Nước có rất nhiều tác động tích cực đến với cơ thể của con người. Nhưng, 1 ngày uống bao nhiêu nước mới là đủ? Sẽ ra sao khi cơ thể ta bị mất nước hay thừa nước và làm sao để nhận biết điều đó? Người dùng cần chú ý những gì về nguồn nước mà mình hấp thụ mỗi ngày? Chi tiết về những điều bạn đọc cần biết về lượng nước nên được tiêu thụ mỗi ngày sẽ có ở bài viết dưới đây.
Vai trò của nước với cơ thể

Vai trò của nước với cơ thể
Nói về vai trò của nước, nhìn chung, nước có 6 vai trò cơ bản đối với cơ thể con người.
- Đầu tiên, phải kể đến, nước cung cấp một lượng oxy và dưỡng chất dồi dào cần thiết cho các tế bào và mô trong cơ thể con người.
- Thứ hai, nước hỗ trợ quá trình bài tiết các chất thải carbon dioxide và các chất thải không cần thiết ra khỏi cơ thể diễn ra một cách trơn tru. Thứ ba, nước có khả năng giúp nhiệt độ cơ thể con người luôn ở trong trạng thái cân bằng.
- Thứ tư, nước có thể phát huy tối đa tác dụng của các hormone có trong cơ thể con người.
- Thứ năm, nước hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch và hệ thống giải độc.
- Và cuối cùng, nước giúp các axit amin được tổng hợp bên trong tế bào để tạo thành protein.
Cơ thể con người sẽ ra sao nếu rơi vào tình trạng mất nước?
Khi cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, con người có nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Căn bệnh nguy hiểm nhất có thể mắc phải do cơ thể bị mất nước, đó là bệnh phù não. Khi người bị mất nước ngay lập tức bù một lượng lớn nước vào cơ thể, từng tế bào trong cơ thể sẽ phải hấp thụ liên tục rất nhiều nước. Từ đó, hiện tượng phù nề và vỡ tế bào dễ xảy ra, đặc biệt là ở các tế bào.
Một căn bệnh khác cũng nguy hiểm không kém chính là bệnh động kinh. Mất cân bằng nước đồng nghĩa với tình trạng mất cân bằng điện giải. Tình trạng này có thể dẫn đến sự rối loạn trong quá trình dẫn truyền hay việc co thắt cơ bắp không thể tự chủ, hay thậm chí nguy hiểm hơn là bị mất ý thức.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của con người, đó là gây sốc. Lượng nước có trong cơ thể bị thiếu hụt dễ khiến cho thể tích máu giảm thấp. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.

Thiếu nước có thể dẫn đến tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể
Biến chứng cuối cùng của trạng thái mất nước, đó là suy thận cấp. Nước hỗ trợ thận rất nhiều trong quá trình lọc bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu ra khỏi cơ thể. Vì vậy, khi mất nước, thận sẽ không còn khả năng hoạt động nữa.
>>> Xem thêm: Vai trò của nước đối với cơ thể và đời sống của con người
Uống nhiều nước có tốt không?
Nước có vai trò rất to lớn đối với cơ thể con người. Khi mất nước, cơ thể con người dễ mắc phải nhiều căn bệnh thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng ngược lại, uống nhiều nước có tốt không?
Cơ thể bị thừa nước có nguy cơ dẫn đến tình trạng loãng máu hay nói cách khác là làm giảm hàm lượng khoáng natri có trong máu. Tình trạng này sẽ khiến các tế bào trong cơ thể con người bị sưng phù lên.
Cụ thể hơn, khi bị thiếu natri, các kênh gradient sẽ không thể hoạt động trơn tru. Do đó, các tế bào trong cơ thể con người sẽ bị tích tụ nhiều nước và trương lên.
Nồng độ natri có trong máu bị giảm thấp là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm cho não. Nếu độ phù của tế bào não vượt mức từ 8 đến 10%, hộp sọ sẽ bị gây áp lực. Và từ đó, người dùng sẽ luôn trong trạng thái đau đầu triền miên không dứt.

Tác hại của tình trạng thừa nước – đau đầu do phù tế bào não
1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ?
1 ngày uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của người dùng
Mỗi một người khác nhau lại sở hữu một thể trạng sức khỏe riêng biệt. Do đó, để có thể xác định được 1 ngày uống bao nhiêu nước mới là đủ, người dùng cần xem xét yếu tố thể trạng sức khỏe của bản thân mình.
Lượng nước nên được dung nạp vào cơ thể mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố thể trạng sức khỏe khác nhau, cụ thể như giới tính, độ tuổi, cân nặng hay các loại bệnh lý nền…

1 ngày uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe của người dùng
Ví dụ, xét về giới tính, theo NAS (Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ), mỗi ngày nam giới nên dung nạp khoảng tầm 3.7 lít nước, còn nữ giới thì nên dung nạp khoảng tầm 2.7 lít.
Còn xét về cân nặng, theo tờ US News & World Report, người dùng có thể hấp thụ lượng nước theo cách tính lượng nước cần uống dưới đây:
Lượng nước uống (lít) = [Cân nặng (kg) * 2.205] * 0.5 : 33.8
Người thường xuyên tập thể hình 1 ngày uống bao nhiêu nước?
Ngoài thể trạng sức khoẻ, lượng nước nên được dung nạp vào cơ thể mỗi ngày còn phụ thuộc vào tần suất tập thể dục của người tập. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ bị mất nước thông qua tuyến mồ hôi.
Chính vì thế, tần suất và thời gian tập thể hình sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lượng nước mà người tập nên dung nạp. Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu của Trường Cao đẳng Y học Thể thao Mỹ, con người nên uống thêm 710 ml nước cho mỗi tiếng tập thể thao.

