Bị ho nên uống gì mau khỏi? Ho là triệu chứng thường gặp những khi thời tiết chuyển mùa. Nếu như không biết cách chữa trị, cơn ho sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Cùng Ocany điểm danh 11 loại thức uống trị ho hiệu quả, cực dễ làm tại nhà.

Mách bạn bị ho nên uống gì đơn giản, hiệu quả tại nhà
Bị ho nên uống gì?
Bạn đang muốn biết bị ho nên uống gì? Ngoài việc uống thuốc ho thì cũng có những mẹo dân gian trị ho cực hiệu quả. Cùng xem một vài cách trị ho tại nhà với các nguyên liệu dễ tìm cùng Ocany.
Nước ấm
Nghiên cứu cho thấy những người bị ho, cảm cần uống nhiều nước hơn, tốt nhất là nên uống nước ấm. Uống nước ấm sẽ giúp làm ấm cơ thể, làm dịu cổ họng và mệt mỏi. Hạn chế uống nước lạnh để tránh làm cổ họng đau rát và ho nhiều hơn.
Nước lá hẹ
Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng sinh như allicin, odorin, sunfit… Đặc biệt thành phần Saponin trong lá hẹ sẽ có tác dụng tiêu độc, long đờm nên cách trị ho tại nhà này được sử dụng cho các trường hợp ho có đờm đặc.

Lá hẹ có tác dụng tiêu độc, long đờm nên được dùng để trị ho hiệu quả
Nước chanh
Chanh là loại quả chứa rất nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng cần thiết để giúp nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, trong thành phần chanh cũng có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, dùng trong những bài thuốc trị ho dai dẳng kéo dài, ho khan hiệu quả.
Bạn có thể uống nước chanh cùng với 1 muỗng mật ong để tăng hiệu quả giảm ho và giúp giải cảm.
Nước lá diếp cá
Có thể bạn chỉ biết đến rau diếp cá thường được sử dụng để trị bệnh trĩ nhưng ngoài ra nó còn có khả năng trị ho nữa đấy. Theo Đông Y, rau diếp cá sẽ có vị chua, tanh như cá, tính mát, bổ gan và bổ phổi. Còn y học hiện đại thì rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất sát trùng mạnh nên rất thích hợp để dùng trị ho, viêm họng.
Bạn có thể dùng rau diếp cá xay nhuyễn lấy nước cốt thêm ít mật ong để dùng. Bạn nên uống nước rau diếp cá 2 lần/ngày đến khi hết bệnh nhé.
Gừng và mật ong

Uống gừng mật ong trị ho nhanh chóng
Mật ong gừng là bài thuốc dân gian đơn giản, dễ làm, nguyên liệu đơn giản sẵn có mà không tốn nhiều thời gian. Gừng có vị cay, tính ấm, nên có tác dụng tán hàn và làm ấm cơ thể thì mật ong lại có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Vì vậy, mật ong gừng là cách chữa ho tuyệt vời mà bạn nên thử.
Lê chưng
Câu trả lời cho bị ho nên uống gì đó là lê chưng. Lê hấp đường phèn hay lê chưng là một cách trị ho quen thuộc và có hiệu quả bất ngờ. Theo Đông Y, quả lê có vị ngọt, tính mát, có khả năng giúp nhuận phế, giảm ho, thanh nhiệt, tiêu đờm, sinh tân dịch và tiêu độc. Thời xa xưa người Trung Hoa đã dùng phương pháp này để trị các bệnh về đường hô hấp và thường chỉ có quý tộc mới được phép sử dụng quả lê.
Hương vị ngọt thanh, mát lạnh của quả lê nếu hấp với đường phèn sẽ giúp cơn đau họng, ho đờm thuyên giảm đáng kể. Không những vậy nó còn giúp cơ thể thêm khỏe mạnh bởi vì lê còn chứa nhiều dưỡng chất khác, không thua kém bất cứ loại trái cây nào dùng để trị ho, vừa an toàn và ít gây kích ứng.
>>> Xem thêm:
- Mệt trong người nên uống gì? 9 thức uống hồi phục cơ thể nhanh
- Nước ion kiềm là gì? 11 lợi ích cực tốt đã được chứng nhận
Lá tần
Lá tần hay còn có tên gọi khác là lá húng chanh. Đây cũng là một loại nguyên liệu giúp bạn trị ho tại nhà đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả.
Bạn cắt nhỏ lá tần sau khi đã rửa sạch, sau đó thêm đường phèn và mang đi chưng cất thủy. Sau khi chưng bạn vắt lá tần lấy nước cốt để uống. Phần bã rau bạn cũng có thể giữ lại để ăn hoặc ngâm và uống chung với nước.
Nước ép từ củ cải trắng trị ho
Củ cải trắng không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn, mà còn là một bài thuốc quý trong y học cổ truyền. Củ cải trắng có công dụng long đờm, tiêu viêm, làm dịu cổ họng. Người mắc bệnh về hô hấp, viêm họng, khản tiếng… với mẹo trị ho bằng củ cải trắng rất hiệu quả.

