Ung thư dạ dày có những biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh dạ dày thông thường nên thường chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Vì vậy, bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ những dấu hiệu bất thường khi bị ung thư dạ dày để từ đó sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các cấu trúc tế bào của dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát và xâm lấn cục bộ hay di căn qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng sẽ trở thành ung thư dạ dày giai đoạn cuối và có thể gây tử vong.

Ung thư dạ dày là hiện tượng tổn thương nặng xuất hiện trong dạ dày
👉 Loét dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
👉 12 nguyên nhân gây ra co thắt dạ dày – điều trị như thế nào?
👉 Polyp dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ung thư dạ dày phát triển thành những giai đoạn nào?
Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 0
Giai đoạn này được gọi là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Ở giai đoạn 0 này, các tế bào ung thư mới nằm trong niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1
Lúc này, tế bào ung thư đã xâm nhập vào lớp thứ hai của dạ dày. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa có triệu chứng rõ ràng và chưa di căn sang các cơ quan khác.
Giai đoạn 2
Khi chuyển sang giai đoạn 2, các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng hơn như là buồn nôn, đau bụng, thường xuyên chướng bụng….
Giai đoạn 3
Các tế bào ung thư lúc này đã bắt đầu di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 4
Đây được coi là ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Lúc này, các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể và gần như không còn cơ hội chữa khỏi.

Giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất của ung thư dạ dày
Dấu hiệu của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư khó phát hiện và cũng khó điều trị. Bệnh được bắt nguồn từ các tế bào bình thường bị đột biến rồi phát triển thành khối u ác tính. Dưới đây là 7 biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối dễ nhận biết nhất:
Đau bụng bất thường
Đau bụng là dấu hiệu rất phổ biến trong nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày chứ không riêng gì ung thư. Tuy nhiên, khi khối u ác tính đã bắt đầu hình thành trong dạ dày, cơn đau bụng sẽ biểu hiện bất thường hơn. Trong đó điển hình là các cơn đau dữ dội và xảy ra thường xuyên.
Cơn đau dạ dày này thường xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức). Khi đói và ngay cả sau bữa ăn cơn đau vẫn kéo dài và đặc biệt là không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã dùng thuốc giảm đau.
Chán và sợ ăn
Ung thư dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường tiêu hóa. Người bệnh ăn uống khó khăn do khô miệng, thức ăn cũng khó tiêu hóa, buồn nôn gây chán ăn. Khi sử dụng thuốc để điều trị lại thường gây ra tác dụng phụ, cảm giác chán ăn lại càng nhiều hơn.
👉 Hệ tiêu hóa hoạt động thế nào? Cần làm gì để hệ tiêu hóa khỏe
👉 Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 17 thực phẩm cực tốt cho tiêu hóa
👉 Xuất huyết tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Buồn nôn và ói mửa
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày nhưng mọi người lại thường bị bỏ qua vì nghĩ rằng đó chỉ là do bệnh và sốt thông thường. Khi bệnh nặng, tình trạng buồn nôn và nôn sẽ nhiều hơn do khối u chèn ép lên dạ dày gây đầy bụng, trào ngược.

