7 19 22

Uống nước mía có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?

Uống nước mía có tác dụng gì

Nước mía là loại nước giải khát thơm ngon được nhiều người biết đến và yêu thích. Loại nước này vừa rẻ mà lại rất dễ tìm thấy bên các quán ven đường. Vậy, uống nước mía có tác dụng gì không? Ở bài viết dưới đây Ocany sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp.

Trong nước mía có thành phần dinh dưỡng gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho câu hỏi “uống nước mía có tác dụng gì”, bạn hãy cùng Ocany tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của loại thức uống này nhé! Nước mía có khoảng 70–75% nước, khoảng 10–15% chất xơ và 13–15% đường ở dạng sucrose. Nước mía giúp bù nước và cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể con người. Nước mía tươi là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, sắt và magie… Cũng như các loại vitamin A, vitamin B tổng hợp, C và E. Mỗi 100ml nước mía chứa 39 calo và 9 gam carbohydrate.

Tuy nhiên, nước mía đóng hộp có thể chứa nhiều calo do có thêm đường và một số khoáng chất bổ sung. Vì vậy, bạn không nên sử dụng nước mía đóng chai mỗi ngày để tránh những rủi ro không mong muốn.

Nước mía là loại nước giải khát rất phổ biến và được nhiều người dùng yêu thích

Nước mía là loại nước giải khát rất phổ biến và được nhiều người dùng yêu thích

Nước mía mang lại lợi ích gì cho cơ thể?

Vì nước mía là loại nước thông dụng và được sử dụng phổ biến nên có rất nhiều người thắc mắc uống nước mía có tác dụng gì. Để giải đáp thắc mắc trên, Ocany chia sẻ đến bạn một số công dụng dưới đây.

Cung cấp năng lượng nhanh

Uống nước mía có tác dụng gì trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể? Nước mía giúp cơ thể tránh mất nước và cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian ngắn. Lượng đường có trong nước mía được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Nên khi bạn uống nước mía sẽ là cách tự nhiên để tăng lượng đường trong cơ thể.

Tăng cường chức năng gan

Nước mía còn là một giải pháp tự nhiên có tác dụng giúp bạn giảm các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Loại nước này giúp bạn duy trì lượng đường glucose trong cơ thể và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Hơn nữa, nước mía còn có tính kiềm tự nhiên và giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể một cách hiệu quả.

Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Nước mía chứa nhiều magie, kali, sắt, canxi và mangan nên có tính kiềm. Vậy uống nước mía có tác dụng gì trong việc phòng ngừa ung thư?

Trong nước mía có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn ngừa những tế bào ung thư. Đặc biệt là đối với những ai mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt vì nó có chứa kali giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Ngoài ra, nước mía cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày rất tốt. Đồng thời hỗ trợ quá trình tiết dịch tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

>>> Xem thêm: Nồng độ pH là gì? Ảnh hướng như thế nào đến sức khỏe

Chống lão hóa

Bạn biết không? Nước mía rất tốt cho làn da của bạn và nó còn làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Nước mía được xem là một chất chống oxy hóa rất giàu flavonoid và các hợp chất phenolic giúp làn da của bạn sáng tự nhiên. Ngoài ra, nước mía cũng giữ ẩm cho da và giúp da mềm mại, chống lại tình trạng cơ thể bị mất nước.

Uống nước mía có tác dụng gì? Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của con người

Uống nước mía có tác dụng gì? Nước mía mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của con người

Ổn định lượng đường huyết

Có rất nhiều người thắc mắc rằng: “Nước mía chứa nhiều đường, vậy uống nước mía có tác dụng gì với bệnh nhân tiểu đường không?” Như bạn đã biết, nước mía chứa nhiều đường nên có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy lo lắng khi sử dụng.

Tuy nhiên, nếu uống điều độ và với một lượng vừa phải thì người bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số công dụng hiệu quả của nước mía. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột. Nhờ vậy mà bạn sẽ kiểm soát được bệnh tốt hơn. Nhưng bạn cần nhớ chỉ nên uống với một lượng vừa phải.

Chữa bệnh vàng da

Vàng da là tình trạng bạn sẽ thấy sắc tố màu vàng của da và màng chứa hàm lượng bilirubin cao trong cơ thể. Chất này từ cơ thể sản xuất ra do gan hoạt động kém. Khi người bị vàng da uống nước mía, nó sẽ giúp bổ sung cho cơ thể bạn các protein và chất dinh dưỡng cần thiết để tình trạng bệnh phục hồi nhanh chóng.

Giảm sự phát triển của tế bào ung thư

Mía chứa flavonoids được cho là ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Một số nghiên cứu cho rằng nước mía thậm chí có khả năng hạn chế sự lây lan của ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.

Giữ nước cho cơ thể

Khi cổ họng của bạn bị khô do nóng hoặc bạn đổ mồ hôi do hoạt động mạnh thì nước mía sẽ có tác dụng kỳ diệu đối với bạn. Đó là nó sẽ giúp cơ thể của bạn giữ nước tốt hơn nhằm chống lại sự khô hạn và mệt mỏi.

