Nước là một trong những nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và đặc biệt là trong đời sống con người. Chúng ta cần có nguồn nước sạch để nấu ăn và sinh hoạt. Nhưng nước sạch tự nhiên trên trái đất là vô cùng ít, vì thế nên đã có nhiều phương pháp lọc ra đời. Tuy nhiên, liệu nguồn nước mà chúng ta sử dụng có thật sự sạch không? Cùng bài viết tìm hiểu tiêu chuẩn nước sạch là gì và cách làm sạch nước nhé!
Nước sạch là gì? Nước sạch có đặc điểm gì?
Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, có chứa khoáng chất, vi sinh vật có lợi. Nước được lọc hết tất cả các cặn bẩn, vi sinh vật, vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại, hóa chất, kim loại nặng.
Theo Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y Tế, đối với nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt, nấu nướng phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:
STT | Tên thông số | Đơn vị tính | Ngưỡng giới hạn cho phép |
Các thông số nhóm A | |||
Thông số vi sinh vật | |||
1. | Coliform | CFU/100 mL | <3 |
2. | E.Coli hoặc Conform chịu nhiệt | CFU/100 mL | <1 |
Thông số cảm quan và vô cơ | |||
3. | Arsenic (As)(*) | mg/L | 0.01 |
4. | Clo dư tự do(**) | mg/L | Trong khoảng 0,2 – 1,0 |
5. | Độ đục | NTU | 2 |
6. | Màu sắc | TCU | 15 |
7. | Mùi, vị | – | Không có mùi, vị lạ |
8. | pH | – | Trong khoảng 6,0-8,5 |
Các thông số nhóm B | |||
Thông số vi sinh vật | |||
9. | Tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus) |
CFU/ 100mL | < 1 |
10. | Trực khuẩn mủ xanh
(Ps. Aeruginosa) |
CFU/ 100mL | < 1 |
Thông số vô cơ | |||
11. | Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N) | mg/L | 0,3 |
12. | Antimon (Sb) | mg/L | 0,02 |
13. | Bari (Bs) | mg/L | 0,7 |
14 | Bor tính chung cho cả Borat và axit Boric (B) | mg/L | 0,3 |
15. | Cadimi (Cd) | mg/L | 0,003 |
16. | Chì (Plumbum) (Pb) | mg/L | 0,01 |
17. | Chỉ số pecmanganat | mg/L | 2 |
18. | Chloride (Cl-)(***) | mg/L | 250 (hoặc 300) |
19. | Chromi (Cr) | mg/L | 0,05 |
20. | Đồng (Cuprum) (Cu) | mg/L | 1 |
21. | Độ cứng, tính theo CaCO3 | mg/L | 300 |
22. | Fluor (F) | mg/L | 1,5 |
23. | Kẽm (Zincum) (Zn) | mg/L | 2 |
24. | Mangan (Mn) | mg/L | 0,1 |
25. | Natri (Na) | mg/L | 200 |
26. | Nhôm (Aluminium) (Al) | mg/L | 0.2 |
27. | Nickel (Ni) | mg/L | 0,07 |
28. | Nitrat (NO3- tính theo N) | mg/L | 2 |
29. | Nitrit (NO2- tính theo N) | mg/L | 0,05 |
30. | Sắt (Ferrum) (Fe) | mg/L | 0,3 |
31. | Seleni (Se) | mg/L | 0,01 |
32. | Sunphat | mg/L | 250 |
33. | Sunfua | mg/L | 0,05 |
34. | Thủy ngân (Hydrargyrum) (Hg) | mg/L | 0,001 |
35. | Tổng chất rắn hòa tan (TDS) | mg/L | 1000 |
36. | Xyanua (CN) | mg/L | 0,05 |
Thông số hữu cơ | |||
a. Nhóm Alkan clo hóa | |||
37. | 1,1,1 -Tricloroetan | µg/L | 2000 |
38. | 1,2 – Dicloroetan | µg/L | 30 |
39. | 1,2 – Dicloroeten | µg/L | 50 |
40. | Cacbontetraclorua | µg/L | 2 |
41. | Diclorometan | µg/L | 20 |
42. | Tetracloroeten | µg/L | 40 |
43. | Tricloroeten | µg/L | 20 |
44. | Vinyl clorua | µg/L | 0,3 |
b. Hydrocacbua thơm | |||
45. | Benzen | µg/L | 10 |
46. | Etylbenzen | µg/L | 300 |
47. | Phenol và dẫn xuất của Phenol | µg/L | 1 |
48. | Styren | µg/L | 20 |
49. | Toluen | µg/L | I 700 |
50. | Xylen | µg/L | 500 |
c. Nhóm Benzen Clo hóa | |||
51. | 1,2 – Diclorobenzen | µg/L | 1000 |
52. | Monoclorobenzen | µg/L | 300 |
53 | Triclorobenzen | µg/L | 20 |
d. Nhóm chất hữu cơ phức tạp | |||
54. | Acrylamide | µg/L | 0,5 |
55. | Epiclohydrin | µg/L | 0,4 |
56. | Hexacloro butadien | µg/L | 0,6 |
Thông số hóa chất bảo vệ thực vật | |||
57. | 1,2 – Dibromo – 3 Cloropropan | µg/L | 1 |
58. | 1,2 – Dicloropropan | µg/L | 40 |
59. | 1,3 – Dichloropropen | µg/L | 20 |
60. | 2,4-D | µg/L | 30 |
61. | 2,4 – DB | µg/L | 90 |
62 | Alachlor | µg/L | 20 |
63. | Aldicarb | µg/L | 10 |
64. | Atrazine và các dẫn xuất chloro-s- triazine | µg/L | 100 |
65. | Carbofuran | µg/L | 5 |
66. | Chlorpyrifos | µg/L | 30 |
67. | Clodane | µg/L | 0,2 |
68. | Clorotoluron | µg/L | 30 |
69. | Cyanazine | µg/L | 0,6 |
70. | DDT và các dẫn xuất | µg/L | 1 |
71. | Dichloprop | µg/L | 100 |
72. | Fenoprop | µg/L | 9 |
73. | Hydroxyatrazine | µg/L | 200 |
74. | Isoproturon | µg/L | 9 |
75. | MCPA | µg/L | 2 |
76. | Mecoprop | µg/L | 10 |
77. | Methoxychlor | µg/L | 20 |
78. | Molinate | µg/L | |
79. | Pendimetalin | µg/L | 20 |
80. | Permethrin Mg/t | µg/L | 20 |
81. | Propanil Uq/L | µg/L | 20 |
82. | Simazine | µg/L | 2 |
83. | Trifuralin | µg/L | 20 |
Thông số hóa chất khử trùng và sản phẩm phụ | |||
84. | 2,4,6 – Triclorophenol | µg/L | 200 |
85. | Bromat | µg/L | 10 |
86. | Bromodichloromethane | µg/L | 60 |
87. | Bromoform | µg/L | 100 |
88. | Chloroform | µg/L | 300 |
89. | Dibromoacetonitrile | µg/L | 70 |
90. | Dibromochloromethane | µg/L | 100 |
91. | Dichloroacetonitrlle | µg/L | 20 |
92. | Dichloroacetic acid | µg/L | 50 |
93. | Formaldehyde | µg/L | 900 |
94. | Monochloramine | µg/L | 3,0 |
95. | Monochloroacetic acid | µg/L | 20 |
96. | Trichloroacetic acid | µg/L | 200 |
97. | Trichloroaxetonitril | µg/L | 1 |
Thông số nhiễm xạ | |||
98. | Tổng hoạt độ phóng xạ α | Bg/L | 0,1 |
99. | Tổng hoạt độ phóng xạ β | Bg/L | 1,0 |
Và theo Liên hợp quốc: “Nước sạch là nhu cầu cơ bản của con người, nước sạch không phải là nước tinh khiết (như nước cất) mà sẽ bao gồm hợp chất hòa tan không gây hại cho sức khỏe. Nước không uống được có thể uống được bằng các quá trình như khử muối, chưng cất, thẩm thấu ngược, khử trùng, v.v.”
Sự quan trọng của nước sạch
Sự sống trên Trái đất đều bắt nguồn và phụ thuộc vào nước cùng với vòng tuần hoàn của nước. Ngày nay, nước sạch càng đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đối với mỗi cá nhân mà còn đối với tổ chức. Sau đây là một số thông tin giúp bạn có thể hình được sự quan trọng của nước sạch:
70% cơ thể của trẻ sơ sinh là nước, 60% ở người trưởng thành và não bộ cũng có 85% khối lượng nước. Trong cơ thể con người, nước đóng vai trò là dung môi cho những phản ứng sinh hóa, vận chuyển chất dinh dưỡng và điều hòa thân nhiệt.