Thường xuyên buồn nôn là một trong những dấu hiệu của ung thư dạ dày
Táo bón và tiêu chảy
Khối ung thư phát triển trong dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, chức năng tiêu hóa kém. Đây chính là nguyên nhân gây táo bón ở người ung thư dạ dày. Ngoài ra, loạn khuẩn đường ruột cũng khiến người bệnh bị tiêu chảy. Đây là 2 triệu chứng xuất hiện thường xuyên khiến cho người bệnh chán ăn trong thời gian dài và rơi vào cảm giác mệt mỏi.
Đi phân đen
Một trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết khi bệnh bước sang giai đoạn cuối là đi ngoài phân đen. Nguyên nhân là do một số mạch máu trên khối u bị vỡ hoặc tổn thương loét của khối u trong dạ dày gây xuất huyết.
Giảm cân nhanh
Hầu hết bệnh nhân, bất kể ung thư nào, đều có triệu chứng dễ bị sụt cân nhanh chóng. Trong đó, ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh gây sụt cân đột ngột do liên quan trực tiếp đến đường tiêu hóa.
Ung thư sẽ khiến dạ dày mất đi khả năng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các triệu chứng nặng của bệnh còn khiến cho người bệnh khó ăn, khó ngủ gây sụt cân nhanh chóng.
Da nhợt nhạt và thiếu máu
Trong 7 dấu hiệu ung thư dạ dày, biểu hiện phổ biến của người bệnh là thường xuyên bị xuất huyết dạ dày. Xuất huyết dạ dày thường xuyên sẽ khiến người bệnh bị mất máu cấp dẫn đến thiếu sức sống, da luôn xanh xao, hốc hác.
Ngoài ra, do ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa, thói quen ăn uống thiếu khoa học, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng không đảm bảo cung cấp cho cơ thể nên người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, xanh xao.

Ung thư dạ dày khiến người bệnh xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống
Nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày và phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:
Tổn thương tiền ung thư
Các tổn thương giai đoạn đầu ung thư bao gồm: Teo niêm mạc dạ dày (hình thành do viêm dạ dày mạn tính không được điều trị), các tế bào niêm mạc dạ dày có hình thái tương tự như tế bào của ruột và đại tràng; tế bào niêm mạc dạ dày thay đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
Vi khuẩn Helicobacter pylori
Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày mạn tính. Tình trạng này sẽ dẫn đến tổn thương tiền ung thư.
👉 Vi khuẩn HP dạ dày là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả
👉 Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
👉 Trào ngược dạ dày nên uống gì và kiêng gì để mau khỏi?
Di truyền
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh có liên quan đến một số hội chứng di truyền. 48% là số tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ lây sang con.
Thừa cân
Người béo phì dễ mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị.

Thừa cân là một trong những nguyên nhân có thể gây ung thư dạ dày
👉 20 cách làm salad giảm cân đơn giản, giảm ngay 3-4kg
👉 Những món ăn sáng ít calo, giàu dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân
👉 40 thực đơn cho bữa sáng giảm cân dễ làm mà hiệu quả
Sau phẫu thuật cắt dạ dày có những biến chứng gì không?
Những người có tiền sử đã từng phẫu thuật dạ dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn. Do đó, đối với những ai có tiền sử phẫu thuật dạ dày nên chú trọng đến việc tầm soát định kỳ để phát hiện ung thư sớm.
Bệnh ung thư dạ dày ai thường mắc phải?
Có nhiều yếu tố tác động khiến một người bị mắc bệnh ung thư dạ dày và đây là những yếu tố thường thấy:
- Chế độ ăn nhiều muối như thịt cá muối, thịt hun khói, dưa muối, thịt nướng…
- Ăn phải thực phẩm bị mốc, thực phẩm bảo quản kém chất lượng;
- Bị thiếu máu ác tính;
- Hút thuốc lá;
- Uống nhiều rượu bia;
- Có polyp dạ dày;
- Viêm dạ dày mãn tính.
Ngoài ra, các yếu tố khác như nhóm máu, tuổi tác, giới tính hay thói quen sinh hoạt cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn so với các nhóm máu khác
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày khi được phát hiện sớm sẽ có khả năng trị khỏi cao hơn. Vì trong trường hợp khối u được phát hiện ở giai đoạn sớm khi khối u còn trong niêm mạc dạ dày, các bác sĩ dễ thực hiện cắt bỏ tổn thương qua nội soi mà không cần phải cắt mổ dạ dày.
Cách để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày?
Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể mình.

