Tiêu chảy có nên uống nước dừa không? Bác sĩ giải đáp

tiêu chảy có nên uống nước dừa

Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần phải uống nhiều nước hơn để bổ sung lượng nước đã mất trong cơ thể. Đặc biệt là những loại nước điện giải có thể kể đến như nước dừa, nước ion kiềm. Vậy câu hỏi đặt ra là “Tiêu chảy có nên uống nước dừa không?”. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau của Ocany nhé!

Có thể bạn chưa biết tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không?

Có thể bạn chưa biết tiêu chảy có nên uống nước dừa không?

Những triệu chứng của bệnh tiêu chảy thường gặp

Tiêu chảy là bệnh lý đi ngoài phân lỏng ba lần hay nhiều hơn so với bình thường. Khi bị tiêu chảy thì cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Đầu tiên là đi ngoài phân lỏng, sau ra toàn nước.
  • Đau bụng âm ỉ và có những lúc đau quằn quại.
  • Có những dấu hiệu như ói mửa buồn nôn.
  • Đau nhức đầu hay đau nửa đầu.
  • Ăn không ngon miệng, nhạt miệng.
  • Luôn có cảm giác khát nước, khô cổ, mất nước.
  • Đi tiêu nhiều lần, tiêu són và có dấu hiệu muốn rặn.

>>> Xem thêm: Nước dừa bao nhiêu calo? Uống nước dừa có béo không?

Tiêu chảy có nên uống nước dừa không, giải đáp của bác sĩ

Nên uống nước dừa để bổ sung nước khi bị tiêu chảy

Nên uống nước dừa để bổ sung nước khi bị tiêu chảy

Đối với các dạng tiêu chảy nhẹ thì việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn đủ số lượng dịch bị mất qua nước uống, hoặc các dung dịch chứa điện giải. Trong đó, nước dừa cũng là một trong những bài thuốc lâu đời để giúp ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy vì các nguyên nhân như:

  • Nước dừa giàu điện giải và khoáng chất, giúp bổ sung các chất khoáng bị mất khỏi cơ thể do tiêu chảy cũng như giảm mất nước.
  • Nước dừa giúp loại bỏ những chất độc hại giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
  • Nước dừa là dung dịch đẳng trương có chứa hàm lượng chất điện giải tương tự như tìm thấy trong cơ thể.
  • Nước dừa có chứa axit lauric nên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành monolaurin giúp cơ thể kháng lại các loại virus, chống giun đường ruột, ký sinh trùng, kháng khuẩn và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Nước dừa là dạng chất lỏng vô trùng, ít calo, ít chất béo nhưng giàu vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác. Thực tế thì nước dừa chứa hàm lượng kali cao gấp 2 lần so với kali trong chuối nên có thể giúp cân bằng sức khỏe cơ bắp, tim mạch cũng như hệ thần kinh và hệ miễn dịch.

Mặc dù tiêu chảy nên uống nước dừa nhưng vẫn cần cần chú ý những điều sau:

  • Nên uống nước dừa cách nhau 2-3 giờ/lần, không uống khi bụng đói vì sẽ dễ gây ớn lạnh, đau bụng.
  • Tuy trong nước dừa chứa đủ hàm lượng kali và glucose bù cho cơ thể. Tuy nhiên hàm lượng natri và clorua tương đối thấp nên để đảm bảo cho sức khỏe hơn thì người bệnh nên cho thêm lượng nhỏ muối vào nước dừa để bù đắp sự thiếu hụt này.
  • Bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cũng có thể lựa chọn nước dừa như một phương pháp bù nước.
  • Nước dừa còn có tác làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm axit, phòng ngừa những biến chứng dạ dày nên người bị dạ dày có thể uống nước dừa thường xuyên.
  • Nước dừa an toàn cho hầu hết các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già bị tiêu chảy hay mất nước. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo uống với lượng phù hợp, không quá lạm dụng.

>>> Xem thêm: 15+ loại nước uống phục hồi thể lực nhanh chóng hiệu quả

Phải làm thế nào khi bị tiêu chảy?