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể
Có một sự thật là chúng ta có thể nhịn ăn 2 tháng mà vẫn có khả năng sống sót, nhưng không thể nào nhịn uống 3 đến 4 ngày. Nếu cơ thể mất 2% lượng nước đồng nghĩa với việc mất đi 20% khả năng lao động. Mất 10% lượng nước, cơ thể tự đầu độc chính mình và mất 21% lượng nước có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, chúng ta cần bổ sung đầy đủ nước để duy trì sự ổn định và cân bằng cho cơ thể.
Có nhiều người cho rằng vì ¾ diện tích trái đất là nước nên chúng ta sẽ không thiếu nước để sử dụng. Tuy nhiên, trong ¾ đó thì có tới 97% là nước mặn của các đại dương mênh mông và không thể dùng được cho sinh hoạt của con người. Chưa kể, trong 3% còn lại thì 99,7% lượng nước này tồn tại ở dạng băng đá và tuyết.
>>> Xem thêm: Vai trò của nước đối với cơ thể và đời sống của con người
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sạch
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nóng trên toàn cầu, một số khu vực lâm vào tình trạng thiếu nguồn nước sạch vô cùng trầm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:
Nguyên nhân khách quan đến từ thiên nhiên
Mưa, bão, lũ lụt, tuyết tan, sự phân hủy của sinh vật, xác động vật chết ngấm xuống lòng đất và đi vào nguồn nước gây ra ô nhiễm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sạch
Ô nhiễm nguồn nước do dân số gia tăng
Sự bùng nổ dân số tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước. Dân số đông đồng nghĩa với các nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, đi lại, xây dựng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng. Lượng rác thải được đưa ra môi trường cũng tăng, không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến môi trường nước một cách nghiêm trọng.
Không chỉ thế, ý thức bảo vệ nguồn nước của một số người dân và doanh nghiệp kém cũng góp phần làm cho nguồn nước ngày càng ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Ở Việt Nam hiện nay, thống kê cho thấy đa số các bệnh viện cùng các cơ sở y tế đều chưa có hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn. Với số lượng bệnh nhân lớn và nhu cầu khám chữa bệnh cao, đặc biệt là khi chúng ta đang đối mặt với các dịch bệnh mới thì lượng rác thải hay nước thải ra môi trường là vô cùng lớn.
Nguyên nhân ô nhiễm từ quá trình sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ làm cho môi trường nước của chúng ta ngày càng ô nhiễm. Các loại thức ăn thừa, phân, nước tiểu của vật nuôi không được qua xử lý thải trực tiếp ra ngoài là nguyên nhân chính.
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, người dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoặc các hóa chất khác cũng gây ảnh hưởng đến môi trường và cả con người. Chúng ngấm sâu và lòng đất và mạch nước ngầm.