Một lợi ích quan trọng khác của nước mía là giàu carbohydrate, kali, protein, sắt và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Đặc biệt trong những ngày hè nóng nực, một ly nước mía mát lạnh thực sự giúp bạn phục hồi sức khỏe và nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

>>> Xem thêm: 15+ loại nước uống phục hồi thể lực nhanh chóng hiệu quả

Giải độc gan

Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nước mía giúp cơ thể bạn chống lại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Sự có mặt của kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày. Chính vì lý do đó, nước mía còn được xem như một giải pháp điều trị táo bón hiệu nghiệm. Ngoài ra, nước mía còn có thể phòng ngừa sâu răng và hạn chế hôi miệng.

Giảm cholesterol xấu

Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể. Trong nước mía không chứa cholesterol mà nó còn giúp chống lại cholesterol xấu trong máu. Vì vậy, uống nước mía cũng là một trong những cách hiệu quả giúp bạn giảm cholesterol xấu trong cơ thể.

Giúp phục hồi sau sốt

Uống nước mía có tác dụng gì trong việc giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng không? Nếu bạn đang bị sốt thì nước mía là sự lựa chọn tuyệt vời. Vì khi bị sốt, cơ thể sẽ mất rất nhiều chất đạm. Vì vậy, khi uống nước mía vào sẽ giúp cơ thể bù đắp được lượng protein đã mất. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ nhanh hồi phục sau cơn sốt.

Duy trì sức khỏe thận

Nước mía không có chứa cholesterol và ít natri, đồng thời cũng không có chất béo bão hòa. Vì vậy, nước mía có thể giúp bạn duy trì sức khỏe của thận. Khi thận của bạn khỏe mạnh, sức khỏe tổng thể của bạn cũng sẽ được cải thiện theo.

Nước mía là giải pháp hỗ trợ chữa được nhiều bệnh liên quan đến gan, thận…

Nước mía là giải pháp hỗ trợ chữa được nhiều bệnh liên quan đến gan, thận…

Giảm đau do một số bệnh

Khi được hỏi uống nước mía có tác dụng gì thì giảm đau là một trong những lợi ích ít được nhiều người biết đến. Trong khi đó, khi cơ thể con người mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt thì rất dễ gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể pha nước mía với nước dừa hoặc nước cốt chanh tươi để uống.

Hỗ trợ xương và răng phát triển

Nước mía rất giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vì vậy, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống nước để tận dụng lợi ích này của mía.

Cải thiện vấn đề răng miệng

Uống nước mía có tác dụng gì đối với răng miệng? Nước mía rất giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên nó có thể giúp men răng chắc khỏe và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước giải khát này còn giúp khắc phục chứng hôi miệng do cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trên.

Cách dùng nước mía

Như vậy, qua nội dung trên bạn đã biết uống nước mía có tác dụng gì. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ có thể phát huy hiệu quả khi bạn uống nước mía đúng cách. Dưới đây là cách dùng nước mía an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

Nước mía và củ cải giúp ích cho phổi

Theo Đông y, nước mía pha với nước củ cải thêm một chút mật ong, đường phèn và dầu mè rồi chưng cách thủy thành hỗn hợp sền sệt, dùng dần sẽ giúp lọc sạch bụi bẩn có trong phổi. Bạn có thể thêm hai lòng đỏ trứng hấp với nước sốt này để ăn kèm. Tuy mùi vị của loại nước uống này có hơi lạ nhưng nước mía và củ cải rất tốt cho những người thường xuyên phải hít thở khói bụi hàng ngày.

Nước mía kết hợp với râu ngô chữa đường tiết niệu

Đối với các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, nước mía cũng vô cùng hữu ích. Bạn chỉ cần sắc nước mía với râu ngô uống thường xuyên là có thể giúp chữa được bệnh hiệu quả. Đối với các trường hợp thanh nhiệt, tiểu khó, tiểu són… bạn chỉ cần uống nước mía pha với nước củ sen tươi.

Nước mía kết hợp với gừng chữa bệnh dạ dày

Đối với những người thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, nôn trớ, ợ chua… thì nước mía cũng giúp cải thiện tình hình rất tốt. Bạn chỉ cần dùng nước mía hòa tan với nước gừng và uống đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy tình hình khởi sắc. Bài thuốc này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh đau dạ dày mãn tính.

Để nước mía phát chỉ huy đúng tác dụng của nó khi bạn dùng đúng cách

Để nước mía phát chỉ huy đúng tác dụng của nó khi bạn dùng đúng cách

Đối tượng không nên uống nước mía

Qua những chia sẻ trên, bạn đã phần nào nắm được thông tin uống nước mía có tác dụng gì. Vậy có phải ai cũng dùng nước mía được hay không? Ở nội dung này, Ocany chia sẻ đến bạn những đối tượng không nên uống nước mía.

Người đang uống thuốc

Tuy chất policosanol có trong nước mía sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thực phẩm chức năng thì không nên uống chung với nước mía. Bởi vì những loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến cho việc sử dụng nước mía trở nên vô nghĩa.

