Hoa mắt, chóng mặt là triệu chứng thường gặp ở người trung niên. Bên cạnh đó, người bị thiếu máu não, rối loạn tiền định cũng hay gặp tình trạng này. Nhiều người thắc mắc khi bị chóng mặt nên uống gì để tự “cấp cứu”. Chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Vậy khi bị hoa mắt chóng mặt nên uống gì để lấy lại trạng thái thăng bằng? Hãy cùng Ocany tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bị chóng mặt nên uống gì? 7 loại thức uống lấy lại sự tỉnh táo
Nguyên nhân dẫn đến hoa mắt, chóng mặt
Trước khi đi tìm giải pháp cho câu hỏi người bị chóng mặt nên uống gì? Bạn cần nắm được những nguyên nhân gây ra tình này này. Khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị đạt hiệu quả cao.
Chóng mặt là khi cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng. Bạn sẽ cảm thấy lâng lâng, không đứng vững và không thể di chuyển theo mong muốn. Một số trường hợp còn cảm thấy buồn nôn hoặc ngất xỉu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như:
- Mất nước: Mất nước trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt.
- Phản ứng phụ khi dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể làm hạ đường huyết đột ngột, từ đó khiến người dùng cảm thấy chóng mặt, hoa mắt.
- Hạ huyết áp: Huyết áp giảm đột ngột sẽ khiến bạn cảm thấy xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng, ngất xỉu.
- Hạ đường huyết: Khi đường huyết giảm, cơ chế bảo vệ sẽ được kích hoạt. Lúc này, có thể sẽ nỗ lực để “bảo tồn” lượng năng lượng còn lại, dẫn đến tình trạng chóng mặt.
- Nguyên nhân khác: do bị say tàu xe, stress, đau bụng kinh, phụ nữ mang thai,…
Người bị chóng mặt nên uống gì để mau tỉnh táo?
Có thể thoát khỏi cơn chóng mặt, xây xẩm mà không dùng thuốc. Một số loại nước có công dụng hiệu quả trong làm giảm cơn chóng mặt, giúp bạn tỉnh táo trở lại. Vậy xây xẩm chóng mặt nên uống gì? Khi gặp tình trạng chóng mặt, hãy thử một trong những thức uống dưới đây.

Người bị chóng mặt nên uống gì để mau tỉnh táo?
Nước lọc
Nước có thể giúp bạn thoát khỏi chóng mặt. Thành phần chính của máu là nước chiếm 83%. Vì vậy khi bị thiếu nước, máu sẽ không thể vận chuyển lên não như bình thường. Điều này sẽ khiến bạn bị tụt huyết áp, dẫn đến hiện tượng chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu.
Đừng tìm kiếm câu trả lời khi bị chóng mặt nên uống gì? Hãy chủ động phòng tránh bằng cách bổ sung đầy đủ lượng nước mà cơ thể cần. Trung bình mỗi ngày khoảng 2 lít nước. Tùy theo thể trạng, lối sống, công việc mà bạn có thể tăng hoặc giảm để phù hợp với cơ thể. Khi bị chóng mặt, một cốc nước sẽ giúp bạn lấy lại thăng bằng ngay lập tức.
Trà gừng
Bác sĩ người Ấn Jaskirat Kaur và Ritesh Chawla từng chia sẻ cách chữa chóng mặt. Trong quyển sách “Thực phẩm có thể là thuốc – Thuốc có thể là thực phẩm” của vị này, từng nhắc đến cách ngăn ngừa chóng mặt, buồn nôn bằng gừng. Theo đó, nếu bổ sung 1,5gram gừng mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa chóng mặt. Trường hợp bạn bị xây xẩm, hãy pha ngay một có gừng ấm để uống nhé.
Nước ion kiềm
Sau những cuộc gặp gỡ bạn bè, những niềm vui hội ngụ khiến bạn “quá chén”. Bạn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng sau khi uống rượu. Nguyên nhân do đâu?
Theo các chuyên gia, uống rượu gây mất nước và hạ đường huyết. Đây là 2 nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở những người thường uống rượu bia. Vậy bị chóng mặt nên uống gì trong trường hợp này? Lưu ngay bí kíp nhé, hãy giữ nước ion kiềm bên cạnh bạn.
Nước ion kiềm hoàn toàn khác với nước lọc thông thường. Chúng có kích thước cụm phân tử nước siêu nhỏ (nhỏ hơn gấp 5-6 lần nước tinh khiết), nhờ lợi thế này mà nước ion kiềm “chạy” nhanh hơn, dễ hấp thu qua màng tế bào. Từ đó cung cấp nước kịp thời cho cơ thể, làm loãng nồng độ cồn trong máu giúp giảm say hiệu quả. Đồng thời hạn chế tình trạng chóng mặt, xây xẩm vào sáng hôm sau.
Bên cạnh đó với độ pH cao, nước ion kiềm còn giúp trung hòa lượng axit do rượu tạo ra, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và hệ bài tiết nhất là gan. Cơ thể từ đó có thể đào thải axit và chất độc của rượu ra ngoài hiệu quả hơn.