Ô nhiễm môi trường từ khu công nghiệp
Nguyên nhân ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Không phải chỉ mới đây, hoạt động sản xuất công nghiệp là đầu mối thải ra môi trường rất nhiều lượng chất thải, thậm chí là độc hại do chưa qua xử lý ra thẳng ao, hồ, kênh, rạch. Trong chất thải công nghiệp, khả năng cao chứa rất nhiều các chất độc hại như COD, BOD5, SS, các kim loại nặng Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… khiến nguồn nước thay đổi một cách tiêu cực.
Những nguy hại từ nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe
Ô nhiễm nguồn nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua 2 đường. Thứ nhất là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, sử dụng các thực phẩm, rau củ quả, hải sản nuôi trồng bởi nguồn nước bẩn. Thứ hai là tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm qua quá trình sinh hoạt và lao động.
Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thì 80% các loại bệnh tật đều có liên quan đến chất lượng nguồn nước và vấn đề vệ sinh môi trường. Một số bệnh thường gặp như bệnh về đường tiêu hóa, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, viêm gan B, ký sinh trùng, giun sán, ghẻ lở, hắc lào… và rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn ung thư.
Độ sạch của một số nguồn nước phổ thông
Nước giếng khoan
Nước giếng khoan lấy nguồn nước từ mạch nước ngầm nằm sâu dưới lòng đất. Hơn 70% dân số tại các vùng nông thôn đang sử dụng loại nước giếng khoan này. Tuy nhiên, loại nước này nếu chưa được qua xử lý sẽ chứa rất nhiều tạp chất, thậm chí là các chất ô nhiễm nặng nếu ở gần khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao.
Nước ngầm có khả năng chứa các nguyên tố asen, boron, mangan, selen, radon hay urani phóng xạ. Những tạp chất này hoàn toàn không thể nhìn bằng mắt thường. Vì thế, không có bất kỳ chắc chắn nào nếu bạn sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt hay nấu ăn.