Thường xuyên thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày
Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày hiện nay
Ngày nay, y học càng phát triển thì chúng ta có nhiều cách để tầm soát bệnh. Đối với ung thư dạ dày thì sẽ được tầm soát theo các phương pháp dưới đây:
Chụp dạ dày cản quang kép
Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng độ chính xác kém và trong trường hợp nghi ngờ vẫn phải nội soi để sinh thiết.
Nội soi dạ dày
Đây là phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác nhất, nhất là phát hiện được bệnh ngay cả khi bệnh đang trong giai đoạn đầu. Với công nghệ tiên tiến và thiết bị máy móc hiện đại, phương pháp này sẽ giúp phát hiện tổn thương và khoanh vùng được chỗ cần sinh thiết. Do đó, nội soi dạ dày giúp tăng khả năng chẩn đoán ung thư.
Các xét nghiệm phát hiện dấu ấn khối u trong máu
Đây là phương pháp chủ yếu để xác định tiến triển của ung thư nên thường được áp dụng để theo dõi tái phát ung thư sau điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này không có ý nghĩa trong tầm soát phát hiện sớm ung thư.

Xét nghiệm phát hiện dấu ấn khối u trong máu sẽ giúp theo dõi ung thư dạ dày tái phát
Chẩn đoán ung thư dạ dày
Để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp sau:
Nội soi dạ dày
Đây là xét nghiệm được thực hiện thường xuyên nhất để chẩn đoán ung thư dạ dày. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ đưa ống nội soi (một ống dài, dẻo có gắn camera và ánh sáng) vào miệng và đi xuống dạ dày. Thiết bị này sẽ cho phép bác sĩ có thể nhìn thấy bên trong dạ dày để quan sát và phát hiện bệnh.
Sinh thiết
Xét nghiệm sinh thiết sẽ được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày. Trong sinh thiết, một mẫu mô nhỏ được lấy từ vùng bất thường của dạ dày và sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi.
Xét nghiệm hình ảnh dạ dày
Các xét nghiệm liên quan đến hình ảnh như siêu âm tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) để giúp bác sĩ xem liệu ung thư có lan rộng hay không.

Kiểm tra hình ảnh dạ dày là cách để chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày
Phương pháp giúp điều trị bệnh ung thư dạ dày
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tương ứng. Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng những phương pháp dưới đây:
- Cắt khối u qua nội soi dạ dày;
- Phẫu thuật cắt dạ dày;
- Hóa trị liệu;
- Xạ trị;
- Liệu pháp miễn dịch;
- Điều trị giảm nhẹ.
Cách phòng tránh ung thư dạ dày
Để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày không phải là điều khó khăn. Quan trọng là bạn phải có tính kiên trì và kỷ luật bản thân thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Theo đó, bạn cần phải:

Nước kiềm Ocany có công dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư hiệu quả
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm nhiều muối và nhiều chất béo.
- Không hút thuốc lá.
- Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
- Luyện tập thể dục đều đặn khoảng 30 phút mỗi lần.
- Thường xuyên khám sức khỏe nhằm phát hiện sớm bệnh để kịp điều trị. Đặc biệt là khi gia đình bạn có người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hoá thì việc thăm khám sức khỏe thường xuyên phải được chú trọng.
- Dùng nước ion kiềm thay nước lọc vì nước ion kiềm sẽ giúp trung hòa nồng độ axit trong cơ thể, nhờ vậy mà hạn chế tế bào ung thư phát triển.
Như vậy, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu về thông tin của bệnh ung thư dạ dày, đồng thời qua đó cũng biết được những dấu hiệu, cách phòng ngừa và điều trị bệnh. Với những chia sẻ trên, Ocany mong rằng bạn đã biết cách nhận biết bệnh ung thư dạ dày và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Xin chào!
Mình là một SEO Specialist với 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Search Engine Marketing. Công việc của mình là giúp các website nâng cao thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác, trong các lĩnh vực sức khỏe, dinh dưỡng, thời trang, trẻ em, thể thao… Từ đó, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hiệu quả truyền thông và tăng tỷ lệ chuyển đổi bán hàng.
Đồng thời, mình cũng là người chia sẻ kiến thức tại Ocany. Các thông tin này sẽ giúp mọi người có thể hiểu hơn về việc chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tự nhiên, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh và rạng rỡ.