Bị chóng mặt do uống nhiều rượu, hãy dùng nước ion kiềm Ocany
Để tạo ra nước ion kiềm không đơn giản. Vì công nghệ tạo ra chúng khá đắt đỏ và khó tìm mua. Thật may mắn khi trên thị trường đã có sản phẩm nước ion kiềm đóng chai, vừa tiện lợi vừa tốt cho sức khỏe. Nếu không thể từ chối các cuộc hội ngộ, bạn hãy trang bị cho mình một chai nước ion kiềm Ocany. Nước Ocany mang đầy đủ những đặc tính vừa kể trên, xứng đáng trở thành người đồng hành cùng bạn vượt qua những cơn chóng mặt khó chịu.
Nước chanh
Nước chanh “đánh thức” cơ thể bạn khi bị chóng mặt. Chắc hẳn bạn từng nghe về việc cho người bị chóng mặt hoa mắt uống nước chanh. Điều này là có lý do. Ngoài ra, trong chanh còn chứa nhiều dưỡng chất giúp cơ thể phục hồi sau cơn chóng mặt.
Ngoài việc uống nước chanh, bạn có thể sử dụng vỏ chanh hoặc nước cốt chanh để chế biến món ăn. Đây là phương pháp tự nhiên để phòng ngừa hoa mắt, chóng mặt ngay tại nhà.
>>> Xem thêm: 15+ loại nước uống phục hồi thể lực nhanh chóng hiệu quả
Nước mật ong
Đối với thắc mắc người bị chóng mặt nên uống gì để nhanh hồi phục? Nước mật ong ấm là điều bạn cần. Mật ong có chứa nhiều dưỡng chất tốt như sắt, canxi, magie, photpho, vitamin B và C. Nguồn dưỡng chất này có tác dụng cung cấp năng lượng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng.

Mật ong chứa nhiều dưỡng chất giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng
Khi bị chóng mặt, hãy pha nhanh 1 cốc nước mật ong. Bạn có thể thêm một vài giọt chanh hoặc giấm táo, đảm bảo bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi uống.
>>> Xem thêm: Uống chanh mật ong có tác dụng gì?
Nước đường
Bị chóng mặt nên uống gì? Bạn đừng vội dùng thuốc mà hãy uống một ly nước đường. Đường không chỉ tạo vị tngọt cho đồ ăn. Nó còn có thể “giải cứu” bạn trong tình huống cấp bách khi bị chóng mặt, mất thăng bằng. Đường phát huy tác dụng tuyệt vời nếu như bạn bị chóng mặt do kiệt sức, mệt mỏi.
Bởi vì, nước đường được hấp thu nhanh, cung cấp năng lượng tức thời vượt trội hơn các loại thức uống khác. Từ đó giúp người bị chóng mặt lấy lại thăng bằng, hồi phục sức lực, cắt cơn chóng mặt ngay lập tức.
Nước giấm táo loãng
Giấm táo giúp tăng đường huyết tốt cho người chóng mặt. Bạn thắc mắc người bị chóng mặt nên uống gì trong trường hợp hạ đường huyết? Giấm táo có thể hỗ trợ bạn trong trường hợp này. Uống nước giấm táo loãng là cách để ổn định mức đường huyết sau khi ăn. Tuy nhiên với bệnh nhân tiểu đường, hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ trước khi áp dụng cách này.
Thức uống người bị chóng mặt nên tránh
Những gợi ý trên sẽ giúp bạn giải quyết câu hỏi người bị chóng mặt nên uống gì? Bên cạnh đó, Ocany cũng nhắc nhở đến bạn những loại đồ uống mà người bị chóng mặt cần tránh nếu không muốn gặp tình huống nguy hiểm hơn. Danh sách đồ uống cần tránh ngay dưới đây.

Thức uống người bị chóng mặt không nên uống
Rượu bia
Uống nhiều bia rượu sẽ dẫn đến chóng mặt, xây xẩm. Theo các chuyên gia, rượu bia làm giảm đi lượng đường trong máu dẫn đến hạ đường huyết. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt, xây xẩm ở nam giới hay uống rượu bia.
Không chỉ vậy, thói quen uống rượu bia sẽ gây hại cho giấc ngủ. Chúng khiến bạn bị nôn nao, ngủ không sâu giấc và dễ gây chóng mặt vào ngày hôm sau.
Cà phê
Cà phê là đồ uống giúp tỉnh táo mà nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chúng lại không có mặt trong danh sách bị chóng mặt nên uống gì? Trên thực tế, nhiều người bị chóng mặt, nôn nao, tay chân bủn rủn sau khi uống cà phê. Cách giải quyết cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần uống nhiều nước và dành thời gian nghỉ ngơi.
>>> Xem thêm: Uống cà phê mỗi ngày có tốt không? Lợi ích và tác hại của cà phê
Để tránh tình trạng say cà phê, bạn nên chú ý liều lượng cà phê khi pha. Tránh uống cà phê quá đậm đặc sẽ rất dễ bị say.
Những loại thức uống trong danh sách bị chóng mặt nên uống gì sẽ giúp bạn cắt cơn chóng mặt tạm thời. Chúng phù hợp với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát. Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, xây xẩm thì hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh và có giải pháp điều trị triệt để nhé!

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!