bột nguội bớt thì dùng tay để nhào cho đến khi thấy bột có độ mịn vừa phải.
Bước 2 Sơ chế cơm dừa
Phần cơm dừa mua về rửa sạch, cạo hết các phần vỏ vàng còn sót lại. Dùng dao thái cùi dừa thành từng viên nhỏ.
Bước 3 Nắn hạt trân châu
Chia phần bột đã nhào thành từng viên tròn nhỏ, ấn dẹt xuống vào cho cơm dừa đã cắt vào giữa. Dùng tay gấp các mép phía ngoài lại bao quanh phần nhân. Sau đó vo thành các viên trân châu có hình cầu. Bạn tiếp tục nắn cho đến khi hết số bột nhào ban đầu cũng như nhân đã chuẩn bị.
Bước 4 Luộc trân châu
Bắc một nồi nước cho thật sôi và cho từng phần trân châu theo màu riêng vào nồi. Quá trình chờ trân châu dừa chín cũng như công đào ngào đường cũng y chang với trân châu bột năng.
Bước 5 Thành phẩm
Sau khi hoàn thành 4 bước trên, bạn sẽ có ngay thành phần là 5 màu trân châu dừa cực đẹp mắt. Không những vậy, chắc chắn hương vị dai ngon vẫn sẽ không đổi. Chỉ cần một phần nước đường thêm đá kết hợp cùng phần trân châu vừa làm là bạn đã có ngay món ăn lạ miệng nhưng bao dính.
Bảo quản trân châu dừa sau khi nấu như thế nào?
Sau khi nấu xong trân châu, để có thể bảo quản tốt nhất bạn nên cho vào hộp kín. Đậy nắp thật chặt và để trong ngăn mát của tủ lạnh. Thông thường, trân châu dừa có thể sử dụng trong 3 – 4 ngày.
Còn nếu bạn muốn bảo quản trân châu chưa được luộc thì chỉ cần cho vào túi cột chặt. Đối với loại này thì thời gian sử dụng có thể lên đến 1 tháng khi bỏ trong ngăn mát.
Lưu ý khi làm trân châu dừa
Để có thể cho ra thành phẩm trân châu dừa thơm ngon, không cứng, không dính. Bạn cần quan tâm đến vài lưu ý như sau:
- Mỗi khi nặn xong trân châu nên có thêm một lớp bột áo bên ngoài. Nhằm giúp cho phần trân châu khi luộc không kết chặt vào nhau.
- Trộn bột năng bằng nước nóng, không dùng nước lạnh vì bột sẽ dễ bị kết khối và cứng lại nhanh chóng.
- Nước để luộc trân châu cũng phải là nước đang sôi.
- Sau khi luộc, để tăng độ giòn cần cho trân châu dừa vào nước đá.
- Khi bảo quản trân châu cần đậy nắp thật kín để mùi tủ lạnh không ám vào.
Kết luận
Cách làm trân châu dừa cực đơn giản tại nhà đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết đến bạn trong nội dung trên. Hy vọng với 2 công thức đã chia sẻ, bạn có thể trổ tài đầu bếp nấu nên những mẻ trân châu chất lượng nhất.
Xem thêm:
- Cách làm trân châu lá dứa trong veo thơm ngon lạ miệng
- 5 Cách làm trân châu bằng bột năng dai ngon đơn giản
- Bỏ túi cách luộc trân châu mềm dai, nở đều, không bị nhão
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!