Củ cải trắng có thể trị ho, tiêu đờm
Bạn có thể thực hiện đơn giản như sau: củ cải, gừng và lê thái lát nhỏ, cho từng nguyên liệu vào một miếng vải mỏng và vắt lấy nước cốt. Đun sôi phần nước cốt trên cho đến khi đặc rồi cho nước cốt gừng và mật ong vào, khuấy đều rồi tắt bếp. Phần thuốc vừa thu được bạn nên cất vào lọ kín để dùng dần, mỗi lần dùng khoảng 1-2 thìa cà phê pha với nước ấm, mỗi ngày uống 2 lần là sẽ thấy hiệu quả bất ngờ đấy.
Nước gừng tươi
Bạn có thể uống nước gừng tươi giúp giảm ho tức thời bằng cách cho gừng vào trong cốc cùng với 1-2gr vỏ quế. Sau đó hãm với khoảng 200ml nước trong 15 phút. Uống mỗi ngày 1 lần trong vài ngày bạn sẽ thấy cơn ho thuyên giảm đáng kể.
Nước ép trái cây và các loại nước ép rau có thể trị ho hiệu quả
Trong các loại nước ép rau hay nước ép trái cây chứa vitamin giúp người bệnh có thể tăng sức đề kháng.
Đặc biệt đối với quả dứa, đây là loại quả có chứa chất enzyme Bromelain với công dụng giảm đau, chống viêm. Vì thế, dứa được dùng để cải thiện những triệu chứng của bệnh hen suyễn, giảm chất nhầy ở trong cổ họng. Không những vậy, vitamin C có trong dứa mang lại công dụng miễn dịch rất tốt cho người bị ho.
>>> Xem thêm: 15+ loại nước uống phục hồi thể lực nhanh chóng hiệu quả
Uống nước tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều thành phần hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, thích hợp với những người bệnh ho do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, theo Đông y, thì tỏi có vị cay, tính ấm, là một bài thuốc giảm ho khan, ho có đờm rất hiệu quả tại nhà. Ngoài ra, trong tỏi còn có những hoạt chất dinh dưỡng như Allicin, Diallyl Sulfide,…giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của người bệnh.

Tỏi có hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp giảm ho khan, ho có đờm
Dùng 4 đến 5 tép tỏi tươi, đập dập. Chưng cách thủy với 1-2 viên đường phèn trong vòng 15 phút. Chắt lấy nước cốt sử dụng 2 đến 3 lần/ngày sẽ thấy được hiệu quả trị ho nhanh chóng.
Uống súp gà
Súp gà nóng là một món ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ giải phóng các chất nhầy ra khỏi cơ thể cho người bị ho có đờm. Ho có đờm là khi những chất nhầy tập trung ở cuống họng từ mũi hoặc xoang tiết ra. Súp gà có thể sẽ giúp ích cho tình trạng ho có đờm nhờ vào việc làm thông mũi và nghẹt mũi, cải thiện các chức năng của lông mao để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể.
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối giảm ho
Cách trị ho tại nhà với muối đơn giản lại hiệu quả vù muối có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tại đường hô hấp. Cách trị ho với muối có thể áp dụng trong mọi trường hợp, đặc biệt đối với ho khan, ho có đờm.
Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày vào buổi sáng và tối để giúp giảm ho. Có thể sử dụng loại nước muối sinh lý bán sẵn hoặc cũng có thể hòa tan muối hạt với nước ấm. Vệ sinh mũi họng mỗi ngày bằng nước muối sẽ giúp bạn hạn chế những bệnh lý đường hô hấp thường mắc.
Thực phẩm nên kiêng và hạn chế ăn khi bị ho đờm
Ngoài những bài thuốc trị ho dân gian thì bạn cũng nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây để chữa ho hiệu quả hơn.

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ nên hạn chế ăn khi bị ho
Đồ ăn có nhiều histamin
Nồng độ histamin tăng cao cũng chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ho có đờm bị nặng hơn. Vì vậy khi ho có đờm cần tránh những thực phẩm có chứa histamin như: xúc xích, giăm bông, giấm, thịt xông khói, trái cây sấy, cá hun khói, cá cơm, cá mòi, đồ uống có cồn, rượu táo.
Kiêng ăn một số loại hải sản
Nếu như bạn bị ho đờm mà thường xuyên ăn hải sản đặc biệt là cua, ốc, tôm thì bệnh sẽ có thể nặng hơn vì chúng có thể gây khó thở. Ngoài ra mùi tanh sẽ tạo ra kích ứng gây ho nhiều hơn nếu bạn đang bị ho đờm. Vì thế hãy kiêng những loại hải sản trong quá trình điều trị bệnh ho bạn nhé!

Hải sản sẽ tạo ra kích ứng gây ho
Đồ ăn nhiều dầu
Đồ ăn chiên rán sẽ khiến bệnh ho có đờm nặng hơn kèm theo các hiện tượng khò khè, khó thở vì thế khi bị ho có đờm thì nên kiêng ăn những đồ ăn có nhiều dầu.
Đồ cay nóng
Nếu như bạn đã bị ho có đờm thì hãy tránh xa những đồ ăn cay nóng như: ớt, gừng, tiêu, mù tạt…vì những thức ăn này sẽ kích thích mạnh cổ họng khiến tình trạng ho kéo dài.
Thức ăn lạnh hay đồ uống lạnh
Theo Đông y, đồ ăn, đồ uống lạnh sẽ dễ gây tắc khí ở phổi làm cho ho nặng nề hơn. Vì thế khi bị ho có đờm nên kiêng những loại đồ ăn thức uống lạnh
Bia rượu

Bia rượu, chất kích thích không nên dùng khi bị ho
Bia rượu là hai loại đồ uống người bị ho không nên sử dụng. Bởi chúng sẽ làm bạn khô cổ, khô họng và bệnh ho sẽ lâu khỏi và chuyển biến nặng.
>>> Xem thêm: Cách hồi phục sức khỏe sau khi say rượu đơn giản mà hiệu quả
Trên đây là câu trả lời cho bị ho nên uống gì cùng những cách trị ho tại nhà hiệu quả nhất. Khi bệnh có dấu hiệu chuyển biến phức tạp hơn, tốt hơn hết người bệnh nên đi khám và điều trị tại các cơ sở y tế và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hy vọng qua bài viết của Ocany, bạn đọc đã lựa chọn được cho mình được một cách trị bệnh phù hợp nhất.

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!