Ngải cứu được biết đến là một trong những loại cây quý có tác dụng chữa bách bệnh. Ngải cứu không chỉ là món ăn ngon, bổ mà còn được ví như một vị thuốc giúp giảm đau, thông huyết, điều kinh… Ngoài ra, uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? Ở nội dung bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc trên.
Tìm hiểu chung về cây ngải cứu
Trước khi tìm hiểu về thông tin uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì chúng ta sẽ cùng khám phá những thông tin liên quan về loài cây này. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris là loại cây thuộc họ cúc, mọc hoang, có mùi hắc, vị đắng, dùng làm thuốc. Cây ngải cứu là loại cây sống lâu năm, lá thường mọc so le và chẻ lông chim.

Ngải cứu là một bài thuốc quý giúp chữa được nhiều bệnh
Ngoài ra, phiến lá chạy theo cuống xuống gốc, có thùy hẹp đính vào cuống giống như bẹ. Đây là loại cây ưa ẩm, thường trồng bằng cây con hoặc giâm cành. Ngải cứu là loại cây thường mọc hoang ở khắp các miền trong cả nước, được trồng quanh nhà. Có thể dùng ngọn, lá tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Lá ngải cứu khô có thể bảo quản được rất lâu.
Thành phần dinh dưỡng, hóa học có trong cây ngải cứu
Để biết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì, chúng ta cần tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong cây ngải cứu. Cây ngải cứu thường được dùng dưới dạng trà. Dầu của nó được làm từ thân và lá, trong khi chiết xuất tinh dầu thì có thể sử dụng toàn bộ cây.

Ngải cứu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng
Theo phân tích từ các chuyên gia, ngải cứu có hàm lượng tinh dầu khoảng 0,2 – 0,34%. Đồng thời, ngải cứu còn chứa các thành phần tốt cho sức khỏe như axit amin, flavonoid, choline, adenin…
Ngoài ra, ngải cứu chứa nhiều hợp chất, trong đó nổi tiếng nhất là thujone. Thujone được cho là chất kích thích não bộ của bạn bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh trung ương. Mặc dù hợp chất này mang lại một số lợi ích. Nhưng nếu cơ thể tiêu thụ quá nhiều lượng thujone thì sẽ gây co giật và thậm chí tử vong.
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Nếu bạn muốn biết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì thì hãy cùng Ocany theo dõi ở bài viết dưới đây nhé!
Trị ho, cảm cúm, đau đầu
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì trong việc trị ho, cảm cúm? Ngải cứu có tính ấm, giảm ho, long đờm nên rất thích hợp để điều trị các chứng cảm thông thường như ho, sốt, đau đầu. Cách dùng ngải cứu trị ho, cảm lạnh là bạn lấy 100g ngải cứu, 50g sả, 100g lá húng chanh (rau thơm), 100g lá tía tô nấu với nửa lít nước. Khi bị ốm, bạn có thể uống hỗn hợp nước này liên tục trong 5 ngày sẽ giúp giảm ho, cảm, hoa mắt, chóng mặt.
>>> Xem thêm: Bị ho nên uống gì mau khỏi? 11 thức uống trị ho đơn giản tại nhà
Trị mụn và làm trắng da
Không chỉ có tác dụng trị mụn, ngải cứu còn giúp da trắng hồng, mịn màng. Bạn có thể dùng lá ngải cứu tươi đắp lên mặt trong 20 phút rồi rửa sạch. Đối với trẻ nhỏ bị rôm sảy có thể dùng lá ngải cứu giã nát lấy nước tắm cho trẻ.
Giúp lưu thông máu lên não
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì trong việc giúp lưu thông máu? Rất đơn giản, bạn chỉ cần kết hợp ngải cứu với trứng gà là đã có một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đây là hai loại thực phẩm giàu protein, choline, adenin nên có khả năng tăng cường máu lên não, cải thiện hệ miễn dịch, lưu thông khí huyết.
Điều trị đau nhức xương khớp
Người cao tuổi thường gặp các triệu chứng đau khớp, đau dây thần kinh tọa, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và đi lại khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm mật ong để giảm vị đắng rồi uống 2 lần/ngày cho đến bệnh giảm.