Bù nước và bù điện giải để cơ thể nhanh hồi phục 

Bù nước và bù điện giải để cơ thể nhanh hồi phục

Bạn đã biết tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không thì khi bị tiêu chảy, cần xác định xem nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài nhiều lần như vậy. Nếu nguyên nhân không phải do các bệnh lý nguy hiểm gây ra thì bạn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà bằng những cách sau đây:

Bù nước và điện giải cho cơ thể nhanh chóng

Việc mất nước khi tiêu chảy sẽ làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Do vậy khi bị tiêu chảy thì người bệnh cần nhanh chóng bù nước bằng việc uống nước như nước lọc, nước ép trái cây hay những dung dịch oresol được pha theo đúng công thức, tỷ lệ. 

>>> Xem thêm: Nước điện giải là gì? 10 loại nước giúp bù điện giải nhanh chóng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khi bị tiêu chảy

Ngoài việc bù nước, khi bị tiêu chảy bạn cũng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thông qua những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh tiêu chảy cần tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, mỡ, thức ăn cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích.

Bổ sung thêm men vi sinh

Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa khi bị tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh để hỗ trợ hệ tiêu hóa khi bị tiêu chảy

Người bệnh có thể bổ sung men vi sinh từ những loại sữa chua hay những loại thực phẩm hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hóa hồi phục nhanh hơn.

Cách uống nước dừa đúng khi bị tiêu chảy

Ngoài câu trả lời cho tiêu chảy có nên uống nước dừa không, Ocany cũng đưa ra một vài lưu ý về cách sử dụng nước dừa sao cho hợp lý đối với người bị tiêu chảy:

Cách uống nước dừa khi tiêu chảy

Nên uống 1 quả dừa mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất cho người bị tiêu chảy

Nên uống 1 quả dừa mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất cho người bị tiêu chảy

  • Khoảng cách giữa 2 lần uống nước dừa từ 2 – 3 tiếng.
  • Nên uống nước dừa cách mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Không nên uống nước dừa vào buổi tối và khi bụng đói bởi sẽ dễ gây đau bụng, ớn lạnh.
  • Khi bị tiêu chảy chỉ nên uống 1 quả dừa/ngày. Lạm dụng nước dừa nhiều sẽ gây đầy bụng, thậm chí là phản tác dụng.
  • Nên uống từ từ, không nên uống cùng lúc lượng lớn nước dừa hay uống quá nhanh.
  • Nước dừa phù hợp với những người trưởng thành, người già và cả trẻ em bị tiêu chảy. Tuy nhiên, người bị bệnh thận mãn tính, huyết áp cao, lạnh chân tay, chậm tiêu thì không nên sử dụng loại nước này. Đặc biệt, đối phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nước dừa để chữa tiêu chảy.

Một số đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa

Không nên uống nước dừa khi lượng kali trong cơ thể cao hay bị huyết áp thấp 

Không nên uống nước dừa khi lượng kali trong cơ thể cao hay bị huyết áp thấp

Nước dừa là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, một số đối tượng sau đây vẫn nên cân nhắc khi uống nước dừa:

  • Những người bị huyết áp thấp: Nước dừa có thể giúp giảm huyết áp và phù hợp với các bệnh nhân tăng huyết áp, người thường xuyên bị huyết áp thấp hãy nên thận trọng khi uống nước dừa.
  • Những người có lượng kali cao trong máu: Nước dừa chứa nhiều kali nên có thể làm hồi hộp, đánh trống ngực và tăng nhịp tim.
  • Người bị bệnh thận hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi uống nước dừa vì trong nước dừa rất giàu kali. Khi thận bị suy, thận sẽ không thể đào thải thêm lượng kali. Vì vậy, điều cần thiết nhất là phải theo dõi lượng kali khi bị suy thận giai đoạn sau để tránh việc tạo thêm gánh nặng cho thận.

Trên đây là những chia sẻ của Ocany giải đáp cho vấn đề tiêu chảy có nên uống nước dừa hay không. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích cũng như có thêm sự lựa chọn hữu ích trong chế độ ăn uống hàng ngày để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. 

Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.