Người thường xuyên tập thể hình 1 ngày uống bao nhiêu nước?
Phụ nữ mang thai và cho con bú 1 ngày uống bao nhiêu nước?
Lượng nước mà người mẹ hấp thụ vào thời điểm này sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính đứa trẻ và bản thân mẹ bầu. Vì vậy, người phụ nữ cần phải đặc biệt lưu tâm đến lượng nước mình uống vào thời điểm này.
So với bình thường, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần nhiều nước hơn. Cụ thể, lượng nước cần thiết lúc này sẽ dao động trong khoảng từ 2.5 – 3 lít một ngày. Đặc biệt, sau tuần 27, người phụ nữ nên uống nhiều hơn những tuần đầu 500 ml. Đây là lượng nước vừa đủ để ngăn chặn tối đa nguy cơ sảy thai và sinh non.
Đối với phụ nữ cho con bú, người phụ nữ nên tăng lượng nước dung nạp mỗi ngày thêm khoảng từ 400 – 950 ml tùy thuộc vào nhu cầu.

Phụ nữ mang thai và cho con bú 1 ngày uống bao nhiêu nước?
1 ngày uống bao nhiêu nước phụ thuộc vào môi trường sống của người dùng
Môi trường sống cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định lượng nước nên được hấp thụ vào cơ thể mỗi ngày. Khi môi trường sống nóng nực, mồ hôi dễ bi tiết ra, con người sẽ cần uống nhiều nước hơn.
Ngoài ra, cơ thể con người còn dễ rơi vào tình trạng mất nước ở nơi có không khí loãng. Vì vậy, những sống ở vùng núi cao thường sẽ cần được bổ sung nước nhiều hơn.
Làm sao để có thể nhận biết được cơ thể đã đủ nước?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể con người cần khoảng 8 ly nước, tương đương với 2 lít nước mỗi ngày.
Tuy nhiên, số liệu của nghiên cứu đó là tổng trung bình cộng lượng nước cần thiết của nhiều đối tượng khác nhau. Do đó, số liệu này sẽ không chính xác với tất cả mọi người được. Để kiểm tra cơ thể mình đã đủ nước hay chưa cũng không phải là không có cách. Cách đơn giản nhất, đó là dựa vào màu sắc và mùi của nước tiểu.
Nếu nước tiểu gần như trong suốt, không màu, cơ thể người dùng đã bị thừa nước. Giải pháp cho tình trạng này là hãy tạm thời ngừng uống nước một thời gian.
Ngược lại, nếu nước tiểu có màu vàng đậm và tương đối nặng mùi, vậy nghĩa là cơ thể người dùng đã bị thiếu nước và người dùng cần chủ động bổ sung nước ngay lập tức.
Khi cơ thể đã đủ nước, nước tiểu sẽ có màu hơi vàng nhạt và không có mùi. Hãy cố gắng duy trì ổn định điều này mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Uống nước muối có tác dụng gì? Cách pha nước muối chuẩn
Cách để tránh mất nước
Thường xuyên kiểm tra màu sắc và mùi của nước tiểu
Như đã nói ở phần trên, màu và mùi của nước tiểu hoàn toàn có khả năng biểu thị tình trạng thừa nước, thiếu nước và đủ nước của cơ thể con người. Việc thường xuyên kiểm tra sẽ giúp việc điều chỉnh lượng nước được hấp thụ được diễn ra kịp thời.
Cẩn thận khi làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Do tính chất công việc, việc ra khỏi nhà là điều hết sức cần thiết. Khi này, người ra đường cần phải trang bị đầy đủ những vật dụng chống nắng cần thiết như mũ, kính râm và kem chống nắng.

Cẩn thận khi làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều nước
Ngoài việc trực tiếp uống nước, người dùng cũng cần phải hấp thụ nước từ nhiều loại thực phẩm với hàm lượng nước cao như các loại trái cây và rau củ quả.
Trái dưa hấu, trái dưa lưới và trái dâu tây là ba loại trái cây có chứa hàm lượng nước gần như cao nhất. Ngoài ra, người dùng cũng có thể ăn các loại trái cây cũng tương đối giàu nước khác như quả mâm xôi, trái mận, trái đào, trái táo, trái lê, trái dưa chuột và trái nho.
Một số lưu ý trong việc cấp nước cho cơ thể hàng ngày
Không sử dụng nước đã được đun lại nhiều lần
Ngày nay, việc đun sôi nước máy bằng ấm điện khá phổ biến với nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, nước sau khi đun sôi không thể dùng được hết, lại thường được đun sôi lại.
Hành động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước và sức khoẻ của người uống. Do đó, nước sau khi bị nguội nên được uống luôn hoặc đổ đi, chứ không nên được đun lại nhiều lần.

Không sử dụng nước đã được đun lại nhiều lần
Không sử dụng nước đóng chai có chất liệu là nhựa PET
Nước khoáng đóng chai có chứa rất nhiều khoáng chất giúp cân bằng môi trường điện giải cho cơ thể. Tuy nhiên, các vỏ chai nước được làm từ chất liệu nhựa PET (ký hiệu loại nhựa số 7), dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ an toàn của nguồn nước, đặc biệt là khi ở trong môi trường nhiệt độ cao.
Do đó, khi sử dụng nước đóng chai, người dùng nên chú ý chất liệu của vỏ chai và tránh để chai tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Nước có vai trò rất lớn trong việc duy trì sự sống của con người. Tình trạng mất nước hay thừa nước đều rất nguy hiểm. Vì vậy, người đọc nên chú ý đến màu và mùi nước tiểu của mình để biết được bản thân 1 ngày uống bao nhiêu nước là đủ.

Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!