Người hay bị bệnh đường ruột và dễ đầy hơi

Nước mía là loại nước giải khát có tính hàn và có lượng đường khá cao. Vì vậy, những người có đường ruột yếu, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng không nên dùng nước mía thường xuyên. Cũng chính vì lý do này mà các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử bị dạ dày tốt nhất không nên uống nhiều nước mía.

>>> Xem thêm: Uống gì tốt cho dạ dày? 10 loại thức uống cực tốt cho dạ dày

Người béo phì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% các chất dinh dưỡng có trong nước mía. Còn lại là chất béo, chất đạm và một số loại chất khác. Vì vậy, nước mía cung cấp nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể, dễ gây tăng cân béo phì. Do đó, những ai đang muốn giảm cân nên hạn chế loại đồ uống này nhé!

Phụ nữ mang thai

Uống nước mía có tác dụng gì đối với bà bầu? Nước mía có tác dụng giảm ốm nghén cho bà bầu. Tuy nhiên, bạn không nên xem nó là loại nước uống hằng ngày và tránh lạm dụng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bà bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Trong khi đó, thành phần chính của nước mía lại là đường. Vì vậy, tiêu thụ quá nhiều đường khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Người bị đầy hơi có thể uống nước mía để giảm triệu chứng này

Người bị đầy hơi có thể uống nước mía để giảm triệu chứng này

Người bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường là một trong những thực phẩm “cấm kỵ” hàng đầu đối với người bệnh tiểu đường. Vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường tốt nhất không nên uống nước mía. Hoặc nếu dùng thì chỉ nên uống với lượng vừa phải.

Không uống khi muốn giảm cân

Uống nước mía có tác dụng gì cho người giảm cân? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc. Tuy nhiên, câu trả lời có lẽ đã nằm trong dự tính của bạn vì người đang trong quá trình giảm cân không nên uống nước mía. Vì như đã nói, trong mía có chứa đến 70% là đường, không có lợi cho người đang trong giai đoạn giảm cân.

>>> Xem thêm: Uống gì để giảm cân tại nhà? 17 Loại nước uống giảm cân

Lưu ý khi uống nước mía

Khi đã biết uống nước mía có tác dụng gì, bạn có thắc mắc khi uống loại nước này cần phải lưu ý gì không? Nếu có, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây nhé!

  • Cần mua nước mía ở nơi đảm bảo vệ sinh, nơi sử dụng máy ép 1 lần.
  • Không nên uống nước mía ép khi đã để quá 15 phút ở nhiệt độ phòng vì lúc này nó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột.
  • Không nên uống quá 2 ly nước mía 1 ngày.
Khi mua nước mía, bạn phải chọn lọc nơi bán đảm bảo vệ sinh

Khi mua nước mía, bạn phải chọn lọc nơi bán đảm bảo vệ sinh

Qua nội dung trên, Ocany đã cùng bạn tìm hiểu thông tin uống nước mía có tác dụng gì. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể biết cách uống nước mía sao cho phù hợp để đem lại những lợi ích cho cơ thể. Ocany chúc bạn luôn vui khỏe và có nhiều hạnh phúc trong cuộc sống.

Rate this post
Vì sao bạn nên uống nước Ocany hàng ngày?
  • Trung hòa axit trong dạ dày
  • Giảm lưu trữ mỡ
  • Trẻ hóa da
  • Tăng cường sức đề kháng
Các Bài viết liên quan

Điều Tuyệt Vời Ocany Dành Cho Bạn

AN TOÀN

An toàn tuyệt đối

Nước ion kiềm Ocany đáp ứng tất cả tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

SỨC KHỎE

TỐT CHO SỨC KHỎE

Bạn sẽ khỏe đẹp hơn với những công dụng tuyệt vời mà Ocany mang đến.

THỜI GIAN

TIẾT KIỆM THỜI GIAN

Bạn có thể mua nước ion kiềm Ocany nhanh chóng chỉ với một cú nhấp chuột.

TIỆN DỤNG

TIỆN DỤNG MỌI LÚC

Bạn dễ dàng mang Ocany theo bất cứ đâu và mở nắp uống bất cứ khi nào.

Ocany cho ngày dài năng lượng

Hoạt động thể thao

Ocany cung cấp nhiều vi khoáng thiết yếu qua đó giúp bạn duy trì các hoạt động thể chất bền lâu.

Pha chế thức uống

Cụm phân tử nước siêu nhỏ của Ocany chiết xuất tối đa các chất trong quá trình pha chế.

Sử dụng hàng ngày

Bổ sung nước Ocany hàng ngày giúp cơ thể bạn luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng.

Chế biến món ăn

Cảm nhận sự ngon lành khó cưỡng từ các món ăn khi được nấu cùng nước Ocany.

StoreLocation
Tìm cửa hàng gần bạn
chat
Liên hệ Ocany
Shopping cart

Sign in

No account yet?

Facebook Instagram linkedin TikTok
Start typing to see posts you are looking for.