Nước giếng khoan thường có mùi tanh và dễ lẫn tạp chất
Nước mưa
Nước tại các sông suối ao hồ bốc hơi do nhiệt độ cao, tích tụ thành các đám mây và rơi xuống sau khi đủ nặng chính là nước mưa. Từ xưa ông bà ta đã sử dụng nước mưa làm nước sinh hoạt, nấu ăn và uống trực tiếp. Tuy nhiên, sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự xuất hiện của các đô thị đã làm cho chất lượng nguồn nước này không còn sạch như ngày xưa.

Nước mưa rất nhiều khả năng chứa chất độc hại từ khí thải công nghiệp
Khí thải từ phương tiện giao thông, các khu công nghiệp, bụi, các tạp chất… Tất cả đều được nước mưa hòa tan và rơi xuống đất.
Nước đóng chai
Nước đóng chai là nguồn nước được sản xuất dựa trên các tiêu chí về an toàn do nhà nước quy định. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có hơn 25% nước đóng chai là nước máy được tinh chế. Điều này không giống như những gì mà các nhãn hàng đã quảng cáo là nước sạch hay nước khoáng từ thiên nhiên. Vì thế, khi lựa chọn nước đóng chai bạn nên lựa chọn thương hiệu uy tín, đáng tin cậy.

Hãy tìm mua những thương hiệu nước đóng chai uy tín
>>> Xem thêm: 10 thương hiệu nước uống đóng chai an toàn cho sức khỏe
Nước đun sôi để nguội
Nước đun sôi thường được lấy từ nước máy hoặc nước giếng khoan. Sau khi đun sôi, nước có độ sạch ở mức cơ bản, nhiệt độ đã tiêu diệt một số vi khuẩn có trong nước. Tuy nhiên, nước đun sôi không thể loại bỏ được các kim loại nặng. Bên cạnh đó, loại nước này có thời hạn sử dụng ngắn, không được để qua đêm, bởi lúc này nước có thể đã xuất hiện vi khuẩn.

Nước đun sôi để nguội có độ sạch ở mức cơ bản nhưng bạn không nên sử dụng chúng khi đã để qua đêm
>>> Xem thêm: Nước ion kiềm đun sôi có tốt không? Lưu ý khi sử dụng
Nguồn nước máy
Nước máy về cơ bản đã được xử lý bởi công ty cung cấp nước. Nhưng trong suốt quá trình từ nơi cung cấp đến hộ gia đình rất có khả năng xảy ra các vấn đề không mong muốn làm cho nguồn nước này nhiễm bẩn, hay tệ hơn là nhiễm kim loại từ ống dẫn. Nước máy không nên dùng để uống trực tiếp, bạn có thể sử dụng một hệ thống lọc nước khác để giải quyết vấn đề này.

