Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần lạc quan. Chính vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ nước rất được mọi người quan tâm. Để tìm ra con số chính xác cho câu hỏi “Một ngày uống bao nhiêu nước?” không hề đơn giản. Bởi vì, câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như tình trạng cân nặng, sức khỏe, mức độ vận động hay thời tiết mùa đó.
Tiêu chuẩn “mỗi ngày 8 cốc nước” hay “2 lít nước mỗi ngày” có thực sự phù hợp với tất cả chúng ta. Trong bài viết này, Ocany chia sẻ tất tần tật đến các bạn những vai trò của nước trong cơ thể và gợi ý 2 cách tính lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày đã được các tổ chức nghiên cứu dinh dưỡng thế giới công bố.
Nước chiếm khoảng 75% cơ thể chúng ta, trong các tế bào, giữa các tế bào, trong mạch máu…Hằng ngày, lượng nước trong cơ thể mất qua việc bài tiết bằng mồ hôi, nước mắt, nước bọt, hoạt động tiêu tiểu… Bình thường, lượng nước này được bổ sung lại qua đường ăn uống.
Cơ thể thiếu nước gây tình trạng mệt mỏi
Mất nước là tình trạng cơ thể chúng ta mất đi lượng nước nhiều hơn lượng nước được cung cấp hằng ngày. Một nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy rằng lượng nước mất đi 1,36% sau khi tập thể dục làm giảm tâm trạng và sự tập trung và tăng tần suất đau đầu.
Nếu lượng thiếu hụt không được nạp đủ thì cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước. Thiếu nước làm cho các cơ quan không thể thực hiện các chức năng một cách bình thường. Từ đó, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện từ nhẹ tới nặng, thậm chí có thể tử vong.
Nước là thành phần hóa học chính của cơ thể. Hay nói cách khác cơ thể có thể tồn tại được là nhờ có nước.
Nước vô cùng quan trọng với cơ thể
Nước có một vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, từ những tế bào đến các phần mô, cơ quan, hệ cơ quan đều cần nước để có thể hoạt động bình thường.
Ngoài ra nước còn giúp giải quyết một số vấn đề sức khỏe như:
=>Xem thêm:
Không có công thức tuyệt đối chính xác để tính lượng nước cần uống mỗi ngày. Bởi vì điều này phụ thuộc vào từng cá nhân, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động của từng người để tăng giảm lượng nước sao cho phù hợp với thể trạng từng người.
Nước đưa vào cơ thể hàng ngày có thể đến từ nhiều nguồn: nước thiên nhiên, đồ uống và có đến hơn 20% lượng nước chúng ta đưa vào cơ thể hàng ngày đến từ các nguồn thực phẩm khác như các loại rau xanh, các loại củ và quả….
Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về cách tính lượng nước cần uống mỗi ngày ở người trưởng thành như sau:
Một ngày uống bao nhiêu nước là đủ ?
Nhóm nghiên cứu US News & World Report đã đưa ra một công thức tương đối dành cho những gì thể trạng bình thường, vận động ít tới vừa một công thức tham khảo để tính lượng nước cần uống mỗi ngày.
Cân nặng (kg) x 2 x 0,5 = Lượng nước cơ thể cần (oz)
Trong đó: 1oz = 0,03l
Ví dụ: bạn nặng 40 kg thì bạn cần uống: 40 x 2 x 0,5 = 40oz = 50 x 0,03= 1,2 lít nước.
Dưới đây là bảng tính lượng nước cần nạp vào cơ thể dựa theo cân nặng, bạn có thể tham khảo:
*Chú thích: Cột bên trái biểu hiện cho cân nặng, cột bên phải là lượng nước cần nạp tương ứng được tính theo công thức ở trên.
=> Lưu ý: Bảng chỉ mang tính chất tham khảo, lượng nước cần nạp vào cơ thể cò phụ thuộc vào thể trạng, mức độ hoạt động thể chất của mỗi người. Từ đó, bạn cần tăng giảm lượng nước theo thể trạng và thói quen sinh hoạt cá nhân.
Một số chuyên gia về sức khỏe, dinh dưỡng lại cho rằng cách tính lượng nước cần uống nước mỗi ngày không quá quan trọng, bạn nên uống nhiều lần trong suốt cả ngày kể cả khi bạn không khát. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Nước là thành phần quan trọng nhất cho sự sống của con người. Không có bất kỳ thang đo hay phép tính nào giúp chúng ta biết chính xác được lượng nước cần uống mỗi ngày. Nhưng các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên tập thói quen uống nước nhiều lần trong một ngày ngay cả khi bạn không khát. Thói quen này sẽ giúp cho bạn luôn được bổ sung đủ nước, mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể diễn ra thông suốt và giúp bạn có một sức khỏe tốt.
Hy vọng bài viết có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Một ngày uống bao nhiêu nước ?” và tìm ra “công thức” tính lượng nước phù hợp cho chính mình.
Xem thêm: Nước ion kiềm là gì? Vì sao nên bạn nên bắt đầu uống nước ion kiềm?
Xem thêm: Nước Alkaline là gì? – Nguồn nước lý tưởng cho lối sống khỏe đẹp