Ngải cứu giúp điều trị đau nhức xương khớp
>>> Xem thêm: Ăn uống nước gì tốt cho xương khớp?
Chống nhiễm ký sinh trùng
Từ thời Ai Cập cổ đại, nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra ngải cứu có tác dụng chống nhiễm trùng trong đường tiêu hóa. Tính chất này chủ yếu đến từ hoạt chất thujone có trong ngải cứu. Tuy nhiên, đây chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học khẳng định.
Mãi về sau, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với động vật cho thấy lá ngải cứu có thể gây ức chế sự hình thành và phát triển của sán dây và một số ký sinh trùng khác. Tuy đề tài không thực hiện trên người nhưng đây cũng là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về tác dụng của loại cây này.
Tác dụng chống oxy hóa
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì trong việc chống oxy hóa không? Ngoài thujone, cây ngải còn chứa chamazulene. Đáng chú ý, chất này có hàm lượng cao nhất vào thời kỳ trước khi ra hoa. Chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa và cụ thể, nó có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Nếu để quá lâu, tình trạng này có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh Alzheimer hay các bệnh liên quan đến tim mạch.
>>> Xem thêm: Oxi hóa là gì? Làm thế nào để chống oxi hóa?
Làm giảm mỡ bụng
Nước ngải cứu ngoài hỗ trợ điều trị một số bệnh thì nó còn có tác dụng “thần kì” trong việc làm đẹp. Cụ thể là ngải cứu giúp chị em giảm mỡ bụng và lấy lại vóc dáng cân đối. Ngải cứu có đặc tính đắng nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh và khỏe mạnh hơn. Do đó, chất béo trong thức ăn khi đưa vào cơ thể cũng bị phân hủy nhanh chóng. Từ đó, hạn chế tình trạng tích tụ mỡ, đặc biệt là vùng bụng.
Giảm đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ đều bị đau bụng trong kỳ kinh nguyệt của mình. Uống nước ngải cứu tươi lúc này sẽ có khả năng điều hòa kinh nguyệt. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể ngâm lá ngải cứu với nước sôi và uống hàng ngày. Trước kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày bạn uống nước lá ngải cứu 3 lần là sẽ giảm được tình trạng đau bụng.
Không nên dùng nước ngải cứu trong những trường hợp nào?
Mặc dù sau khi đã biết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Bạn đã biết những tác dụng tuyệt vời của ngải cứu trong việc điều trị bệnh cho mọi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng ngải cứu hiệu quả. Dưới đây là một số trường hợp mà bạn không nên sử dụng là ngải cứu.

Trước khi muốn dùng ngải cứu thường xuyên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ
- Dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây tổn thương thần kinh, hưng phấn quá mức thậm chí co giật. Do đó, chỉ nên sử dụng hai lần một tuần. Nếu là người bình thường không mắc bệnh thì bạn không nên nấu nước pha trà uống hàng ngày.
- Phụ nữ đang có thai không nên dùng các món ăn liên quan đến lá ngải cứu.
- Sử dụng tinh dầu ngải cứu phải hợp lý, nếu không sẽ gây độc cho gan và thận.
- Người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên dùng ngải cứu vì sẽ gây khó kiểm soát trong việc điều trị bệnh đường ruột.
Bài viết trên Ocany đã chia sẻ đến bạn đọc về thông tin uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Và bạn cũng đã thấy rằng, nước ngải cứu có nhiều công dụng giúp bồi bổ sức khỏe rất tốt nhưng cần phải sử dụng khoa học và cẩn trọng. Đừng quên theo dõi những bài viết mới của Ocany để cập nhật những kiến thức hữu ích nhé!
![[Chuyên gia giải đáp] Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì? 2 nnn](https://drinkocany.com/wp-content/uploads/2023/04/nnn.png)
Xin chào, tôi là Ngọc, biên tập viên nội dung tại Ocany Việt Nam. Mục tiêu hàng đầu của tôi là đảm bảo bạn nhận được thông tin đầy đủ và chính xác về nước ion kiềm Ocany, cùng với các thông tin về ẩm thực, dinh dưỡng giúp bạn đưa ra quyết định mua sắm thông minh và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới bài viết này. Tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!