Nước máy chỉ nên phục vụ cho sinh hoạt, không nên uống trực tiếp
>>> Xem thêm: Tap water là gì? Những lưu ý đặc biệt khi dùng tap water
Làm thế nào để có nước sạch
Như đã thông tin ở trên, các nguồn nước phổ thông có độ sạch và rủi ro nhất định. Vậy làm thế nào để có nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình để đảm bảo sức khỏe? Dưới đây là một số cách làm sạch nước mà bạn có thể tham khảo:
Đun sôi
Đun sôi nước là phương pháp truyền thống nhất, nó có thể mang lại hiệu quả ngay lập tức. Phương pháp này nhờ vào nhiệt độ để tiêu diệt các vi khuẩn có trong nước. Sau khi đun sôi, chúng ta để yên để các bụi bẩn lắng xuống đến lúc nước nguội có thể dùng ngay. Nhưng một lưu ý vô cùng quan trọng khi sử dụng nước đun sôi là bạn không nên để chúng qua đêm. Nhược điểm của phương pháp này là khá mất thời gian chuẩn bị, đun sôi, để nguội và hạn sử dụng cũng không lâu.

Đun sôi nước giúp bạn làm sạch nước nhanh chóng
Khử trùng bằng Clo
Không còn lạ gì với Clo bởi đa phần nước máy ngày nay đều được xử lý bằng loại chất này. Clo có khả năng làm sạch nước, kháng khuẩn. Tuy nhiên nước được xử lý bằng Clo sẽ có mùi hơi khó chịu.
Sử dụng máy lọc nước tổng
Hệ thống lọc nước tổng có công dụng giúp lọc nước đầu nguồn, cung cấp nguồn nước sạch cho gia đình sinh hoạt tắm rửa, giặt giũ và nấu ăn. Hệ thống này có vai trò lọc bỏ các cặn bẩn, tạp chất. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ tạo ra nguồn nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, không thể dùng để uống trực tiếp.
Thay vào đó máy lọc nước RO hoặc Nano sẽ làm điều này. Với công nghệ tiên tiến và hiện đại, hệ thống máy lọc này có khả năng cung cấp cho gia đình nguồn nước uống trực tiếp với các tiêu chuẩn đạt mức an toàn theo quy định. Các hộ gia đình có thể lắp đặt các loại máy lọc nước tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách bảo vệ nguồn nước sạch
Để tương lai chúng ta không phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng thì chúng ta cần phải có những hành động từ ngay hôm nay. Sau đây là một số cách bảo vệ nguồn nước mà mỗi chúng ta có thể thực hiện và đồng thời kêu gọi mọi người cùng thực hiện để chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính mình.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng
- Tiết kiệm nước sạch
- Xử lý chất thải đúng cách
- Phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách
- Xử lý nước thải sinh hoạt hợp lý
- Hướng tới nền nông nghiệp xanh
- Hạn chế sử dụng túi đựng thực phẩm
- Tận dụng các sản phẩm có thể tái chế
- Giảm rác thải nhựa
- Không đổ dầu ăn trực tiếp vào bồn rửa
- Hạn chế hóa chất tẩy rửa
- Tránh sử dụng thuốc trừ sâu
Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết về nước sạch là gì và những vấn đề xoay quanh nguồn nước sạch của chính chúng ta và xã hội. Đây không chỉ là vấn đề của cộng đồng mà đây còn là vấn đề của chính mỗi cá nhân chúng ta. Nước sạch ngày càng hiếm, để không phải sống trong một môi trường đầy rác thải, ô nhiễm thì mỗi chúng ta hãy hành động ngay hôm nay.

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!